Tình hình quản lý và sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 30 - 32)

Phần 2 Cơ sơ lý luận và thực tiễn về qlnn về đất dự án

2.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý đất dự án

2.2.1. Tình hình quản lý và sử dụng đất ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Công tác quản lý đất đai của Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia thuộc hệ thống các nước XHCN trước đây và hiện nay là quốc gia xây dựng mô hình phát triển nhà nước theo hình thái xã hội XHCN mang màu sắc Trung Quốc. Nền kinh tế của Trung Quốc những năm gần đây có sự phát triển vượt bậc “phát triển nóng” và Trung Quốc đang trở thành một trong những cường quốc về kinh tế trên thế giới. Trung Quốc có dân số đông nhất thế giứoi (theo thống kê năm 2005 dân số Trung Quốc là 1,3 tỷ người) trong đó dân số nông nghiệp chiếm gần 80%. Tổng diện tích đất đai toàn quốc là 9.632.796 km2, trong đó diện tích đất canh tác trên 100 triệu ha (chiếm 7% diện tích đất canh tác toàn thế giới). Trung Quốc bắt đầu công cuộc hiện đại hóa trong đó công nghiệp hóa là mũi nhọn từ năm 1978, đến năm 1988 tốc độ CNH của Trung Quốc có bước phát triển vượt bậc, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức cao nhất thế giới liên tục trong gần 20 năm qua. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, cách mạng công nghiệp, sự gia tang dân số đã tạo ra sức ép lớn đối với đất đai. Trung Quốc đã giải quyết khá thành công các mối quan hệ xã hội có liên quan đến đất đai tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai ở Trung Quốc có một số đặc điểm nổi bật là:

Quan hệ sở hữu về đất đai: Trung Quốc thực hiện giao đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng dưới hình thức giao quyền sử dụng đất, quyền này được xem như một loại tài sản đặc biệt. Quyền sử dụng đất được tham gia vào thị trường bất động sản, được phép chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp… tức là đã cho phép người sử dụng đất được quyền định đoạt về đất đai, Nhà nước chỉ khống chế bằng quy định mục đích sử dụng đất và thời gian sử dụng đất (thời gian giao từ 40- 70 năm). Tuy nhiên Trung Quốc đã quy định rất cụ thể về điều kiện để người sử dụng đất được thực hiện đầy đủ quyền sử dụng đất của mình ví dụ như quyền chuyển nhượng QSD đất là: người được giao đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước, đã được Cấp GCNQSD đất; đã đầu tư vào đất theo đúng mục đích được giao (thông thường là từ 25% trở lên theo dự toán xây dựng công trình khi lập hồ sơ xin giao đất (Lưu Quốc Thái, 2006).

- Về quy hoạch sử dụng đất: Trung Quốc rất coi trọng công tác quy hoạch sử dụng đất, coi đây là biện pháp quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Luật

pháp quy định Nhà nước có quyền và có trách nhiệm xây dựng quy hoạch sử dụng đất trong phạm vi cả nước và trong từng cấp chính quyền theo đơn vị hành chính và vùng lãnh thổ. Đối với đất đai thành thị, Nhà nước tiến hành quy hoạch tổng thể mang tính định hướng, chiến lược, lâu dài trên cơ sở định hướng mục tiêu phát triển đô thị như: Tính chất của đô thị, mục tiêu và quy mô phát triển; Tiêu chuẩn xây dựng chủ yếu và chỉ tiêu định mức của đô thị; Bố cục chức năng, phân bố phân khu và bố trí tổng thể các công trình trên đất dùng để xây dựng đô thị; Hệ thống giao thông tổng hợp và hệ thống sông hồ, cây xanh đô thị… Luật cũng quy định quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải tuân thủ quy hoạch của cấp trên và phải được cấp có thẩm quyền phê chuẩn mới được thi hành (Lưu Quốc Thái, 2007).

- Về thống kê, phân loại đất đai: Đất đai của Trung Quốc được phân thành 3 loại chính là:

+ Đất dùng cho nông nghiệp: là đất đai trực tiếp sử dụng cho sản xuất nông nghiệp bao gồm đất canh tác, đồng cỏ, đất nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đất xây dựng: là đất được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc, nhà cửa đô thị, dùng cho mục đích công cộng, khai thác khoáng sản, đất sử dụng trong các công trình an ninh quốc phòng.

+ Đất chưa sử dụng: là loại đất còn lại không thuộc 2 loại đất nêu trên Nhà nước quy định tổng kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần và thống kê đất đai hàng năm. Việc thống kê đất đai hàng năm được tiến hành ở các cấp quản lý theo đơn vị hành chính từ trung ương đến địa phương. Hồ sơ đất đai được thiết lập đến từng chủ sử dụng đất và được cập nhật biến động thường xuyên.

- Về tài chính đất: Nhà nước thu tiền sử dụng đất khi giao đất cho người sử dụng (giao đất có thời hạn), Người sử dụng đất phải nộp đủ tiền sử dụng đất cho Nhà nước mới được thực hiện các quyền của mình theo quy định. Nhà nước coi việc giao đất thu tiền sử dụng đất là biện pháp quan trọng để tạo ra nguồn thu ngân sách đáp ứng nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2009).

2.2.1.2. Công tác quản lý đất đai của InĐônêxia

Ở Inđônêxia vấn đề di dân, bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được coi là sự “ hi sinh” mà một số người phải chấp nhận vì lợi ích cộng đồng. Các chương trình bồi thường, tái định cư chỉ giới hạn trong phạm vi bồi thường theo luật cho đất bị dự án chiếm dụng hoặc một số ít trường hợp bị thu hồi đất

được xây dựng khu tái định cư. Theo chính sách của Chính phủ Inđônêxia thì vấn đề tái định cư được thực hiện dựa trên 3 tiêu chí cơ bản sau:

+ Bồi thường đối với tài sản bị thiệt hại, nghề nghiệp và thu nhập bị mất trong quá trình thu hồi đất.

+ Hỗ trợ di chuyển, bố trí nơi ở mới với các dịch vụ và phương tiện phù hợp với cuộc sống của người dân.

+ Trợ cấp khôi phục lại thu nhập cho người dân để đảm bảo ít nhất người bị ảnh hưởng có được mức sống gần bằng trước khi có dự án.

Cũng theo quy định của Chính phủ thì việc lập kế hoạch là yếu tố không thể thiếu trong việc lập dự án đầu tư mà ở đó phải giải quyết vấn đề di dân, tái định cư cho người dân trên cơ sở đó phải đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:

+ Nghiên cứu kỹ phương án khả thi của dự án để giảm thiểu việc di dân bắt buộc khi triển khai dự án.

+ Người bị ảnh hưởng phải được bồi thường, hỗ trợ để triển vọng về kinh tế, xã hội của họ được thuận lợi bằng trước khi có dự án.

+ Các dự án về tái định cư phải đạt hiệu quả càng cao càng tốt.

+ Người bị ảnh hưởng được thông báo đầy đủ, được tham khảo ý kiến chi tiết về các phương án bồi thường.

+ Chú ý đến tầng lớp người nghèo nhất trong đó có những người không hoặc chưa có quyền hợp pháp về đất đai (Tạp chí Cộng sản, 2007).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)