Đặc điểm địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

3.1.1. Vị trí địa lý

Vĩnh Tường là huyện nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ, nằm bên tả ngạn sông Hồng về phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Phía bắc giáp huyện Lập Thạch và Tam Dương; phía tây bắc giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, phía tây giáp huyện Ba Vì, thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội); phía đông giáp huyện Yên Lạc.

Vị trí địa lý của Vĩnh Tường nhìn chung rất thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vĩnh Tường tiếp giáp với thành phố công nghiệp Việt Trì, thị xã Sơn Tây, cận kề với thành phố tỉnh lị Vĩnh Yên, về đường sông có hai cảng trên sông Hồng tại xã Vĩnh Thịnh và xã Cao Đại, có hai khu công nghiệp Chấn Hưng, Đồng Sóc và cụm KT-XH Tân Tiến đang được triển khai; có Đầm Rưng rộng khoảng 80 ha là trung tâm du lịch đầy tiềm năng trong tương lai…Những yếu tố đó mang lại cho Vĩnh Tường một vị trí khá quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, là điều kiện thuận lợi để nhân dân Vĩnh Tường tiếp cận, giao lưu, trao đổi hàng hoá, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội với các vùng lân cận

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế

Theo niên giám thống kê qua các năm và báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Vĩnh Tường đến năm 2020, tình hình phát triển kinh tế của Vĩnh Tường trong những năm vừa qua như sau:

Tính cho tới hết năm 2015, giá trị sản xuất (GTSX) tính theo giá cố định toàn huyện VĩnhTường đạt 9.536.115 triệu đồng. Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế toàn huyện đạt mức khá; tính bình quân cho cả giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng GTSX trên địa bàn huyện đạt 14,74%/năm.

Bảng 3.1. Mức thu nhập bình quân đầu người qua các năm

Huyện Vĩnh Tường có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Xét về thu nhập bình quân đầu người, huyện Vĩnh Tường có điểm xuất phát kinh tế ở mức khá so với các địa phương khác trong toàn tỉnh.

Ngành Công nghiệp – Xây dựng: Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2015, ngành công nghiệp – xây dựng luôn có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 ngành. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, ngành công nghiệp – xây dựng còn là ngành có đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế chiếm 48,15%. Tốc độ tăng trưởng của ngành cho thấy huyện đã có sự đầu tư chuẩn bị cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển một số ngành công nghiệp có tiềm năng trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, để phát triển ngành công nghiệp trong thời gian dài huyện cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu

công nghiệp, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đầu tư hoàn thiệt hệ thống giao thông, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân lành nghề.

Ngành dịch vụ: Tốc độ tăng trưởng của ngành đứng thứ 2 trong các ngành kinh tế, tuy nhiên giá trị sản xuất của ngành đóng góp vào tổng giá trị sản xuất của nền kinh tế còn thấp chiếm 35,08%.

Ngành Nông, lâm, thủy sản: Với tốc độ tăng trưởng chung như hiện nay thì trong tương lai tốc độ tăng trưởng của khu vực nông, lâm, thủy sản có xu hướng được cải thiện, tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2015 là 2,33%. Giá trị sản xuất của ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 19,58%.

3.1.3. Tình hình xã hội

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, sự nố lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục và toàn xã hội, công tác giáo dục của huyện đã có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng. Hiện nay, toàn huyện có 66 trường học, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 19 trung tâm học tập cộng đồng, quy mô trường lớp hợp lý, cơ bản đáp ứng yêu cầu học tập của con, em trong huyện. Toàn huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 1, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS, năm 2012 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. đội ngũ giáo viên cơ bản đủ về số lượng, chất lượng cán bộ, giáo viên đạt chuẩn trở lên về đào tạo. Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục được quan tâm. Nhận thức, tư tưởng chính trị và chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, viên chức ngành giáo dục ngày một nâng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường; đến năm 2012 có 47/62 trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia (12/20 trường mầm non; 22/22 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trong đó có 10 trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; 13/20 trường THCS) và 1 trường THPT đạt chuẩn quốc gia.. Tuy nhiên, công tác giáo dục của huyện còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như: Số lượng giáo viên cơ bản đủ nhưng cơ cấu chủng loại còn bất cập; chất lượng giáo dục toàn diện học sinh đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là việc giáo dục tư tưởng, quyền và nghĩa vụ của công dân, rèn kỹ năng sống; cơ sở vật chất một số trường học còn thiếu, diện tích còn hẹp; chưa có sự gắn kết trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ giữa gia đình-nhà trường-xã hội trong việc đảm bảo các điều kiện giáo dục các em học sinh.

