Thực trạng chấp hành chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn

4.2.2. Thực trạng chấp hành chi NSNN

Sau khi dự toán chi NSNN đã được HĐND huyện phê chuẩn, UBND huyện quyết định giao dự toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách và ngân sách cấp xã. Trên cơ sở dự toán chi cả năm được giao và yêu cầu nhiệm vụ phải chi, các đơn vị sử dụng ngân sách lập nhu cầu chi ngân sách quý, chi tiết theo các nhóm mục chi (Chi thanh toán cá nhân, chi chuyên môn nghiệp vụ, chi mua sắm sửa chữa lớn TSCĐ và chi khác) gửi cơ quan Tài chính thẩm định. Dự toán chi ngân sách được phòng Tài chính - kế hoạch thẩm định chặt chẽ trên cơ sở quy định của định mức,chế độ tiêu chuẩn của nhà nước. Đơn vị sử dụng ngân sách gửi dự toán đến Kho bạc nhà nước, dự toán chi ngân sách cấp xã sau khi được HĐND xã phê chuẩn gửi dự toán đến Kho bạc nhà nước để làm căn cứ thanh toán và kiểm soát chi ngân sách và bắt đầu quy trình chấp hành ngân sách.

* Chi ngân sách Nhà nước

Sau khi HĐND huyện phê chuẩn dự toán ngân sách hàng năm, UBND huyện Vĩnh Tường thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn. Chi ngân sách huyện gồm có chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Cơ quan quản lý kiểm soát chi cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch và KBNN huyện.

Thông qua bảng số liệu 4.2, chúng ta có thể thấy tổng chi ngân sách cấp huyện trong những năm gần đây tăng rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước.Các khoản chi chủ yếu trên địa bàn huyện Vĩnh Tường gồm 2 khoản mục chi lớn là

chi trong cân đối ngân sách và chi bằng nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách ( viết tắt là chi quản lý qua ngân sách).

Trong khoản mục chi trong cân đối ngân sách có 4 khoản chi chủ yếu: Chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn và chi quản lý qua ngân sách. Tổng chi có xu hướng tăng liên tục với tốc độ tăng bình quân 134,62% :trong đó năm 2013 là 239.208 triệu đồng; năm 2014 là 324.032 triệu đồng; đến năm 2015 là 433.510 triệu đồng trong khi xu hướng thu ngân sách lại không tăng do khó khăn về kinh tế của cả nước nói chung, của tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng là một trong những gánh nặng đối với thu ngân sách và cũng một phần nguyên nhân do huyện thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô theo nghị quyết 11/NQ-CP.

Trong tổng chi NSNN chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng không đều: Năm 2013 là 161.359 triệu đồng chiếm 70,67% ; năm 2014 là 211.826 triệu đồng chiếm 71,79% là lớn nhất; năm 2015 là 241.241 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 57,99% ( có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi cân đối ngân sách).Tốc độ tăng bình quân hàng năm của khoản chi thường xuyên là 122,59% là do năm 2015, Nhà nước có chính sách giảm chi, tiết kiệm 10% chi thường xuyên dành nguồn làm lương. Vì vậy chi thường xuyên ngày càng giảm đi.

Chi đầu tư xây dựng cơ bản tăng mạnh, nếu như năm 2013 tỷ trọng chi thường xuyên chỉ chiếm 8,7% trong tổng chi thì năm 2015 đã tăng lên hơn 30% làm cho tốc độ tăng chi cho đầu tư phát triển hơn 250% là do năm 2015 huyện đặc biệt chú trọng tới chi cho các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và tiến tới thực hiện chương trình nông thôn mới (chi đầu tư phát triển đứng thứ 2 trong tổng chi cân đối ngân sách); mặt khác là do một số công trình xây dựng từ năm 2008,2009 đến năm 2015 mới được quyết toán dẫn đến chi cho xây dựng cơ bản tăng vọt. Và như vậy có thể thấy ở đây vấn đề nghiệm thu, quyết toán còn chậm gây ra sự lãng phí thời gian, tiền bạc, chậm tiến độ của một số công trình xây dựng.

Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới ( xã, thị trấn) chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng chi trong cân đối NS. Cũng giống với chi thường xuyên, khoản chi này tăng dần về số tuyệt đối qua các năm, nhưng nếu tính theo chỉ trọng trong cơ cấu tổng chi trong cân đối qua NS qua các năm thì lại có xu hướng giảm. Năm 2013 chiếm 10,12% tổng chi; năm 2014 chiếm 10,57% tổng chi; năm 2015 chỉ chiếm 8,58% tổng chi; tốc độ tăng bình quân hàng năm là 124,31%. Như vậy các khoản chi bổ sung có xu hướng giảm dần chứng tỏ tình hình chi của NS cấp dưới

đã có xu hướng tiết kiệm dần.

Cũng giống như chi bổ sung cho NS cấp dưới, chi chuyển nguồn có xu hướng giảm dần.

Năm 2013 khoản chi chuyển nguồn chiếm tới 10,44% tổng chi cân đối NS nhưng đến năm 2015 chỉ còn 1,46% điều này chứng tỏ công tác dự toán chi của phòng Tài chính huyện đã tương đối chính xác (biểu 4.3).

Nhìn chung các khoản chi đều có xu hướng giảm dần qua các năm, chỉ riêng có chi đầu tư phát triển là có xu hướng tăng do huyện chú trọng cho việc xây dựng các công trình làm giàu đẹp cho quê hương, và do vấn đề quyết toán của các công trình xây dựng từ các năm khác chuyển sang.

Bảng 4.3. Chi và cơ cấu các khoản chi chủ yếu trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

TT Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tốc độ phát triển BQ/năm

(%)

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

(tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (tr.đ) (%)

TỔNG CHI 239.208 100,00 324.032 100,00 433.510 100,00 134,62

I Tổng số chi cân đối NS 228.320 95,45 295.060 91,06 416.029 95,97 134,99

1 Chi đầu tư phát triển 20.023 8,77 48.839 16,55 132.970 31,96 257,70 2 Chi thường xuyên 161.359 70,67 211.826 71,79 241.271 57,99 122,28 3 Chi bổ sung NS cấp dưới 23.106 10,12 31.193 10,57 35.708 8,58 124,31

4 Chi chuyển nguồn 23.832 10,44 3.202 1,09 6.080 1,46 50,51

II Chi quản lý qua ngân sách 10.888 4,55 28.972 8,94 17.481 4,03 126,71

1 Ghi thu, ghi cho và đóng góp khác 9.547 87,68 26.825 92,59 14.897 85,22 124,92

2 ATGT 1.341 12,32 2.091 7,79 2.584 17,35 138,81

3 Chống buôn lậu, HDĐG huyện 0 0,00 56 2,68 0 0,00 0

Thông qua bảng số liệu 4.3, chúng ta có thể thấy tổng chi ngân sách cấp huyện trong những năm gần đây tăng rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước và thường vượt dự toán đề ra.

Chi đầu tư phát triển ( chủ yếu chi đầu tư xây dựng cơ bản).

Chi đầu tư xây dựng cơ bản là các khoản chi xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, cơ sở vật chất do huyện quản lý. Đây là khoản chi mang tính tích lũy nhằm từng bước tăng cường và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, kinh tế kỹ thuật của địa phương tạo ra nền tảng cho sự phát triển kinh tế.

Trong những năm 2013 - 2015, các cấp, các ngành, UBND các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng trong quản lý, tích cực triển khai nguồn thu cho ngân sách, có ý thức tiết kiệm chi tiêu dành nguồn lực cho đầu tư phát triển. Qua bảng số liệu 4.3 có thể thấy, chi đầu tư phát triển qua các năm đều đạt và vượt dự toán đề ra với tốc độ tăng chi 257,7% là do năm 2014,2015 nhiều công trình được thực hiện từ năm 2010,2011,năm 2014,2015 mới được quyết toán như công trình làm đường xã Phú Đa, xây dựng nhà văn hóa xã Vĩnh Thịnh ....

