Qua nghiên cứu đề tài cho thấy, công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Chợ Đồn vẫn còn những thiếu sót và bất cập trên một số khía cạnh của quản lý NSNN như sau:
a. Hạn chế về phân cấp ngân sách
Công tác phân cấp NS của huyện bước đầu đã đạt được một số thành tích, song vì là huyện miền núi nên công tác này vẫn còn nhiều bất cập về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi. Qua khảo sát 56 cán bộ có liên quan cho thấy: Có đến 21,43% ý kiến cho rằng tính phù hợp trong phân cấp nhiệm vụ chi NS và phân cấp quản lý KT-XH của huyện chưa tốt. Điều này được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4.9. Đánh giá của cán bộ về phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi NS trên địa bàn huyện Chợ Đồn giai đoạn ổn định ngân sách (n=56)
TT Nội dung
Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Khả năng thực hiện điều hòa của
NSX giữa nguồn thu và nhiệm vụ chi
33 58,93 17 30,36 6 10,71 2 Tỷ lệ % thụ hưởng của một số
nguồn thu giữa các cấp ngân sách 23 41,07 20 35,71 13 23,20 3 Tính phù hợp trong phân cấp
nhiệm vụ chi NS và phân cấp quản lý KT-XH
26 46,43 18 32,14 12 21,43 4 Khả năng đáp ứng của chi NS so
với yêu cầu thực tế 18 32,14 21 37,50 17 30,36 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
b. Hạn chế về định mức phân bổ NSNN
Đánh giá về định mức phân bổ NSNN trên các tiêu chí cho thấy: Có 17,86% ý kiến được hỏi cho rằng tính công khai, minh bạch trong phân bổ dự toán NSNN chưa tốt; 21,43% ý kiến đánh giá về khả năng đảm bảo tính chủ động, linh hoạt cho các xã trong xây dựng dự toán và quản lý NSNN là chưa tốt và có 26,79 % ý kiến cho rằng định mức phân bổ hàng năm so với thực tế yêu cầu của các xã còn chưa được tốt. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ về định mức phân bổ NS (n=56)
TT Nội dung
Tốt Đạt yêu cầu Chưa tốt
Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) 1 Tính công khai, minh
bạch trong phân bổ dự toán NS
29 51,79 17 30,36 10 17,86 2 Tính hiệu quả, hợp lý và
công bằng của các chỉ tiêu phân bổ dự toán NS
15 26,79 28 50,0 13 23,21
3 Khả năng đảm bảo tính chủ động, linh hoạt cho các đơn vị trong xây dựng dự đoán và quản lý NS
25 44,64 19 33,93 12 21,43
4 Định mức phân bổ hàng
năm so với yêu cầu 17 30,36 24 42,86 15 26,79 5 Tính tự chủ, tự quyết của
HĐND các cấp trong quản lý định mức phân bổ
30 53,57 21 37,50 6 10,71
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả Để tìm hiểu nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức, đề tài có khảo sát các cán bộ có liên quan đến quản lý NSNN cho thấy: 48,20% người được hỏi cho rằng định mức phân bổ thấp, định mức phân bổ chưa phù hợp là nguyên nhân chính và 44,64% nêu ý kiến nguyên
nhân là do người làm công tác phân bổ chưa nắm đầy đủ những quy định của định mức. Nguyên nhân khác chiếm 6,71%.
Bảng 4.11. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi chưa đúng với định mức (n=56)
TT Nguyên nhân Số ý kiến Tỷ lệ (%)
1 Do định mức phân bổ thấp, định mức phân bổ chưa
phù hợp 27 48,20
2 Do người làm công tác phân bổ chưa nắm đầy đủ
những quy định của định mức 25 44,64
3 Khác 4 7,14
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
c. Về công tác lập dự toán NSNN
Thứ nhất, dự toán các xã lập gửi cơ quan tài chính chưa sát với thực tế. Dự toán thu lập chưa hết các khoản thu, dự toán chi lập cao hơn so với định mức được giao.
