Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 56)

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

* Tiếp cận hệ thống chính sách về quản lý đất dự án.

Đề tài sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống bao gồm các chính sách của Chính phủ, chủ trương của Nhà nước về đất đai; nhân lực cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai; Cách thức tiến hành các hoạt động nhằm thực thi các giải pháp... Để nắm được nội dung, phương thức quản lý nhà nước về đất đai và đánh giá các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới công tác quản lý Nhà nước về đất đai,

* Tiếp cận có sự tham gia

Cách tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt ở tất cả các lĩnh vực, các hoạt động của đề tài. Từ việc điều tra, khảo sát và đánh giá công tác quản lý Nhà nước, việc làm ở địa phương đến việc thực thi các pháp quản lý Nhà nước về đất đai ở địa phương. Trong đó, nhấn mạnh sự tham gia của các chủ thể nghiên cứu chính cán bộ quản lý, cán bộ chuyên trách, chuyên viên về đất đai, tài nguyên môi trường và chủ thể sử dụng đất đai là hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khác ở địa phương. Một số công cụ của tiếp cận có sự tham gia sẽ được sử dụng một cách linh hoạt để thu thập các thông tin cần thiết từ bảng hỏi đến phỏng vấn trực tiếp các chủ thể nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin cần thiết phục vụ nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Gia Viễn có 01 thị trấn và 20 xã được chia thành 02 khu vực chính dọc theo hai bờ sông Hoàng Long và sông Đáy. Lựa chọn điểm nghiên cứu một số xã đại diện cho 02 vùng trên và có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khác nhau.

Xã Gia Trấn là xã nằm dọc theo đường quốc lộ 1A, có vị trí thuận lợi, kinh tế công nghiệp, dịch vụ phát triển. Công tác quản lý đất đai trong những năm gần đây đạt kết quả tốt.

Xã Gia Vân là xã nằm ở trung tâm huyện, có điều kiện thuận lợi về giao thông, là một trong những xã phát triển, sớm về đích nông thôn mới của huyện.

Xã Gia Lạc nằm bên hữu sông Hoàng Long là một trong những xã đồng chiêm trũng, thuộc vùng khó khăn của huyện. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương còn hạn chế.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Số liệu thứ cấp

Những số liệu này đã được công bố trên các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các báo cáo,.... Những số liệu này được thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn như trích dẫn tài liệu tham khảo.

Thu thập số liệu công tác quản lý Nhà nước về đất đai như các văn bản của huyện ban hành để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm, các số liệu thống kê, kiểm kê đất đai, thu hồi đất, giao đất, đấu giá QSD đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất….tại UBND huyện Gia Viễn, các xã, thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…

3.2.3.2. Số liệu sơ cấp

- Dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy ý kiến của cán bộ quản lý, công chức địa chính xây dựng các xã, thị trấn trên địa bàn huyện về vấn đề quản lý, sử dụng đất dự án...

- Dữ liệu về năng lực thực hiện dự án của cá nhân, tổ chức

- Những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thu hồi đất thực hiện các dự án - Ý kiến đánh giá của người dân liên quan đến công tác quản lý đất của dự án trên địa bàn huyện

- Nguồn cung cấp dữ liệu:

+ Các phòng ban tham gia công tác quản lý đất thực hiện dự án + Các doanh nghiệp, tổ chức đang thực hiện dự án

+ Phương pháp thu thập chủ yếu là phỏng vấn theo phiếu điều tra công chức viên chức tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (3 phiếu), Phòng Tài chính - Kế hoạch (3 phiếu), Phòng Kinh tế và Hạ tầng, (3 phiếu), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng (3 phiếu), Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (3 phiếu), Công chức Địa chính - Xây dựng một số xã, thị trấn (10 phiếu); Đại diện một số doanh nghiệp trong cụm công nghiệp (5 phiếu), Đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh tại trên địa bàn (5 phiếu); thu thập các tài liệu liên quan đến các dự án, thuận lợi, khó khăn thường gặp trong công tác quản lý đất dự án.