 Các khoản chi thường xuyên

Chi thường xuyên bao gồm 2 khoản chi chính là chi cho các sự nghiệp và chi khác. Trong tổng chi cho các sự nghiệp thì khoản chi cho sự nghiệp văn xã chiếm tỷ trọng cao nhất và tương đối ổn định khoảng 87%, với tốc độ tăng bình quân 132,17%. Sự nghiệp văn xã bao gồm các khoản chi cho Y tế, giáo dục, thể dục thể thao, phát thanh truyền hình, đào tạo nghề nông thôn. Qua đây có thể thấy huyện tương đối chú trọng đến mảng này và coi đây là nhiệm vụ hàng đầu. Một địa phương phát triển và phát triển bền vừng thì đời sống sức khỏe và tinh thần cần được quan tâm và cải thiện, trình độ văn hóa, tay nghề của người lao động được cải thiện thì thu nhập của người dân sẽ không ngừng tăng.Tuy nhiên hiêu quả của công tác chi này còn chưa cao, khác với sự tăng lên liên tục cả các khoản chi, kết quả nhận lại được từ vấn đề chi này còn thấp và chưa nổi trội đặc biệt trong các lĩnh vực văn hóa, ý tế, giáo dục, số vận động viên, học sinh, được giải thưởng cao, thành tích cao trong các kỳ thi còn thấp. Các trung tâm y tế tuy đã được đầu tư nhưng công tác khám chữa bệnh tại các địa phương còn chưa được người dân ủng hộ, nhiều trạm y tế địa phương được đầu tư về cơ sở vật chất khang trang nhưng người dân hầy như không đến thăm khám vì chưa tin tưởng vào chất lượng khám chữa bệnh của các y tá, bác sĩ tại các trạm này.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là ở chỗ: trong tổng số kinh phí chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì chi lương, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương chiếm khoảng 88-90%, phần chi đảm bảo hoạt động chỉ đạt 10 - 12%.

Nguồn chi sự nghiệp kinh tế bao gồm các khoản chi cho công tác nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi, địa chính, giao thông và kiến thiết thị chính, xây dựng công sở. Đối với mảng chi này cũng khá ổn định, năm 2015 có xu hướng giảm đi do sự đô thị hóa và mở rộng các khu công nghiệp nên diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn bị thu hẹp so với năm trước. Tình hình bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm mấy năm gần đây có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp nhưng việc chi đầu tư cho công tác này mới dừng ở mức tuyên truyền quảng cáo, người dân thường phải tự mình chạy chữa dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm nhiễm bệnh của mình là chính, dẫn đến tình hình bệnh dịch ở nhiều địa phương diễn biến phức tạp, dịch bệnh lan rộng rồi các cấp ban ngành địa phương mới vào cuộc do vậy việc ngăn chặn dịch bệnh lây nan gây lãng phí tốn kém không cần thiết.

Tình hình thời tiết, thiên tai mấy năm gần đây nhiều biến động gấy trở ngại cho công tác dự báo và ứng phó vì thế việc chi đầu tư cho ngành trồng trọt, bao vệ thực vật tăng dẫn đến tổng chi cho sự nghiệp kinh tế tăng, cần phải làm tốt hơn nữa công tác dự báo biến động của thời tiết để tránh lãng phí các khoản chi cho vẫn đề này.

Vấn đề môi trường đang và đã là vấn đề bức súc của nhiều địa phương trên cả tỉnh, ở Vĩnh Tường tình hình môi trường cũng diễn ra khá phức tạp như vấn đề địa điểm tập kết rác thải, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp nhận thức được vấn đề này nên huyện Vĩnh Tường khá chú trọng đến công tác môi trường và có xu hướng ngày càng tăng chi với tốc độ tăng chi bình quân 132,16%/năm. Tuy nhiên tổng chi cho hoạt động này còn thấp, ở nhiều xã vấn đề môi trường vẫn gây bức súc cho người dân như địa điểm tập kết và xử lý giác chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống hàng ngày gây tranh cãi, khiếu kiện kéo dài, thời gian tới trong công tác dự toán và thực chi huyện cần chú trọng và giải quyết triệt để vấn đề về môi trường.

Tóm lại phần chi các sự nghiệp có xu hướng tăng chi tương đối ổn định. Cả 3 sự nghiệp kinh tế, văn xã và môi trường đều được quan tâm với tốc độ tăng chi bình quân là 132,06%. Tuy nhiên chi tiết chi cho từng hạng mục cần dứt điểm, nhanh gọn và hiệu quả hơn.

Đối với khoản mục chi khác gồm: 2 khoản chi lớn là chi An ninh quốc phòng và chi Quản lý hành chính.

Mặc dù đang trong thời bình nhưng trước vấn đề hình thành nhiều khu công nghiệp trên địa bàn, số lượng lao động mang hộ khẩu, quốc tịch khác nhau đến địa phương làm việc và sinh sống do đó tình hình an ninh trật tự trên địa bàn diễn biến khá phức tạp. cùng với tình hình anh ninh chính trị trong nước và khu vực nhiều thay đổi do vậy chi cho An ninh quốc phòng hàng năm tại Vĩnh Tường vẫn không ngừng tăng với tốc độ tăng bình quân 131,1%/năm.

