Vĩnh Phúc
* Đối với HDND tỉnh, UBND tỉnh
Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập dự toán, khắc phục việc phân bổ kinh phí hành chính theo đầu người, không tính đến đặc thù của đơn vị, đảm bảo phát huy quyền chủ động của các huyện đảm bảo tính khoa học và thực tiễn của dự toán ngân sách để có số trợ cấp cân đối hợp lý.
Đẩy mạnh hơn nữa việc phân cấp thu, chi ngân sách cho các huyện nhất là các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn. Theo điều 34 Luật NSNN có ghi nhiệm vụ chi XDCB đối với ngân sách cấp huyện “phải có chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp, các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng công cộng, cấp thoát nước cho ngân sách huyện”.
Chỉ đạo các ngành, các cấp đặc biệt là các ngành bảo vệ pháp luật tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý các sai phạm để tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương về tài chính, ngân sách.
Đầu tư cơ sở vật chất về công nghệ, thông tin để đưa ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý ngân sách được đúng tầm, tạo ra sự đồng bộ, thống nhất nhanh trong số liệu thu, chi giữa các ngành Tài chính - Kho bạc - Thuế đáp ứng được yêu cầu của cấp có thẩm quyền cũng như phục vụ cân đối ngân sách trên địa bàn huyện.
* Đối với Sở Tài chính
Tăng cường hướng dẫn, định kỳ kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn về chính sách, chế độ đối với cán bộ làm công tác quản lý tài chính ở các huyện và các xã, thị trấn.
Thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn; Quán triệt thực hiện Nghị định số: 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan Nhà nước và các quy định về luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Cấp trên chỉ dừng lại ở việc giao kế hoạch thu, chi, phân định nhiệm vụ, quyền hạn, nguồn thu, nhiệm vụ chi, xác định định mức bổ sung.
Cần có biện pháp củng cố, chuẩn hóa, nâng cao năng lực, gắn trách nhiệm với công việc, quyền lợi của các thành viên trong ngành kế toán tại các đơn vị huyện./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2003). Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật
ngân sách Nhà nước. NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài chính (2004). Câu hỏi và giải đáp về quản lý ngân sách và các hoạt động tài chính ở quận (huyện). thành phố thuộc tỉnh.
3. Bộ Tài chính (2007). “Thông tư số 130/2007/TT-BTC ngày 02/11/2007 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điểm của Thông tư số 27/2007/TT-BTC ngày 03/4/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước”.
4. Bộ Tài chính (2007). “Thông tư số 27/TT-BTC ngày 03/4/2007 hướng dẫn về
quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước”.
5. Bộ Tài chính (2008)“Thông tư số 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008, hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm”.
6. Nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Luật Ngân sách cấp huyện số 01/2002/QH11.
7. Nguyễn Thị Minh (2008). Đổi mới quản lý chi NSNN trong điều kiện kinh tế thị
trường ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân.
8. Phạm Thị Nhung (2012). Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân
sách cấp huyện của huyện Vĩnh Tường. Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
9. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường (2010). Các tập dự toán thu, chi
huyện Vĩnh Tường năm 2010.
10. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường (2011). Các tập dự toán thu, chi
huyện Vĩnh Tường năm 2011.
11. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường (2012). Các tập quyết toán thu,
chi huyện Vĩnh Tường năm 2012.
12. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường (2013). Các tập dự toán thu, chi
huyện Vĩnh Tường năm 2013.
13. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường (2014). Các tập quyết toán thu,
chi huyện Vĩnh Tường năm 2014.
14. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường (2015). Các tập dự toán thu, chi
PHỤ LỤC
ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ DỰ TOÁN CHI THƯỜNG XUYÊN CHO CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ
1. Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục
a) Cấp huyện: Đảm bảo tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn) 80%, chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục không kể chi tiền lương và các khoản có tính chất lương 20% (chưa kể nguồn thu học phí).
b) Cấp xã: định mức phân bổ 10.000.000đ/đơn vị/năm
2. Chi sự nghiệp đào tạo
- Phân bổ theo đơn vị hành chính cấp huyện: 1.500.000.000đồng/đơn vị/năm. Đối với thành phố Vĩnh Phúcvà thị xã Từ Sơn là 2.000.000.000đ/đơn vị/năm.