Thứ hai, dự toán do UBND huyện giao cho các xã thường chậm hơn so với quy định. Do các kỳ họp HĐND xã thường diễn ra vào cuối năm ngân sách để có số liệu trình HĐND xã UBND xã trình HĐND xã phê chuẩn dự toán trước khi có quyết định của huyện giao, dẫn đến số dự toán của UBND các xã trình HĐND xã chưa sát với nhiệm vụ được giao, như số thu trợ cấp do ngân sách huyện bổ sung cao hơn số chính thức được giao. Do vậy Nghị quyết của HĐND xã về phê chuẩn dự toán thường bị chênh lệch so với số thẩm định dự toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch gửi Kho bạc Nhà nước.
Thứ ba, theo quy định dự toán của các xã lập trước khi gửi Kho bạc Nhà nước phải do phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm tra, trong quá trình thẩm định dự toán cho các xã còn bộc lộ tồn tại đó là các xã lập dự toán thu thường xuyên cao hơn so với số thu, tương ứng với số thu các xã lập dự toán chi thường xuyên; nếu quá trình kiểm soát chi không chặt chẽ Kho bạc Nhà nước cho thanh toán theo yêu cầu chi của xã, kết thúc năm thường bị xâm tiêu vào các nguồn để chi có tính chất đầu tư, nguồn trợ cấp dành để chi các sự nghiệp kinh tế như duy tu sửa chữa, sự nghiệp tài nguyên môi trường... Qua khảo sát cho thấy: Những người được hỏi cho rằng thời gian lập dự toán bị giới hạn (83,93% ý kiến); Năng lực của người được giao nhiệm vụ còn hạn chế (100% ý kiến).
Bảng 4.12. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời nguyên nhân của tình trạng lập dự toán chi chưa sát với thực tế (n=56)
TT Nguyên nhân Số ý
kiến
Tỷ lệ (%)
1 Thời gian lập dự toán bị giới hạn 47 83,93
2 Chưa căn cứ vào tình hình thực hiện của những năm liền kề và nhiệm vụ của năm kế hoạch
49 87,50 3 Năng lực của người được giao nhiệm vụ còn hạn chế 56 100,00 4 Chưa lường trước được những nhiệm vụ phát sinh trong năm 48 85,71
5 Khác 5 8,93
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
d. Về công tác quyết toán
Các hạn chế trong công tác quyết toán NS được thể hiện qua các sai sót cụ thể như: Báo cáo quyết toán chưa đầy đủ nội dung, biểu mẫu theo quy định; Số quyết toán theo mục lục ngân sách không khớp với quyết toán Kho bạc; Thuyết minh quyết toán chưa hợp lý; Thời gian nộp báo cáo chậm. Nhận xét trên được minh họa ở bảng 4.13.
Bảng 4.13. Tình hình vi phạm quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Chợ Đồn trong 3 năm 2014-2016 (n=56)
TT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số xã Tỷ lệ (%) Số xã Tỷ lệ (%) Số xã Tỷ lệ (%) 1 Báo cáo quyết toán
chưa đầy đủ nội dung, biểu mẫu theo quy định
2 9 1 4,5 0 0
2 Số quyết toán theo mục lục ngân sách không khớp với quyết toán Kho bạc
0 0 0 0 0 0
3 Thuyết minh quyết
toán chưa hợp lý 6 27,3 4 18 3 13,6
4 Thời gian nộp báo cáo
chậm 5 22 2 9 3 13.6
e. Công tác chấp hành thu NSNN
Qua kết quả khảo sát cho thấy công tác thu ngân sách các xã khá tốt, không có tình trạng coi nhẹ nguồn thu có tỷ trọng nhỏ như thu phí, lệ phí nên không có tình trạng bỏ sót nguồn thu. Măc dù vậy ở nội dung này tình trạng thiếu minh bạch trong huy động vốn đóng góp của dân vẫn còn. Ví dụ năm 2015 có 2 xã vi phạm nội dung này.
