Quyết toán chi ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 83)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn

4.2.3 Quyết toán chi ngân sách

Đối với các đơn vị quan hệ ngân sách: là đơn vị trực tiếp chi tiêu và thực hiện công tác tài chính kế toán, vì vậy đây là quá trình tự kiểm tra, kiểm soát của

bộ phận kế toán và người chuẩn chi đối với các khoản chi tiêu, sổ sách, mẫu biểu và việc hạch toán kế toán của một năm. Cuối năm tiến hành rà soát, kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của chứng từ, hoàn các khoản tạm ứng của NSNN, thanh toán dứt điểm các khoản tồn đọng và thực hiện khoá sổ quyết toán, đối chiếu với KBNN, rà soát kiểm tra các khoản chi thường xuyên còn dở dang chưa thanh toán để xin cấp có thẩm quyền chuyển nguồn sang năm sau, kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu tạm ứng với các đối tượng, sau đó lập và kiểm tra hệ thống các bảng biểu, số liệu trong báo cáo để trình thủ trưởng đơn vị ký, gửi cơ quan tài chính cùng cấp và gửi đơn vị dự toán cấp trên (nếu có).

Theo quy định báo cáo quyết toán gồm có báo cáo bằng số liệu gồm các bảo cáo tổng hợp, chi tiết về tình hình thực hiện dự toán ngân sách và thuyết minh báo cáo quyết toán nhằm phân tích những nguyên nhân tăng, giảm quyết toán so với dự toán hoặc những nội dung theo yêu cầu của cơ quan tài chính, cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp đánh giá.

Đối với cơ quan tài chính: Phòng Tài chính - Kế hoạch khi tổng hợp số liệu quyết toán có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, chính xác, khớp đúng giữa số liệu và các thông báo xét duyệt quyết toán của đơn vị dự toán cấp I cho các đơn vị dự toán cấp dưới, số tiền và chương, loại, khoản, mục trên quyết toán phải phù hợp với số kinh phí thực rút của đơn vị tại KBNN trong năm; kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách, chế độ tài chính kế toán Nhà nước và một số nội dung khác có liên quan. Đối với các đơn vị tự chủ tài chính tập trung kiểm tra kỹ hơn phần kinh phí không giao tự chủ nhằm ngăn ngừa tình trạng đơn vị sử dụng kinh phí này để chi cho các nội dung tự chủ hoặc tăng thu nhập.

Đối với UBND và HĐND các cấp: Trên cơ sở báo cáo quyết toán do cơ quan tài chính trình UBND xem xét, ký và gửi HĐND cùng cấp đồng thời gửi cơ quan tài chính cấp trên. Ban kinh tế xã hội của HĐND huyện làm việc với cơ quan tài chính để xác minh tính đúng đắn của số liệu báo cáo quyết toán thu chi ngân sách huyện, tập trung đánh giá các khoản chi vượt dự toán theo Nghị quyết HĐND huyện giao đầu năm, việc sử dụng nguồn dự phòng, nguồn tăng thu ngân sách huyện, phần kinh phí chuyển nguồn sang năm sau... đồng thời kiểm tra việc thực hiện kết luận của thanh tra kiểm toán trên cơ sở đó lập báo cáo thẩm tra trình thường trực HĐND và báo cáo tại kỳ họp HĐND để thông qua.

Thời điểm chốt số liệu quyết toán chi là 31/01 năm tiếp theo năm tài chính (kỳ 13 niên độ ngân sách hay còn gọi là tháng chỉnh lý quyết toán). Đây là

khoảng thời gian để các đơn vị cấp xã chi một số nhiệm vụ đã có kế hoạch trong năm chưa được thanh toán, một số nhiệm vụ chi bổ sung mục tiêu cuối năm và một số công trình xây dựng cơ bản đã có kế hoạch và khối lượng hoàn thành chưa được thanh toán qua KBNN. Đây cũng là khoảng thời gian KBNN và cơ quan tài chính yêu cầu các đơn vị dự toán sau khi tự kiểm tra phát hiện sai sót trong hạch toán mục, tiểu mục, nguồn ngân sách phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh số liệu cho khớp đúng với số liệu cấp phát của cơ quan tài chính và số liệu thanh quyết toán qua KBNN. Về cơ bản số liệu quyết toán chi và thực hiện chi ngân sách huyện Vĩnh Tường không khác nhau.

Từ bảng 4.5 cho thấy quyết toán chi ngân sách huyện tăng về số tuyệt đối qua các năm, năm 2014 tăng so với năm 2013 là 84.824 triệu đồng; năm 2015 tăng so với 2014 là 109.478 triệu đồng làm tốc độ tăng bình quân chung trong ba năm ở mức 134,62%

Chi thường xuyên tăng chủ yếu là tăng chi sự nghiệp giáo dục với số lượng cán bộ, công chức, viên chức chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số cán bộ, công chức, viên chức thuộc huyện quản lý, vì vậy trong chi thường xuyên thì sự nghiệp giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất củ yếu rơi vào việc tăng lương theo nghị quyết chính phủ và tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học.