- Tiêu thức bổ sung: Đối với các huyện, thành phố, thị xã có Trường dạy nghề được phân bổ thêm: 1.000.000.000đ/đơn vị/năm.
3. Chi quản lý hành chính
a) Cấp huyện: Phân bổ đồng thời theo các tiêu thức:
- Phân bổ theo biên chế được giao: 50.000.000 đ/biên chế/năm.
- Phân bổ theo số cán bộ hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được giao: 42.000.000 đ/người/năm.
- Phân bổ theo số đơn vị hành chính cấp xã:
+Các huyện, thành phố từ 18 đơn vị hành chính cấp xã trở lên: 1.700.000.000đ/đơn vị/năm;
+Các huyện, thị xã dưới 18 đơn vị hành chính cấp xã: 1.500.000.000đ/đơn vị/năm;
b) Cấp xã: Phân bổ đồng thời theo 2 tiêu thức: - Phân bổ theo phân loại xã, phường, thị trấn: + Loại 1: 1.085.000.000đ/ đơn vi/năm; + Loại 2: 955.000.000đ/đơn vị/năm; + Loại 3: 825.000.000đ/ đơn vị/năm;
- Phân bổ theo phân loại thôn, khu phố:
+ Thôn, khu phố loại 1 là: 27.000.000đ/thôn, khu phố/năm; + Thôn, khu phố loại 2 là: 26.000.000đ/thôn, khu phố/năm; + Thôn, khu phố loại 3 là: 25.000.000đ/thôn, khu phố/năm.
4. Sự nghiệp y tế
Phân bổ 394.000đ/cựu chiến binh/năm.
5. Sự nghiệp văn hóa thông tin:
a) Cấp huyện: Phân bổ đồng thời theo 2 tiêu thức:
- Định mức phân bổ chung: 400.000.000 đ/đơn vị/năm, riêng thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ Sơn 450.000.000đ/đơn vị/năm.
- Phân bổ theo số đơn vị hành chính cấp xã: 10.000.000đ/đơn vị/năm; b) Cấp xã:
- Phân bổ cho các phường, thị trấn: 50.000.000đ/đơn vị/năm. - Phân bổ cho các xã: 40.000.000đ/đơn vị/năm.
6. Sự nghiệp phát thanh truyền hình:
a) Cấp huyện: Định mức phân bổ chung : 350.000.000 đ/đơn vị/năm. b) Cấp xã: Định mức phân bổ chung: 20.000.000 đ/đơn vị/năm
7. Sự nghiệp thể dục thể thao
a) Cấp huyện: Phân bổ đồng thời theo 2 tiêu thức: - Định mức phân bổ chung: 150.000.000 đ/đơn vị/năm;
- Phân bổ theo số đơn vị hành chính cấp xã: 10.000.000đ/đơn vị/năm; b) Cấp xã: 10.000.000 đ/đơn vị/năm.
8. Chi đảm bảo xã hội:
a) Cấp huyện: phân bổ đồng thời theo các tiêu thức - Định mức phân bổ chung: 200.000.000 đ/đơn vị/năm.
- Kinh phí động viên thăm hỏi các đối tượng chính sách xã hội nhân dịp tết nguyên đán và ngày 27.7 theo mức 500.000đ/đối tượng/năm.
- Chi trả mai táng phí cho Cựu chiến binh: 100.000đ/đối tượng được cấp thẻ BHYT/năm.
- Phân bổ kinh phí cứu trợ xã hội thường xuyên, trợ cấp thanh niên xung phong theo quy định hiện hành của Trung ương, trợ cấp người cao tuổi từ 75 đến dưới 80 tuổi theo Nghị quyết HĐND tỉnh cho số đối tượng đãđược cấp có thẩm quyền quyết định đến 15.10.2010.
b) Cấp xã:
- Định mức phân bổ chung: 10.000.000 đ/đơn vị/năm.
- Trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc tính đủ theo Nghị định số 29/2010/NĐ-CP của chính phủ.
9. Chi an ninh
a) Cấp huyện: Phân bổ đồng thời theo 2 tiêu thức:
- Định mức phân bổ chung: 100.000.000 đ/đơn vị/năm. - Phân bổ theo số đơn vị cấp xã: 10.000.000đ/đơn vị/năm. b) Cấp xã:
- Định mức phân bổ cho các xã, thị trấn: Phân bổ đồng thời 2 tiêu thức: + Phân bổ theo phân loại xã:
Xã, thị trấn loại 1: 100.000.000đ/đơn vị/năm; Xã, thị trấn loại 2: 90.000.000đ/đơn vị/năm; Xã, thị trấn loại 3: 80.000.000đ/đơn vị/năm. + Phân bổ theo phân loại thôn, khu phố:
Thôn, khu phố loại 1: 15.000.000đ/thôn, khu phố/năm; Thôn, khu phố loại 2, loại 3: 8.000.000đ/thôn,khu phố/năm. - Định mức phân bổ cho các phường: 25.000.000đ/khu phố/năm.
10. Chi quốc phòng
a) Cấp huyện: Phân bổ đồng thời theo 2 tiêu thức:
- Định mức phân bổ chung: 300.000.000 đ/đơn vị /năm; riêng thành phố Vĩnh Phúcvà thị xã Vĩnh thịnh : 350.000.000đ/đơn vị/năm.
- Phân bổ theo số đơn vị cấp xã: 80.000.000đ/đơn vị/năm. b) Cấp xã: Phân bổ theo phân loại xã, phường, thị trấn: + Loại 1: 120.000.000đ/ đơn vị/năm;
+ Loại 2: 110.000.000đ/ đơn vị/năm; + Loại 3: 100.000.000đ/ đơn vị/năm.
Đối với các huyện, thành phố, thị xã, có tổ chức diễn tập phòng thủ khu vực được tỉnh giao, ngân sách cấp tỉnh hỗ trợ có mục tiêu tùy theo khả năng cân đối ngân sách cấp tỉnh.
11. Chi sự nghiệp kinh tế
a) Cấp huyện:
- Sự nghiệp nông nghiệp:
+ 100.000đ/ha (diện tích đất nông nghiệp)/năm.
+ Chi cho cán bộ khuyến nông xã: 30.000.000đ/biên chế/năm - Sự nghiệp thủy lợi, đêđiều:
+ Kinh phí tu bổ đê phân bổ theo km đê: 120.000.000đ/km/năm. + Phân bổ theo diện tích tự nhiên: 3.000.000đ/km2/năm.
- Sự nghiệp giao thông: 15.000.000đ/km đường huyện quản lý/năm. - Sự nghiệp kiến thiết thị chính và kinh tế khác:
+ Phân bổ cho các huyện, thành phố, thị xã: 500.000.000đ/đơn vị/năm. + Đối với các đô thị loại 3, 4 theo quy định tại Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ được phân bổ thêm: 20.000.000.000đ/năm đối với đô thị loại 3 và 5.000.000.000đ/năm đối với đô thị loại 4.
b) Cấp xã: 50.000.000đ/đơn vị/năm.
12. Chi thường xuyên khác:Đối với các đơn vị hành chính cấp huyện có
các đơn vị sự nghiệp kinh tế khác phân bổ 40.000.000đ/biên chế sau khi trừ một phần thu được để lại.
13. Chi khác của từng cấp ngân sách: 0,5% tổng chi thường xuyên của
cấp ngân sách đóđãđược tính theo các định mức phân bổ dự toán chi ngân sách quy định ở trên (từ mục 1 - 12).
14. Chi sự nghiệp môi trường:
Đối với thành phố và thị xã, mức phân bổ cụ thể do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định trong phương án phân bổ NSĐP hàng năm.
15. Dự phòng ngân sách từng cấp: 2 - 5% tổng cân đối ngân sách từng