ĐVT : Triệu đồng
TT Nội dung Năm
2013 Cơ cấu(%) Năm 2014 Cơ cấu (%) Năm 2015 Cơ cấu (%) Tốc độ phát triển 2014/2013 2015/2014 2015/2013 TỔNG CHI 172.128 100,00 220.324 100,00 287.364 100,00 128,00 130,43 129,21
1 Chi đầu tư phát triển 20.000 11,62 30.020 13,63 59.222 20,61 150,10 197,28 172,08 2 Chi thường xuyên 135.389 78,66 170.588 77,43 183.540 63,87 126,00 107,59 116,43 3 Chi bổ sung NS cấp dưới 12.389 7,20 7.101 3,22 30.052 10,46 57,32 423,21 155,75 4 Chi quản lý qua ngân sách 4.350 2,53 12.615 5,73 14.550 5,06 290,00 115,34 182,89
5 Kết dư ngân sách xã 0,00 0,00 0,00 0 0 0,00
Nhìn chung công tác lập dự toán chi ngân sách trong những năm vừa qua của huyện Vĩnh Tường đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan về quy trình và thời gian lập dự toán. Tổng dự toán chi tăng qua các năm, năm 2014 bằng 128,0% so với năm 2013, năm 2015 bằng 130,43% so với năm 2014, tốc độ tăng bình quân 3 năm là 129,21%. Có thể thấy dự toán chi các năm tăng đồng đều, số tăng chủ yếu từ chi quản lý qua ngân sách và chi đầu tư phát triển.
Tuy nhiên trong khi xây dựng dự toán, các đơn vị dự toán cấp huyện và UBND các xã, thị trấn chưa tính toán đầy đủ các nội dung chi trong năm. Chính vì vậy số liệu xây dựng dự toán thường khó thực hiện được trong năm. Hơn nữa theo quy định thời gian lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị dự toán, UBND các xã, thị trấn được thực hiện vào tháng 6 hàng năm; vì vậy một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa hình dung rõ các nhiệm vụ chi cho năm sau, nhất là những nhiệm vụ phải triển khai theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung của Chính phủ và các ngành cấp trên được ban hành sau thời gian lập dự toán, dẫn đến công tác lập dự toán chưa xác thực, trong năm thực hiện thường phá vỡ dự toán giao.
a/ Đối với dự toán chi đầu tư XDCB
Ngân sách cấp huyện căn cứ vào nguồn vốn XDCB tập trung được UBND tỉnh giao, nguồn đấu giá giá trị quyền sử dụng đất được điều tiết lại theo tỷ lệ % cho ngân sách huyện, nguồn thu từ xổ số kiến thiết, nguồn thu đóng góp xây dựng, nguồn vốn hợp pháp khác và căn cứ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, khối lượng dự kiến sẽ hoàn thành, lượng vốn đã thanh toán, những dự án mang tính chất cấp bách để phục vụ phòng chống lụt bão, phát triển sản xuất, UBND huyện lập dự toán chi tiết tới từng dự án, từng công trình và phân bổ theo quan điểm: ưu tiên nguồn vốn để chi trả nợ đối với những công trình xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán, những công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng và bố trí vốn cho cáccông trình chuyển tiếp và khởi công mới. Đối với dự toán chi đầu tư XDCB cấp xã UBND huyện ban hành quyết định giao tổng dự toán chi đầu tư XDCB, UBND các xã, thị trấn trình HĐND xã phân bổ chi tiết cho từng công trình.
Đối với phân cấp quản lý chi xây dựng cơ bản cấp xã (Do UBND xã quản lý), được tỉnh phân cấp quản lý chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh
phí từ NSX, nguồn tiền này được dành cho xây dựng và cải tạo các công trình
Đối với phân cấp quản lý chi XDCB cấp huyện: cấp huyện được phân cấp quản lý chi đối với các công trình sử dụng nguồn kinh phí ngân sách có giá trị từ 8 tỷ đồng trở xuống.