Những tồn tại hạn chế trên có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan đó là: cơ chế, chính sách đầu tư cho giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác quản lý, điều hành chưa đồng bộ, một bộ phận cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu, một số cán bộ và giáo viên ý thức, trách nhiệm nghề nghiệp chưa cao; cấp ủy, địa phương và nhiều gia đình chưa thực sự chú trọng đầu tư và chăm lo phát triển giáo dục.

3.1.4. Đặc điểm phòng tài chính và kế hoạch huyện Vĩnh Tường

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường chịu sự quản lý của Uỷ ban nhân dân huyện Vĩnh Tường và sự quản lý về chuyên môn của Sở tài chính tỉnh Vĩnh Phúc, là cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách, giúp Uỷ ban nhân dân huyện xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh hằng năm, 5 năm, 10 năm. . . Hiện nay Phòng có 13 cán bộ, trong đó có 12 biên chế chính thức, 1 cán bộ hợp đồng được bố trí theo các bộ phận sau:

Sơ đồ 3.1. Bộ máy tổ chức Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường ngoài chức năng tổng hợp xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương còn có chức năng chủ yếu sau: Trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các văn bản triển khai thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật về lĩnh vực

TRƯỞNG PHÒNG Phó Trưởng Phòng Phó Trưởng Phòng Bộ phận ngân sách xã Bộ phận hành chính đơn vị Bộ phận XDCB GP MB Bộ phận ngân sách huyện Bộ phận kế hoạch kinh tế xã hội

tài chính ngân sách; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán ngân sách thuộc địa phương, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn. lập phương án phân bổ ngân sách báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, xây dựng dự toán ngân sách hàng năm.

Trong quá trình thực hiện, bên cạnh những mặt thuận lợi, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Vĩnh Tường còn gặp không ít những khó khăn, nguyên nhân chính vì huyện Vĩnh Tường là một trong những huyện thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, phương thức sản xuất còn lạc hậu, mang đậm nét sản xuất truyền thống của các đồng bào dân tộc, việc chính quyền cố gắng đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Từ những đặc thù của một huyện vùng sâu vùng xa dân đến nguồn thu ngân sách trên địa bàn còn rất hạn hẹp, thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của địa phương đạt ở mức độ thấp do hàng hoá của huyện sản xuất ra chủ yếu là tự cung, tự cấp.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Khung phân tích của đề tài 3.2.1. Khung phân tích của đề tài

Từ lý thuyết và thực tiễn được trình bày ở trên tôi đưa ra khung phân tích công tác quản lý chi NSNN trong phạm vi đề tài này được thể hiện thông qua sơ đồ 3.2.

Sơ đồ 3.2. Khung phân tích quản lý chi NS

Nguồn: Ngân sách nhà nước (2012)

QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi NSNN Nội dung công tác quản lý

chi NSNN Khái quát về Quản lý chi

NSNN

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN Khái niệm, đặc điểm, bản chất của chi NSNN Nguyên tắc quản lý chi NSNN Vai trò của chi NSNN Lập duyệt và phân bổ dự toán Chấp hành chi NSNN Quyết toán chi NSNN Quyết toán khách quan Yếu tố chủ quan

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Những dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã được xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng báo cáo quyết toán hàng năm của huyện và của các đơn vị, các xã, huyện.

Cấp Tên tài liệu Đơn vị cung cấp

Huyện Báo cáo quyết toán từ năm 2013 đến năm 2015 Phòng tài chính-KH

Huyện Báo cáo quyết toán năm của các đơn vị sử dụng

ngân sách

Các đơn vị, phòng ban của huyện

Huyện Báo cáo thu-chi từ KBNN Kho bạc Nhà nước huyện

Xã, huyện Báo cáo quyết toán từ năm 2013 đến năm 2015 Ban tài chính các xã, huyện

Huyện Báo cáo thu từ năm 2013-2015 Chi cục thuế huyện

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

* Các dữ liệu thu thập được đều được kiểm tra lại và hiệu chỉnh theo 3 yêu

cầu: Đầy đủ, chính xác và lôgíc.

* Sau khi hiệu chỉnh, các dữ liệu này được nhập vào máy tính và tổng hợp theo các khoản thu, chi theo cấp quản lý (TW, tỉnh, huyện) và theo năm.

* Công cụ sử dụng cho xử lý và tổng hợp là: Máy tính điện tử, phần mềm excel.

3.2.4. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hoá tài

liệu bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình.

- Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng phương pháp này để thấy được sự

phát triển của sự vật hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

* Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả chi NSNN

- Chỉ tiêu phản ánh lượng vốn chi từ ngân sách;

- Số lượng vốn chi cho từng ngành, từng hạng mục dự án; - Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi ngân sách.

* Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý chi

- Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng vốn chi qua các năm; - chỉ tiêu phản ánh tăng giảm chi;

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP HUYỆN Ở VĨNH TƯỜNG VĨNH TƯỜNG

Trong những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn: vốn vay hạn chế, lãi suất cao, đầu tư công giảm, thời tiết không thuận lợi, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp khó khăn về vốn, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, UBND huyện và sự phấn đấu nỗ lực của các cấp các ngành, công tác thu chi ngân sách đã đạt được kết quả quan trọng, góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện.

Bảng 4.1. Cân đối thu-chi NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Tường

ĐVT : Triệu đồng

TT Diễn giải

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ phát

triển BQ/năm (%)

Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu

(tr.đ) (%) (tr.đ) (%) (tr.đ) (%)

A TỔNG THU 244.823 100,00 340.951 100,00 452.895 100,00 136,01

I ThuNS huyện hưởng theo phân cấp 219.629 89,1 273.893 80,33 415.008 91,63 137,46 1 Thu điều tiết theo cân đối 88.667 40,37 72.114 26,33 92.772 22,35 102,29 2 Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên 130.962 59,63 201.779 73,67 322.236 77,65 156,86 II Thu không cân đối qua ngân sách 11.605 4,74 37.128 10,89 17.767 3,92 123,73 III Thu chuyển nguồn từ năm trước 7.027 2,87 23.838 6,99 3.201 0,71 67,50

IV Thu kết dư NS năm trước 6.562 2,68 5.614 1,65 16.919 3,74 160,57

V Thu hồi khoản chi năm trước 478 0,14 0,00 0,00

B TỔNG CHI 239.208 100,00 324.032 100,00 452.895 95,72 137,60

I Chi đầu tư phát triển 20.023 8,37 48.839 15,07 132.970 29,36 257,70 II Chi thường xuyên 161.359 67,46 211.826 65,37 241.271 53,27 122,28

III Chi chuyển nguồn 23.832 9,96 3.202 0,99 6.080 1,34 50,51

IV Chi bổ sung NS cấp dưới 23.106 9,66 31193 9,63 35.708 7,88 124,31 V Chi quản lý qua ngân sách 10.888 4,55 28.972 8,94 17.481 3,86 126,71

VI Kết dư ngân sách xã 19.385 4,28 0,00

C CÂN ĐỐI THU-CHI 5.615 100,00 16,919 100,00 0 0,00 0,00

I Kết dư ngân sách 5.614 16,919 0 0,00

Công tác thu chi NSNN trong những năm qua đã được tăng cường lãnh đạo, tiếp tục thực hiện các giải pháp thu NSNN trên địa bàn một cách vững chắc, có tính khả thi cao đi đôi với thực hành tiết kiệm, tạo điều kiện để thúc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp chống thất thu ngân sách, chú trọng tăng cường công tác quản lý nhà nước về thu-chi ngân sách. Thu ngân sách trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước, nhất là các chỉ tiêu: Thu doanh nghiệp nhà nước, lệ phí trước bạ, đất phi nông nghiệp, thu phí và lệ phí,..

Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện năm 2013 là 244.823 triệu đồng, năm 2014 là 340.951 triệu đồng, năm 2015 là 452.895 triệu đồng. Xét về tỷ trọng thu trên địa bàn huyện trong tổng thu ngân sách có sự dao động, trong năm 2014 so với năm 2013 tỷ trọng giữa hai năm là 139%, đến năm 2015 so năm 2014 tỷ trọng giữa hai năm là 133% . Nguyên nhân của sự giao động trên là có sự thay đổi về phân cấp nguồn thu giữa tỉnh và huyện. Thu chi ngân sách huyện các năm gần đây nhìn chung từng bước đảm bảo tăng dần tỷ trọng tự cân đối.

Các khoản chi thường xuyên chiếm tỷ tỷ trọng tương đối cao, nguyên nhân tăng chủ yếu là tăng nguồn làm lương theo lộ trình, bổ sung cơ chế chính sách, chính sách an sinh xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia. Là một huyện nông nghiệp, trong những năm gần đây chi ngân sách đã được các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện tập trung đầu tư nguồn lực hỗ trợ cho sự phát triển sản xuất như đầu tư xây dựng cở sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, vùng sản xuất giống lúa chất lượng cao, giống lúa cao sản, hỗ trợ giống vụ đông, hỗ trợ giống lúa chất lượng cao, miễn thủy lợi phí... để thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng thu nhập cho người lao động. Chi cho lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện tại phòng tài chính và kế hoạch huyện vĩnh tường, tỉnh vĩnh phúc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)