Bảng 4.14 Tình hình vi phạm thu ngân sách tại các xã huyện Chợ Đồn trong 3 năm 2014-2016
TT Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số xã Tỷ lệ (%) Số xã Tỷ lệ (%) Số xã Tỷ lệ (%) 1 Bỏ sót nguồn thu 0 0 0 0 0 0
2 Hạch toán sai nguồn thu 0 0 0 0 0 0
3 Thiếu minh bạch trong huy
động vốn đóng góp của dân 0 0 2 9 0 0
4 Điều chỉnh nguồn vốn theo
vãng lai 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
g. Công tác chấp hành chi NSNN
Điều hành chi NSNN của các đơn vị thụ hưởng NS chưa tuân thủ đúng nguyên tắc chế độ định mức chi. Chi cho quản lý hành chính thường tăng so với dự toán. Điều hành chi đầu tư XDCB còn yếu, kết thúc năm còn để kết dư ngân sách nhiều làm lãng phí. Nguyên nhân là do các xã chưa chủ động điều hành trong lĩnh vực XDCB, triển khai công trình chậm, hồ sơ quyết toán chưa hoàn thiện theo quy định dẫn đến không thanh toán được. Tình trạng công nợ trong xây dựng cơ bản còn nhiều nhất là các xã nội lực không có nguồn thu để đầu tư xây dựng. Đối với quản lý chi thường xuyên: Việc xây dựng thực hiện kế hoạch thu và cấp phát chi ngân sách theo từng mục, theo dự toán năm đã được thực hiện nghiêm túc. Nhưng việc xây dựng dự toán chi ở các đơn vị chưa được coi trọng, chưa bao quát hết nhiệm vụ chi, dẫn đến trong năm còn tình trạng điều chỉnh, bổ sung dự toán, gây khó khăn cho việc kiểm soát chi của KBNN và việc chủ động điều hành ngân sách của các cơ quan quản lý. Tình trạng lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách, vốn và tài sản của Nhà nước vẫn còn diễn ra: việc chấp hành tiêu chuẩn, định mức chi của một số đơn vị sử dụng NSNN còn chưa đúng
với chế độ quy định. Nhiều khoản chi được quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức nhưng các đơn vị sử dụng NSNN không chấp hành, tìm những sơ hở của văn bản quy định để "lách luật" như chi hội nghị, công tác phí, chi tiếp khách hay mua sắm tài sản...; nhiều khoản chi lãng phí chưa kiểm soát được như chi về xăng dầu, văn phòng phẩm...; việc quản lý tài sản còn thiếu chặt chẽ.
Nguyên nhân do: Do chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định chưa phù hợp; Do năng lực quản lý của chủ tài khoản, trình độ kế toán đơn vị sử dụng ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu; Do văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi các đơn vị chưa nắm bắt kịp; Do thiếu sự hướng dẫn của cơ quan quản lý về chuyên môn nghiệp vụ ; Do các xã triển khai công trình không căn cứ vào nguồn thu của xã, Nhà nước có các chương trình triển khai như chương trình xây dựng NTM yêu cầu xã có vốn đối ứng song ngân sách cấp trên hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu.
Bảng 4.15. Số lượng và tỷ lệ ý kiến trả lời về nguyên nhân của việc chấp hành chi NS chưa đúng quy định (n=56)
TT Nguyên nhân Số ý
kiến
Tỷ lệ (%) 1 Do chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định chưa phù hợp 44 78,57 2 Do năng lực quản lý của chủ tài khoản, trình độ kế toán
đơn vị sử dụng ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu 35 62,50
3 Do cấp chậm nguồn ngân sách 46 82,14
4 Do văn bản hướng dẫn thường xuyên thay đổi các đơn vị
chưa nắm bắt kịp 43 76,78
5 Do công tác kiểm tra, kiểm soát chưa chặt chẽ, chưa
thường xuyên 32 57,14
6 Công tác phối hợp giữa các phòng ban liên quan chưa chặt
chẽ, chưa thống nhất 35 62,50
7 Do thiếu sự hướng dẫn của cơ quan quản lý về chuyên môn nghiệp vụ
32 57,14
8 Khác 14 25,00
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả
* Về quyết toán ngân sách huyện
Qua đánh giá thực tế cho thấy nhìn chung công tác quyết toán ngân sách đúng quy định nhưng chưa đạt chất lượng cao. Các đơn vị, địa phương chưa chấp hành nghiêm chỉnh Pháp lệnh kế toán thống kê về chế độ chứng từ, nguyên tắc ghi sổ, hạch toán mục lục ngân sách Nhà nước. Cán bộ kế toán chưa độc lập về
chuyên môn nghiệp vụ theo chế độ kế toán, đôi khi là kiêm nhiệm; báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm gửi cơ quan tổng hợp còn chậm, chất lượng chưa cao, thuyết minh quyết toán đã tuân thủ các biểu mẫu nhưng còn sơ sài.