Là một huyện nông nghiệp nên hệ thống thủy lợi cũng được huyện quan tâm đầu tư để phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp với nhiều công trình như xây dựng hệ thống kênh mương, nạo vét các tuyến kênh trục… Các dự án này được chia ra các giai đoạn để thực hiện phù hợp với nguồn vốn được bố trí hàng năm. Hệ thống thủy lợi được xây dựng ngày càng kiên cố đã góp phần chủ động trong công tác tưới tiêu, tăng năng suất lao động, hiệu quả kinh tế.
Giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế trong những năm qua cũng được quan tâm đúng mức tạo điều kiện đầu tư tăng cường cơ sở vật chất để xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục; xây dựng Trung tâm dạy nghề huyện để có cơ sở đào tạo nghề cho nông dân giúp họ nâng cao kỹ năng lao động, học thêm các nghề phụ như thêu ren, đan hàng cói xuất khẩu, may công nghiệp… nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân trong những lúc nông nhàn và xây dựng các trạm y tế để phục vụ công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân.
Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong công tác lập, phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB còn biểu hiện những bất cập như: Chất lượng lập dự toán của các chủ đầu tư chưa đạt yêu cầu, do công tác khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện công tác đầu tư, khối lượng dự kiến thực hiện đến thời điểm lập dự toán chưa sát với thực tế nên trong năm còn phải bổ sung, điều chỉnh dự toán, bổ sung danh mục công trình dẫn đến chưa chủ động được trong quá trình điều hành chi đầu tư XDCB.
Cơ cấu chi đầu tư giữa các ngành, các lĩnh vực chưa hợp lý. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên ngân sách huyện mới ưu tiên chủ yếu phân bồ vốn
lĩnh vực là giáo dục còn các lĩnh vựckhác như đầu tư cho các công trình về phát
triển văn hoá, thể thao, nghiên cứu khoa học, kiến thiết thị chính, quản lý nhà nước, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản, thực phẩm… chưa đáp ứng được với yêu cầu đặt ra.
Việc phân bổ dự toán vốn đầu tư XDCB cho các công trình còn dàn trải, chưa mang tính trọng tâm trọng điểm. Hàng năm, do nguồn ngân sách còn khó khăn nên chưa bố trí được kế hoạch vốn để chi trả dứt điểm nợ XDCB cho các công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng đã được phê duyệt quyết toán mà mới phân bổ theo tỷ lệ % nguồn vốn trên khối lượng XDCB hoàn thành cho
từng công trình, do vậy công nợ kéo dài có công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng 5 năm chưa được thanh toán hết vốn.
Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên.
Cơ cấu đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực còn bất cập, chưa bám sát với nhu cầu thực tế. Thật vậy, trong lĩnh vực kinh tế ngân sách huyện chủ yếu tập trung cho hệ thống giao thông và phát triển nông nghiệp mà phần lớn là đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi (chiếm gần 80% vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi). Việc đầu tư xây dựng những nhà máy sản xuất công nghiệp, những công trình phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa được quan tâm. Chủ yếu UBND huyện cho các đơn vị tư nhân thuê đất đầu tư xây dựng các xưởng sản xuất, các trang trại mô hình kinh tế, phòng khám đa khoa tư nhân với quy mô nhỏ… Chưa thật sự có sự đầu tư một cách thoả đáng đối với những xã nghèo, những xã có điều kiện kinh tế khó khăn trên địa bàn huyện. Nhìn chung việc phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Vĩnh Tường chưa thật sự bám sát mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, xoá đói giảm nghèo, đôi khi việc phân bổ vốn còn mang tính chất mang mún, cục bộ.
