Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 53)

3.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

+ Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng báo cáo quyết toán hàng năm của huyện và của các đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Cấp Tên tài liệu Đơn vị cung cấp

Huyện Báo cáo quyết toán từ năm 2014 đến năm

2016 Phòng tài chính-KH

Huyện Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị sử dụng ngân sách

Các đơn vị, phòng ban của huyện

Huyện Báo cáo thu-chi từ KBNN Kho bạc Nhà nước huyện Xã, huyện Báo cáo quyết toán từ năm 2014 đến năm

2016 Ban tài chính các xã, huyện

Huyện Báo cáo thu từ năm 2014-2016 Chi cục thuế huyện + Dữ liệu sơ cấp

* Thu thập thông tin sơ cấp:

Để có được thông tin về quản lý ngân sách trên địa bàn huyện, chúng tôi tiến hành khảo sát các cán bộ có liên quan đến công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện Chợ Đồn.

Đối tượng khảo sát ở cấp xã và thị trấn là chủ tịch xã và cán bộ làm công tác Tài chính kế toán xã,thị trấn. Lượng mẫu khảo sát cấp xã và thị trấn gồm 44 người.

Ngoài cán bộ xã, đề tài còn khảo sát các cán bộ thuộc các đơn vị có liên quan đến công tác quản lý NSNN trên huyện như: UBND huyện, phòng Tài chính - Kế hoạch, chi cục thuế, kho bạc nhà nước huyện là 12 người. Tổng mẫu khảo sát là 56 người.

Nội dung tài liệu thu thập gồm, tình hình lập dự toán ngân sách (căn cứ, yêu cầu, nội dung, phương pháp lập, quy trình lập, biểu dự toán, bản thuyết minh dự toán), tình hình chấp hành dự toán ngân sách (lập dự toán năm gửi Phòng tài chính - Kế hoạch thẩm định việc tổ chức chấp hành thu, chi, kết quả chấp hành NS), tình hình kế toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm thông qua biên bản thẩm định quyết toán của Phòng Tài chính - Kế hoạch.

3.2.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

- Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.

- Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu, chi theo cấp quản lý (TW, tỉnh, huyện) và theo năm.

- Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính điện tử, phần mềm excel. 3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong nghiên cứu này gồm: - Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển để phân tích mức độ và biến động NSNN. Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu này;

- Phương pháp so sánh: Phương pháp phân tích này được dùng để so sánh mức độ hoàn thành kế hoạch, so sánh giữa thực tế với định mức của Nhà nước về các khoản thu - chi NSNN;

- Phân tích tài chính ngân sách: Dựa trên các cân đối về tài chính để đánh giá cơ cấu các khoản thu - chi NSNN trên địa bàn tỉnh.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện thu, chi NSNN: Danh mục các khoản thu; Số lượng và cơ cấu các khoản thu NSNN; Số khoản chi NSNN; Số lượng và cơ cấu

các khoản chi.

- Nhóm chỉ tiêu thực hiện quản lý thu, chi NSNN: % hoàn thành kế hoạch thu, chi NSNN; % thực hiện so với định mức Nhà nước về thu, chi NSNN; Số lượng và tỷ lệ chênh lệch giữa thu và chi NSNN.

- Nhóm tiêu chí đánh giá quản lý ngân sách Nhà nước: Mức độ thâm hụt ngân sách; Mức độ sai phạm trong quản lý ngân sách.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NSNN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ ĐỒN CHỢ ĐỒN

Quản lý NSNN huyện là quản lý toàn bộ các khoản thu, nhiệm vụ chi NSNN huyện hàng năm qua các khâu: Lập dự toán ngân sách huyện; Chấp hành dự toán NSNN huyện; Quyết toán NSNN huyện.

4.1.1. Thực trạng quản lý thu ngân sách Nhà nước của huyện Chợ Đồn 4.1.1.1. Công tác lập dự toán thu ngân sách huyện 4.1.1.1. Công tác lập dự toán thu ngân sách huyện

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan tham mưu trong công tác lập và phân bổ dự toán trên địa bàn huyện. Huyện Chợ Đồn thực hiện lập dự toán theo phương pháp truyền thống, lập hàng năm và theo quy trình từ dưới lên.

