Kiến nghị với Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan về tăng cường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 102)

thanh tra tài chính

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền, nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế, nên định hướng của công tác thanh tra nói chung, công tác thanh tra tài chính nói riêng không thể vượt ra ngoài phạm vi chung nhất về phương pháp quản lý một nền kinh tế thị trường. Công tác thanh tra tài chính

phải được phát triển để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế. Thanh tra tài chính tuy trực thuộc Bộ Tài chính nhưng là thanh tra chuyên lĩnh vực tài chính, khác với thanh tra ngành, ví dụ như thanh tra ngân hàng. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính có thể thực hiện ở hầu hết các ngành, các cấp, các đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính - kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, giữ vững sự lãnh đạo vĩ mô của Nhà nước. Do vậy, thanh tra tài chính cần sớm được kiện toàn về mọi mặt cả về tổ chức cũng như số lượng và chất lượng thanh tra viên.

Công tác thanh tra tài chính thời gian tới càng tập trung thì hiệu quả càng cao. Hiện tại, theo cơ cấu tổ chức, ngoài thanh tra tài chính ở Bộ Tài chính còn có thanh tra thuế, thanh tra kho bạc. Các hệ thống thanh tra này hoạt động chưa có sự gắn kết với nhau, đôi khi còn chồng chéo dẫn tới giảm hiệu lực của công tác thanh tra. Đi đôi với kiện toàn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra Tài chính, pháp lệnh thanh tra được ban hành từ những năm 1990 đến nay cũng đã bộc lộ nhiều vấn đề hạn chế càng được sửa đổi. Pháp lệnh sửa đổi cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra, tránh tình trạng người đi thanh kiểm tra về tài chính - kế toán lại không am hiểu gì về công tác tài chính - kế toán.

Việc lựa chọn làm công tác thanh tra và nâng cao năng lực thanh tra viên nhằm nâng cao uy tín của tổ chức thanh tra cũng là một trọng tâm mà thời gian tới phải làm.

Để đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành Ngân sách Nhà nước. Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính phải được thực hiện ở tất cả các cấp các ngành, các cơ quan, đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, kịp thời phát hiện uốn nắn, xử lý sai phạm. Như vậy, muốn có cán bộ đội ngũ thanh tra, kiểm toán Nhà nước thì cần phải xây dựng các công ty kiểm toán một cách độc lập, có chế độ ưu đãi cụ thể để tránh những tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra.

Đổi mới công tác kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh phí từ NSNN, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)