b/ Đối với lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên
Căn cứ nhiệm vụ chi thường xuyên được HĐND tỉnh phân cấp, nguồn kinh phí được ngân sách tỉnh giao, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và định mức phân bổ chi ngân sách quyết định số: 2420/2006/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2006 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc quy định định mức phân bổ ngân sách năm 2007 (Năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách 2007-2010) và Nghị quyết số 22/2010/NQ-HĐND ngày 24/12/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2013(năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2013-2015) quy định định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho từng cấp ngân sách trong đó có quy định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho ngân sách cấp huyện và
ngân sách cấp xã theo từng nhiệm vụ chi. Định mức phân bổ dự toán chi quản lý
hành chính, Đảng, nhà nước, Đoàn thể trên cơ sở đảm bảo tiền lương, phụ cấp, các khoản đóng góp theo lương theo mức lương tối thiểu chung 730.000 đồng (hàng năm thay đổi theo khung mới nếu có), còn đối với định mức chi nghiệp vụ
và hoạt động thường xuyên phân bổ theo tổng biên chế kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền giao và bằng 13.500.000 đồng/ biên chế/ năm đối với ngân sách cấp huyện, 8.500.000 đồng/ biên chế/ năm đối với ngân sách cấp xã. Đối với định mức chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề phân bổ theo tiêu chí dân số với các định mức ứng với vùng đồng bằng, đô thị, núi thấp, núi cao. Trên cơ sở định mức trên, nếu tỷ lệ chi giảng dạy và học tập (không kể lương và có tính chất lương) nhỏ hơn 11% so với tổng chi sự nghiệp giáo dục sẽ được bổ sung đủ 11%; bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) tối đa 89%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương tối thiểu 11%. Đối với định mức chi sự nghiệp văn hoá thông tin, sự nghiệp phát thanh truyền hình, sự nghiệp đảm bảo xã hội, định mức chi cho quốc phòng an ninh, sự nghiệp y tế phân bổ theo tiêu chí dân số theo vùng đô thị, đồng bằng, núi thấp, núi cao. Đối với định mức chi cho sự nghiệp kinh tế bằng 3,5% tổng chi xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách. Đối với định mức chi khác ngân sách phân bổ theo tỷ trọng 0,4% tổng các khoản chi thường xuyên đã tính theo định mức phân bổ dự toán chi ngân sách. Đối với định mức chi dự phòng tính chung bằng 2,5% tổng chi ân đối chi thường xuyên ngân sách. Trong định mức phân bổ có tính đến các đơn vị có dân số thấp để đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phòng Tài chính - kế hoạch huyện theo chức năng nhiệm vụ được quy định tại Luật ngân sách cấp huyện thực hiện lập dự toán chi ngân sách nhà nước cấp huyện, cấp xã để UBND huyện trình HĐND huyện phê chuẩn và thực hiện chức năng quản lý ngân sách cấp huyện đối với cấp xã là kiểm tra dự toán ngân sách xã khi đã được HĐND xã phê duyệt theo các quy định của nhà nước, nếu phát hiện dự toán ngân xã lập, phân bổ chưa đúng với quy định thì yêu cầu HĐND cấp xã điều chỉnh.
Nhìn chung công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên cơ bản thực hiện theo đúng quy trình, bám sát dự toán UBND tỉnh, đảm bảo thời gian quy định của Luật Ngân sách cấp huyện, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán. Dự toán chi đã phân bổ chi tiết đến từng lĩnh vực, từng đơn vị sử dụng ngõn sỏch và chi tiết theo chương, loại, khoản, mục của mục lục ngân sách cấp huyện, tạo điều kiện cho các đơn vị, UBND các xã, thị trấn chủ động, kịp thời triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao ngay từ đầu năm, tạo cơ sở thuận lợi cho việc chấp hành, kiểm soát chi, kế toán và quyết toán ngân sách hàng năm.