Trong những năm qua, dự toán thu được lập căn cứ những quy định phân cấp nguồn thu, tỷ lệ phần trăm phân chia các khoản thu, thực trạng thu ngân sách các năm trước, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội... do cơ quan có thẩm quyền thông báo; căn cứ Luật NSNN và các văn bản của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBND tỉnh nhằm thu đúng, đầy đủ các khoản thu. Tuy nhiên, chất lượng công tác thu chưa được đảm bảo dẫn đến công tác chấp hành dự toán thu chưa đạt hiệu quả cao. Dựa vào biểu số liệu 4.1, ta thấy dự toán tổng thu ngân sách hàng năm với tốc độ tăng bình quân 104,64% tuy nhiên nếu tính theo năm thì công tác lập dự toán năm 2016 có xu hướng bám sát thực tế hơn năm 2014 (năm 2015 giảm so với năm 2014 là 1,5% ; năm 2016 tăng so với năm 2015 là 10,8%).

Dự toán nguồn thu ngân sách huyện hưởng theo phân cấp chỉ chiếm chưa đến 30% tổng nguồn thu và có xu hướng tăng bình quân 129,7% là do tăng tiền thu lệ phí trước bạ, các loại thuế, tiền thuê đất.

Số dự toán tăng thu chủ yếu là thu bổ sung từ nguồn thu ngân sách của cấp trên và chiếm tới gần 80% nguồn thu ngân sách huyện với tốc độ dự toán tăng thu bình quân qua 3 năm là 96,6%, điều này chứng tỏ nguồn thu ngân sách huyện phụ thuộc rất lớn vào ngân sách cấp trên. Mặt khác, ta nhận thấy trong thu bổ sung từ ngân sách cấp trên thì thu bổ sung cho mục tiêu tăng tới 115,1 % qua 3 năm là do dự toán nguồn thu từ việc sử dụng đất và đấu giá đất tạo vốn của thị trấn Bằng Lũng.

Qua việc phân tích trên cho thấy về cơ bản huyện Chợ Đồn lập dự toán thu theo đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan; tuy nhiên việc lập dự toán thu còn hạn chế đó là chưa tính toán được hết khả năng thu ngân sách thực tế của một số khoản trên địa bàn huyện, thể hiện có những chỉ tiêu thực hiện đạt gần 200% so với dự toán và có những chỉ tiêu đạt thấp chỉ bằng 110,46% dự toán giao.

Do vậy cần xem xét các căn cứ khi lập dự toán thu ngân sách cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ phân tích các chỉ tiêu, cơ sở tính toán để lập dự toán thu NSNN hàng năm.

Bảng 4.1. Tình hình lập dự toán thu NSNN thời kỳ 2014-2016

TT NỘI DUNG THU

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

Dự toán (tr.đ) Cơ cấu (%) Dự toán (tr.đ) Cơ cấu (%) Dự toán (tr.đ) Cơ cấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân 3 năm

THU NGÂN SÁCH HUYỆN ĐƯỢC CÂN

ĐỐI THU CHI 264.702 100,0 260.765 100,0 288.837 100,00 98.5 110.77 104.64 I Thu NS hưởng theo phân cấp 58.938 22.2 65.479 25.11 97.092 33.6 111.1 148.3 129.7 II Bổ sung từ NST 205.764 77.8 195.286 74.89 191.745 66.4 94.9 98.3 96.6 1 Bổ sung cân đối 182.201 88.5 112.939 57.8 137.754 71.8 62 122 92 2 Bổ sung mục tiêu 23.563 11.5 82.347 42.2 53.991 28.2 164,60 65.6 115.1 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Chợ Đồn (2014-2016)

4.1.1.2. Thực hiện thu ngân sách Nhà nước

Hàng năm, huyện Chợ Đồn tổ chức chấp hành dự toán ngân sách Nhà nước theo đúng quy định của Luật NSNN, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, các văn bản cụ thể hoá của UBND tỉnh Bắc Kạn. Công tác quản lý điều hành ngân sách đã bám sát dự toán được Hội đồng nhân dân huyện phê duyệt.

* Thực hiện thu NSNN trên địa bàn huyện

Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi cục Thuế, Phòng Tài chính-Kế hoạch, các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm.

Căn cứ số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng hàng tháng, hàng quý về tiến độ thực hiện dự toán thu trong năm, chủ tịch UBND huyện có giải pháp đôn đốc các cơ quan thu hoàn thành đạt và vượt dự toán thu ngân sách hàng năm. Tại huyện Chợ Đồn, các cấp chính quyền địa phương và cơ quan thuế đã chú trọng đến việc mở các kênh thông tin đến các đối tượng và doanh nghiệp, tổ chức uỷ nhiệm thu đối với các khoản thu tại xã, hạn chế thất thu ngân sách trên địa bàn huyện.

