Kinh nghiệm quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 43)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn về quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý NSNN ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Nhật Bản

Chính phủ Nhật Bản quản lý NSNN áp dụng cơ chế phân cấp ngân sách linh hoạt để điều hòa nguồn lực giữa các cấp ngân sách được công bằng; phân định rõ các nguồn thu và nhiệm vụ chi rất cụ thể cho từng cấp ngân sách. Bộ máy chính quyền Nhà nước ở Nhật Bản chia thành: cấp trung ương và cấp địa phương . Cấp địa phương bao gồm cấp tỉnh, cấp thành phố, thị xã và cấp xã.

Quản lý chi NSNN chú trọng đến hiệu quả của chi ngân sách, có tác động gì đến việc khai thác nguồn thu và kích thích các đơn vị thụ hưởng ngân sách chi tiêu tiết kiệm , hiệu quả, đảm bảo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị.

Nhật Bản chuyển từ hệ thống phê chuẩn sang hệ thống tư vấn ; thông qua hệ thống này, chính quyền địa phương đó có thể thực hiện vay nợ mà không cần có sự chấp thuận của Hội đồng địa phương.

2.2.1.2. Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, từ năm 1961, Luật Quản lý tài chính đã có những quy định để điều chỉnh vấn đề này. Đến nay, Luật Quản lý tài chính của Hàn Quốc đã được sửa đổi, bổ sung 25 lần nhằm cụ thể hoá hơn các quy định, đảm bảo tỉnh công khai, minh bạch, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.

Các văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính Hàn

Quốc đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng. Các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật Quản lý ngân sách và Các khoản trợ cấp, đồng thời được Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự toán cho cơ quan, đơn vị mình. Bộ Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Đối với việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan,

đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về kinh tế - xã hội và những tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác có liên quan để có căn cứ bố trí kinh phí thực hiện. Việc giám sát thực hiện được chú trọng đến công tác giải ngân để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra. Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả. Theo kinh nghiệm của Hàn Quốc thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí kinh phí NSNN.

Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.

2.2.1.3. Quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra và kinh nghiệm của Singapore Quản lý, kiểm soát NS theo kết quả đầu ra là một phương thức quản lý chi tiêu công mới dựa trên sự vận dụng và phát triển khái niệm “quản lý theo kết quả” từ khu vực tư sang khu vực công với tư cách làm một mô hình quản lý nguồn nhân lực mới, chuyển dịch trọng tâm từ mô hình quản lý theo “mệnh lệnh và kiểm soát” sang mô hình quản lý “thúc đẩy và hổ trợ”. Sự thay đổi này đồng hành với sự ghi nhận về vai trò quan trọng của các kết quả hoạt động của cá nhân và tổ chức đối với nhiệm vụ chiến lược dài hạn và chủ đạo của tổ chức Nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ công cho công chúng.

Hay nói cách khác KSC NSNN theo kết quả đầu ra là việc Nhà nước bỏ ra một khoản tiền nhất định để mua của một Bộ, ngành hoặc một đơn vị nào đó cung ứng cho xã hội về các dịch vụ công như các dịch vụ về cấp giấy phép, y tế, giáo dục, cung cấp nước sạch,… theo số lượng, chất lượng, thời gian và địa điểm cung cấp,… đã được ấn định trước. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Quốc hội về việc sử dụng khoản NS đó theo kết quả cam kết ban đầu. Nhà nước không can thiệp sâu vào việc sử dụng khoản NS đó như thế nào, việc đó giao toàn quyền cho Thủ trưởng các đơn vị quyết định. Nhà nước chỉ quan tâm đến hiệu quả, đến kết quả chương trình đó đem lại như thế nào từ nguồn NS.