Công tác lập dự toán hiện nay đã được UBND huyện quan tâm chỉ đạo, trên cơ sở bám sát tình hình thực tế, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, dân chủ, công khai, công bằng và đảm bảo chế độ, định mức, tiêu chuẩn. Dự toán chi ngân sách được UBND huyện thảo luận công khai với các ngành các đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn trước khi trình hội đồng nhân dân huyện xem xét phê chuẩn. Số tăng hay giảm chi so với năm trước, so với định mức được ngành chuyên môn thuyết minh, giải trình rõ ràng. Đối với những khoản chi mang tính đặc thù nằm ngoài định mức phân bổ đều có dự toán chi tiết của từng đơn vị, thuyết minh chi tiết cơ sở lập dự toán và kèm theo các tài liệu chứng minh.
Bên cạnh những mặt ưu điểm, trong công tác lập, phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cấp huyện còn biểu hiện những bất cập và hạn chế:
Đối với quản lý chi cấp xã theo phân cấp: Ngân sách xã là một cấp ngân
sách trong hệ thống ngân sách cấp huyện, ngân sách huyện giao dự toán cho ngân sách xã theo tổng số kinh phí được hưởng trên cơ sở của định mức phân bổ ngân sách cho các nhiệm vụ chi, do vậy UBND xã trực tiếp lập dự toán, trình HĐND xã phê duyệt. Trong quá trình lập và phân bổ chi ngân sách xã còn một số nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã đã i) Lập và phân bổ thấp hơn dự toán cấp trên giao theo
quy định của nhà nước như dự phòng, sự nghiệp giáo dục đào tạo. ii) Một số xã
khi phân bổ ngân sách chưa giao chỉ tiêu tiết kiệm 10% để cải cách tiền lương iv)
Một số xã lập dự toán chi đầu tư XDCB chưa nghiêm, chưa phân bổ hết nguồn vốn đầu tư cho các công trình mà sử dụng nguồn đầu tư để phân bổ cho chi thường xuyên dẫn đến mất cân đối về nguồn ngay từ khi lập dự toán gây khó khăn cho trong việc chấp hành chi ngân sách, nếu trong năm không có tăng thu sẽ dẫn đến nợ lương, các khoản như lương.
Đối với quản lý chi cấp huyện theo phân cấp: Trong quá trình lập và phân
bổ dự toán chi thường xuyên, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương huyện đã thực hiện phân bổ dự toán đối với một số nhiệm vụ chi khác so với định mức của HĐND tỉnh quy định. Cụ thể:
Đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề do biên chế sự nghiệp UBND tỉnh giao là đủ, không thiếu biên chế nhưng thực tế các trường trong huyện có trường thừa, trường thiếu. UBND huyện trình HĐND huyện phân bổ theo tiêu chí: Đảm bảo đủ kinh phí thanh toán tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, trong khi chờ luân chuyển giáo viên từ trường thừa đến trường
thiếu, số trường có giáo viên thừa được cấp đủ lương và các khoản đóng góp, không cấp kinh phí chi chuyên môn nghiệp vụ. Đối với chi phục vụ nhiệm vụ chuyên môn phân bổ theo số học sinh của từng trường có tính hệ số để đảm bảo cho các trường ít học sinh trong khi các nội dung công việc chuyên môn vẫn phải thực hiện như các trường nhiều học sinh để trường hoàn thành nhiệm vụ được giao trên tổng số kinh phí còn lại sau khi đã phân bổ kinh phí chi lương và các khoản như lương, cụ thể:
-Trường có dưới 200 học sinh: hệ số 1,7;
-Trường có từ 200 học sinh đến 300 học sinh; hệ số 1,5;
-Trường có từ trên 300 học sinh đến 400 học sinh: hệ số 1,2;
-Trường có từ trên 400 học sinh; hệ số 1,0.
Phân bổ ngân sách cho giáo dục - đào tạo chưa hợp lý: Hiện nay, định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục được căn cứ theo dân số nhằm mục đích tạo sự công bằng về nhịp độ phát triển giữa các huyện, xã, ngoài ra các định mức