Khoản mục chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi khác do thay đổi chính sách tiền lương liên tục trong 3 năm, nhưng với phương châm tiết kiệm trong công tác quản lý hành chính, nguồn chi này của huyện có xu hướng giảm dần nếu như năm 2013 chiếm 81,41% tỷ trọng chi khác thì đến năm 2015 chỉ chiếm 63,34%, làm tốc độ chi bình quân/ năm giảm 16,34%.

Đây là một sự cố gắng rất đáng kể của các cấp, các ngành trong huyện tuy nhiên về mặt cơ cấu chi cho vấn đề này vẫn cần cân đối hơn nữa, tránh lãng phí không cần thiết.

Bảng 4.4. Chi và cơ cấu chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

TT Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ

phát triển BQ/năm

(%)

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

(tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (tr.đ) (%)

TỔNG CHI THƯỜNG XUYÊN 161.359 100,00 211.826 100,00 241.271 100,00 122,28

I Chi cho các sự nghiệp 113.826 70,54 152.343 71,92 198.517 82,28 132,06

1 Chi SN kinh tế 12.547 11,02 14.049 9,22 18.077 9,11 120,03

2 SN văn xã 99.809 87,69 133.794 87,82 174.320 87,81 132,16

3 SN môi trường 1.470 1,29 4.500 2,95 6.120 3,08 204,04

II Chi khác 47.533 29,46 59.483 28,08 42.754 17,72 94,84

9 Chi đảm bảo xã hội 500 1,05 1.466 2,46 1.378 3,22 166,01

10 Quản lý hành chính 38.695 81,41 46.661 78,44 27.080 63,34 83,66

11 An ninh quốc phòng 6.053 12,73 9.491 15,96 10.404 24,33 131,10

12 Chi khác ngân sách 2.285 4,81 1.865 3,14 3.892 9,10 130,51

Sau khi HĐND huyện phê chuẩn dự toán ngân sách hàng năm, UBND huyện Vĩnh Tường thực hiện phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn. Ch ngân sách huyện gồm có chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên. Cơ quan quản lý kiểm soát chi cấp huyện là Phòng Tài chính - Kế hoạch và KBNN huyện.

Năm 2013 mục chi thường xuyên, kế hoạch giao 135.389 triệu đồng, thực hiện là 161.359 đạt 119,18% so với kế hoạch;

Năm 2014 kế hoạch giao là 170.588 triệu đồng, thực hiện là 211.826 triệu đồng - đạt 124,17% so với kế hoạch và tăng 4,99% so với năm 2013. Nguyên nhân là do chi thường xuyên năm 2014 chú trọng hơn tới các sự nghiệp như: Sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường, chi đảm bảo xã hội và an ninh quốc phòng. Năm 2015 kế hoạch là 183.540 triệu đồng, thực hiện là 241.271 triệu đồng-đạt 131,45% so với kế hoạch đầu năm và tăng 7,28 % so với năm 2014. Là do năm 2015, huyện tiếp tục tăng chi đối với sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp môi trường cũng như công tác an ninh quốc phòng, ngoài ra do năm 2015 huyện tiếp túc thực hiện điều tiết kinh tế vĩ mô theo nghị quyết 11/NQ-CP dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh do vậy nhiều khoản mục tiếp tục tăng chi giảm thu.

Tuy nhiên, nhìn vào kế hoạch và các khoản chi trong thực tế ta thấy vấn đề dự toán chi còn chưa sát với thực tế như năm 2013 chưa có dự chi cho vấn đề môi trường, vấn đề đảm bảo xã hội là do dự chi trường thực hiện vào thời điểm khá sơm của năm trước so với năm sau ( ngày 20/7) hàng năm và vấn đề dự chi thường là dựa vào năm trước để ước năm sau nên số thực hiện so với kế hoạch.

Với Chi quản lý hành chính mặc dù có xu thế giảm trong tổng chi những nếu so với kế hoạch vẫn tăng cao.

Tóm lại: Chi thường xuyên tăng cao hơn so với kế hoạch do các khoản thu địa phương được hưởng đều thu vượt so với dự toán tỉnh giao và do điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu liên tục ở 3 năm ngân sách.

Bảng 4.5. Tình hình chấp hành kế hoạch chi thường xuyên trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)