Đây là một phương thức cấp phát NSNN tiên tiến, theo đó, Nhà nước không can thiệp vào việc sử dụng các khoản kinh phí NSNN đã cấp cho các cơ quan đơn vị, mà chỉ quan tâm đến hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí đó, tức là chỉ quan tâm đến kết quả đầu ra của các chương trình, mục tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Nguyên lý cơ bản của lập NS theo kết quả đầu ra ở Singapore là đòi hỏi các nhà quản lý khu vực công có trách nhiệm hơn đối với công việc được giao, đồng thời tạo điều kiện cho họ có thêm quyền tự chủ trong quản lý để đạt được mục tiêu đã đặt ra. Với việc thực hiện lập kế hoạch NS theo kết quả đầu ra, các Bộ, ngành sẽ được quản lý theo mô hình TCTC. Các cơ quan thực hiện TCTC là các

cơ quan Nhà nước có kết quả đầu ra và mục tiêu hoạt động đã được xác định rõ, những cơ quan này được linh hoạt trong quản lý để có thể cung cấp dịch vụ một cách có hiệu quả hơn. Một cơ quan, đơn vị được xem là tự chủ về tài chính khi có đầy đủ 4 yếu tố cơ bản làm cơ sở cho việc lập NS theo kết quả đầu ra như sau: Xác định được trước mục tiêu công việc và sản phẩm đầu ra: Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị sẽ được làm rõ hơn vì hàng năm họ phải xác định trước đầu ra và đặt mục tiêu công việc trình lên Bộ trưởng để được phân bổ NS theo hình thức “bỏ phiếu” trước đây, NS được phân bổ trên cơ sở điều chỉnh tăng dự toán theo một tỷ lệ nhất định so với dự toán thực hiện năm trước. Việc điều chỉnh này sẽ bù đắp cho sự gia tăng về chi phí đầu vào như tăng giá.

Hệ thống phân bổ NS trước đây ở Singapore chủ yếu dựa trên yếu tố đầu vào, gắn với các nội dung chi cụ thể. Các Bộ, ngành chỉ cần lập NS theo số lượng đầu vào cần cho hoạt động của mình mà không liên kết giữa đầu vào và đầu ra.

Hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra hiện nay đòi hỏi Chính phủ trở thành người mua dịch vụ thay mặt cho những người nộp thuế. Chính phủ xem các Bộ, ngành như là những người cung cấp dịch vụ và phân bổ NS cho các Bộ, ngành theo mức độ công việc hoàn thành. Như vậy, các Bộ, ngành sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình.

Có cơ chế khuyến khích việc hoàn thành mục tiêu đề ra: Theo cơ chế điều hành NS hiện hành, nguồn vốn NS cấp nếu cuối năm không sử dụng hết thì phải hoàn trả NS. Do đó, các Bộ, ngành có xu hướng cố gắng sử dụng hết nguồn NS thừa trước khi kết thúc năm tài khoá. Để khuyến khích hoạt động có hiệu quả hơn, các cơ quan thực hiện đạt và vượt mục tiêu ban đầu đề ra sẽ được phép giữ lại phần NS còn thừa.

Áp dụng cơ chế quản lý linh hoạt: Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sẽ được trao quyền chủ động và linh hoạt tối đa đối với các vấn đề có liên quan đến tổ chức, nhân sự và tài chính trong phạm vi NS được duyệt.

Trong quá trình lập NS theo kết quả đầu ra ở Singapore, việc xác định kế hoạch đầu ra là một công đoạn quan trọng nhất. Kế hoạch đầu ra là một công cụ tổng hợp đối với tất cả các cơ quan tự chủ, là cơ sở cho việc thực hiện lập NS theo kết quả đầu ra. Trước hết, kế hoạch đầu ra với vai trò là một công cụ giám sát, bao gồm một danh mục các mục tiêu hoạt động và đầu ra hoàn chỉnh trong đó cơ quan tự chủ sẽ có nhiệm vụ phải mang lại những kết quả tương xứng với

nguồn lực được phân bổ. Việc tăng cường trách nhiệm này được thực hiện đồng thời với việc tăng cường quyền quản lý. Kế hoạch đầu ra cần được soạn thảo phù hợp với kế hoạch NS hàng năm và trong chừng mực có thể, việc phân bổ NS cần gắn liền với mức sản lượng đầu ra. Kế hoạch đầu ra cũng chính là một công cụ để đánh giá hoạt động của đơn vị nhằm khuyến khích đạt mục tiêu đã đặt ra.

Ở Singapore, sử dụng 5 chỉ số để đánh giá kết quả hoạt động của một đơn vị, TCTC áp dụng theo kết quả đầu ra: kết quả tài chính; số lượng sản phẩm đầu ra; chất lượng dịch vụ; hiệu quả hoạt động và kết quả hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)