Chi phục vụ công tác an ninh, quốc phòng, đảm bảo xã hội và chi các sự nghiệp khác: y tế, thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế, chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể... cũng tăng qua các năm đảm bảo phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.

Chi đầu tư phát triển tăng nhiều ở năm 2015 do huyện được phép đầu tư và bố trí vốn cho công trình XDCB về điện chiếu sáng Quốc lộ 2 đoạn khu công nghiệp nhằm hạn chế tai nạn giao thông, phục vụ nhu cầu dân sinh; công trình tuyến đường quốc phòng, công trình xây dựng trạm bơm và tuyến kênh vành đai khu vực xử lý chất thải, đầu tư xây dựng ra địa điểm mới trường chuyên của huyện theo mô hình chuẩn quốc gia...

Để thấy được tình hình thu-chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Tường như thế nào trong 3 năm qua, chúng ta có được như sau :

Từ bảng thực hiện kế hoạch thu chi NSNSN ( bảng 4.1 và 4.6) ta thấy: - Thu, chi đều hoàn thành vượt mức kế hoạch;

xuống ( năm 2013 là trên 50%, đến năm 2015 là trên 70%);

- Nguồn chi của huyện vẫn phụ thuộc nguồn phần kinh phí NS cấp của cấp trên là chủ yếu.

+ Nguồn thu từ ngân sách của cấp trên năm 2014,2015 tăng nhanh chủ yếu do rót kinh phí vào các công trình xây dựng cơ bản như công trình làm đường tại xã Tam Phúc, xây dựng cơ sở vật chất tại xã Vũ Di.

- Một nguyên nhân của tình trạng số thực hiện không sát với kế hoạch là do công tác lập kế hoạch chi NSNN chưa sát thực tế do thời điểm lập kế hoạch của năm trước so với năm sau quá sớm, do trình độ cán bộ lập kế hoạch và do sự chồng chéo trong công tác quản lý, phân cấp thu, chi NSNN.

Bảng 4.6. Tình hình thực hiện kế hoạch thu-chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

ĐVT: Triệu đồng

STT Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

KH TH % HTKH KH TH % HTKH KH TH % HTKH (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) (tr.đ) A TỔNG THU 172.128 244.823 142,23 233.401 340.951 146,08 287.364 452.895 157,60

I ThuNS huyện hưởng theo phân cấp 167.778 219.629 130,90 220.786 273.893 124,05 272.814 415.008 152,12 1 Thu điều tiết theo cân đối 47.378 88.667 187,15 68.528 72.114 105,23 82.030 92.772 113,10 2 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 120.400 130.962 108,77 152.258 201.779 132,52 190.784 322.236 168,90 II Thu không cân đối qua ngân sách 4.350 11.605 266,78 12.615 37.128 294,32 14.550 17.767 122,11

III Thu chuyển nguồn từ năm trước 0 7.027 23.838 3.202

IV Thu kết dư NS năm trước 0 6.562 5.614 16.918

V Thu hồi khoản chi năm trước 478

B TỔNG CHI 172.128 239.208 138,97 220.324 324.032 147,07 287.364 452.895 157,60

I Chi đầu tư phát triển 20.000 20.023 100,12 30.020 48.839 162,69 59.222 132.970 224,53 II Chi thường xuyên 135.389 161.359 119,18 170.588 211.826 124,17 183.540 241.271 131,45

III Chi chuyển nguồn 23.832 3.202 6.080

IV Chi bổ sung NS cấp dưới 12.389 23.106 186,50 7.101 31.193 439,28 30.052 35.708 118,82 V Chi quản lý qua ngân sách 4.350 10.888 250,30 12.615 28.972 229,66 14.550 17.481 120,14

VI Kết dư ngân sách xã 19.385

C CÂN ĐỐI THU-CHI 5.615 16.919 0

I Kết dư ngân sách chuyển sang năm sau 5.614 16.919 0 Nguồn: Phòng Tài chính-KH huyện Vĩnh Tường

Tóm lại: Thu so với chi NSNN của Vĩnh Tường qua 3 năm đều cho thấy thu luôn lớn hơn chi, ngoài ra NSNN chi chưa hết đều kết chuyển sang năm sau trừ năm 2015 huyện đã chủ động chuyển phần kết dư ngân sách về xã luôn. Điều này chứng tỏ việc sử dụng NSNN chưa hiệu quả. Tìm hiểu vấn đề này chúng tôi thấy: Một số công trình của huyện như công trình vệ sinh môi trường, công viên cây xanh, các khu vui chơi cho trẻ em chưa được quan tâm hoặc đã có thì chưa được sửa sang cho sạch đẹp và phù hợp. Cần phải có sự quan tâm hơn trong các lĩnh vực đó để vừa đảm bảo được môi trường không ô nhiễm vừa là để sử dụng hiệu quả NSNN còn dư ở mỗi năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)