Chi cục Thuế huyện căn cứ quyết định giao dự toán thu của UBND huyện hàng năm, lập kế hoạch, sổ bộ thu giao cán bộ thu để đôn đốc thực hiện thu nộp KBNN trong từng tháng, quý. Chi cục Thuế huyện chỉ đạo các bộ phận chuyên môn thường xuyên có sự phối hợp với các đội quản lý thu để kiểm tra các trường hợp nghỉ, bỏ kinh doanh, làm thủ tục đóng mã số thuế theo quy định; công tác đăng ký thuế và cấp mã số thuế được thực hiện kịp thời theo quy trình quản lý; tuyên truyền, phổ biến ứng dụng công nghệ thông tin trong việc sử dụng phần mềm hỗ trợ công tác kê khai thuế, hướng dẫn người nộp thuế chuẩn bị các điều kiện để thực hiện kê khai thuế điện tử; tổ chức kiểm tra hồ sơ kê khai thuế tại bàn hàng tháng và tổ chức kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo kế hoạch. Đồng thời tăng cường đôn đốc và phối hợp các cơ quan, ban ngành thực hiện các biện pháp thu nợ thuế như: thông báo nợ thuế; nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để đề xuất biện pháp cụ thể, phù hợp với từng đối tượng nợ thuế hay cưỡng chế thu nợ.

UBND các xã, thị trấn căn cứ Nghị quyết HĐND cấp xã giao dự toán thu để ban hành quyết định giao nhiệm vụ thu NSNN và tổ chức thực hiện thu tại xã, thị trấn.

Tại các đơn vị thu các khoản thu quản lý chi qua NSNN: ghi thu ghi chi vào NSNN. Đây là các khoản thu phí, lệ phí, thu khác của NSNN mà các đơn vị được để lại chi một phần theo tỷ lệ quy định. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán, đơn vị tập hợp theo mục lục ngân sách làm đề nghị gửi cơ quan tài chính ghi thu ghi chi vào ngân sách.

Đối với KBNN huyện, đây là nhiệm vụ trọng tâm, tất cả các khoản thu phải được nộp vào NSNN qua tài khoản tiền gửi hợp pháp khác tại KBNN và phải được kho bạc kiểm soát nguồn thu, hướng dẫn đơn vị, địa phương hạch toán đúng theo mục lục ngân sách nhằm phản ánh trung thực nguồn thu tại địa phương, đơn vị đó. Cuối mỗi tháng KBNN cung cấp số liệu báo cáo thu gửi Chi cục Thuế và Phòng Tài chính - Kế hoạch. Phòng Tài chính - Kế hoạch tổng hợp, phân tích báo cáo thu NSNN hàng tháng gửi UBND huyện, Sở Tài chính; đồng thời hàng quý có nhiệm vụ trình UBND huyện kết quả thực hiện thu NSNN quý này, kế hoạch thu NSNN quý sau để báo cáo Thường trực Huyện ủy, thường trực HĐND huyện biết, có hướng chỉ đạo nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm đạt và vượt dự toán giao.

Qua bảng 4.2 cho thấy những năm qua, huyện Chợ Đồn thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh chung của kinh tế khu vực và thế giới vẫn đang trong quá trình phục hồi chậm, kinh tế trong nước có nhiều mặt chuyển biến tích cực, tình hình lạm phát cơ bản được kiềm chế song kinh tế vĩ mô vẫn chưa ổn định, còn những phát sinh ngoài dự báo. Xong với sự đồng thuận và quyết tâm cao của cán bộ, nhân dân trong huyện, sự lãnh, chỉ đạo sát sao của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các sở, ban ngành tỉnh, kinh tế huyện Chợ Đồn vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu giá trị kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thu NSNN trên địa bàn huyện liên tục tăng, đặc biệt trong những năm gần đây. Thu NSĐP không những đáp ứng được những nhiệm vụ chi thiết yếu cho bộ máy quản lý Nhà nước, chi sự nghiệp kinh tế, chi cho giáo dục đào tạo, an ninh quốc phòng, bổ sung cân đối ngân sách xã mà còn dành một phần cho nhu cầu chi đầu tư phát triển.

Thu ngân sách của huyện Chợ Đồn tăng dần qua các năm, từ 340.951 triệu đồng đến 452.895 triệu đồng. Tổng số thu năm 2015 tăng so với 2014 là 25.505 triệu đồng (bằng 107,48% so với năm 2014), năm 2016 tăng so với 2015 là 86.439 triệu đồng (bằng 123,59% so với năm 2015); như vậy về số tuyệt đối thì tăng nhưng về tỷ lệ phần trăm thì có xu hướng giảm đi mặc dù tốc độ tăng bình quân qua 3 năm vẫn tăng là 115,54% có sự tăng thu nhưng không ổn định như vậy là do nguồn thu năm 2016 so với năm 2015 về tỷ lệ tăng giảm như vậy có thể nói nguồn thu chung của huyện dù có tăng nhưng không ổn định qua các năm xét nguyên nhân là do năm 2015 huyện thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP nhằm kìm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và một vài nguyên nhân khác chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn sau đây.

Bảng 4.2. Tình hình tổng thu NSNN huyện Chợ Đồn qua các năm 2014 – 2016

STT NỘI DUNG THU

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%)

Thực hiện (Tr.đ) Cơ cấu (%) Thực hiện (Tr.đ) Cơ cấu (%) Thực hiện (Tr.đ) Cơ cấu(%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Bình quân 3 năm

THU NGÂN SÁCH HUYỆN 340.951 100,00 366.456 100,00 452.895 100,00 107,48 123,59 115,54 I Thu NSH hưởng theo

phân cấp 72.114 21,5 60.497 16,5 92.772 20,48 83,89 161,61 122,75 1 Các khoản thu NS huyện

hưởng 100% 23.949 32,58 44.613 73,7 26.290 28,34 186,28 58,92 122,6 2 Các khoản thu NSH

hưởng theo tỷ lệ% 48.620 67,42 15.884 26,3 66.482 71,66 32.67 418,54 225,61 II Bổ sung từ NST 201.779 59,18 235.184 64,2 322.236 71,15 116,56 137,01 126,79 1 Bổ sung cân đối 104.402 51,74 182.201 77,5 111.437 34,58 174,52 61,16 117,84 2 Bổ sung mục tiêu 97.377 48,26 52.983 22,5 210.799 65,42 54,4 397,86 226,13 III Thu chuyển nguồn 23,838 6,99 52.385 14,2 3.202 0,71 219,75 6,11 112,93 IV Thu kết dư 5.614 1,65 17.645 4,8 16.918 3,74 314,30 95,89 160,57

V Thu để lại chi QL qua

NSNN 37.128 10,89 0.745 0,3 17.767 3,92 200,66 47,85 205,09 VI Thu hồi các khoản chi

năm trước 478 0,14 0 0 0 0,00 0,00 0,00 0,00 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Chợ Đồn (2014-2016)

Nguồn thu lớn nhất trong tổng nguồn thu ngân sách huyện là thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu. Những năm qua cơ cấu nguồn thu cũng có nhiều thay đổi, nguồn thu ngân sách huyện chủ yếu từ thu bổ sung từ ngân sách cấp trên (chiếm tỷ trọng từ 59,18% năm 2014-71,15% năm 2016) huyện Chợ Đồn là huyện có nguồn thu thấp, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu, nhất là thu bổ sung cân đối. Như vậy nguồn thu ngân sách của huyện thiếu tính bền vững và có sự phụ thuộc lớn vào ngân sách cấp trên. Thu bổ sung từ ngân sách của cấp trên năm sau tăng so với năm trước. Cụ thể: Năm 2015 tăng so với năm 2014 là 33.405 triệu đồng, bằng 116,56%; Năm 2016 tăng so với 2015 là 89.052 triệu đồng, bằng 137,01% so với năm 2015; tốc độ tăng thu bình quân trong 3 năm lên tới hơn 126,79%; Có sự tăng thu này là do tăng thu bổ sung từ ngân sách cấp trên cho các chương trình mục tiêu ngoài dự toán do nguồn thu tiền tỉnh cấp từ đất dịch vụ, đất đấu giá khu chợ thị trấn Bằng Lũng.

Nguồn thu lớn thứ hai trong tổng thu ngân sách huyện Chợ Đồn là thu hưởng theo phân cấp (chiếm tỷ trọng thu hơn 20%). Đây là nguồn thu chủ yếu từ thuế, phí lệ phí và các khoản thu khác. Trong năm qua mặc dù nguồn thu hưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện chợ đồn, tỉnh bắc kạn (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)