+ Phỏng vấn trực tiếp một số người dân có đất nông nghiệp thu hồi giao cho các dự án, một số hộ dân đang sinh sống tại một số khu dân cư tập trung, một số hộ dân sinh sống xung quanh khu vực dự án để thấy hết được quá trình triển khai dự án: khó khăn, thách thức và đánh giá được những giá trị của dự án mang lại cho công đồng dân cư (30 phiếu).

Bảng 3.1. Tổng hợp các nhóm đối tượng điều tra Nhóm đối tượng

điều tra Đặc điểm chọn Số phiếu

Cán bộ quản lý

Phòng Tài nguyên và Môi trường 3

Phòng Tài chính – Kế hoạch 3

Phòng Kinh tế - Hạ tầng 3

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng 3

Chi Nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai 3

Công chức Địa chính – xây dựng một số xã,

thị trấn 10

Doanh nghiệp Doanh nghiệp trong cụm công nghiệp 5

Doanh nghiệp ngoài cụm công nghiệp 5

Người dân

Một số hộ bi thu hồi đất nông nghiệp để thực

hiện dự án 10

Một số hộ dân đang sinh sống trực tiếp tại các

dự án dân cư 10

Người dân sinh sông xung quanh Cụm công

nghiệp 10

3.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

- Số liệu điều tra được xử lý bằng phần mềm Excel để tính toán.

- Phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả thực trạng tình hình quản lý đất đai trên địa bàn huyện .Từ những số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích để thấy được ưu, nhược điểm của công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và quản lý đất dự án nói riêng trên địa bàn huyện.

- Phương pháp phân tổ thống kê:

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm. Các nhóm được chia theo chi tiêu đánh giá như nhóm các dự án trong cụm công nghiệp; nhóm các dự án ngoài cụm công nghiệp (các điểm công nghiệp); Nhóm các dự án xây dựng hạ tầng công cộng; nhóm các dự án cụm dân cư tập trung tại các xã, thị trấn.

Ngoài ra còn phân tổ theo các chỉ tiêu như các dự án Nhà nước thu hồi đất giải phóng mặt bằng bàn giao cho doanh nghiệp thự hiện; các dự án do doanh nghiệp tự thỏa thuận trực tiếp với cá hộ có đất để giải phóng mặt bằng phục vụ cho việc triển khai dự án; Nhóm các dự án thực hiện có hiệu quả; các dự án thực hiện không hiệu quả; các dự án phải điều chỉnh; các dự án phải thu hồi,...

- Phương pháp xếp hạng: Phương pháp này áp dụng có hiệu quả để xử lý những thông tin thu được từ những câu hỏi được soạn thảo theo thang thứ tự, thang khoảng cách. Giúp người nghiên cứu xác định và xếp hạng các yếu tố và từ đó có thể rút ra những kết luận, nhận xét khách quan, khoa học.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

* Nhóm chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất danh cho các dự án:

- Cụm công nghiệp, khu sản xuất kinh doanh; - Các loại đất, mục đích sử dụng đất;

* Nhóm chỉ tiêu về thu hồi đất GPMB bàn giao đất cho các dự án:

- Diện tích đất cần thu hồi;

- Diện tích đất nông nghiệp thu hồi; - Diện tích đất phi nông nghiệp thu hồi; - Số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án;

- Số hộ bị thu hồi đất;

- Số hộ phải di chuyển, tái định cư;

- Số tiền bồi thường về đất đai, tài sản, hỗ trợ khác...

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất dự án

- Diện tích và tỷ lệ diện tích đất sử dụng đúng mục đích, không đúng mục đích được giao.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá, điều chỉnh, thu hồi đất:

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT DỰ ÁN Ở HUYỆN GIA VIỄN GIA VIỄN

4.1.1. Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất của huyện Gia Viễn

4.1.1.1. Công tác quản lý đất đai của huyện Gia Viễn

Huyện Gia Viễn gồm 21 xã, thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 17.668,48 ha theo kết quả thống kê đất đai diện tích các loại đất tính đến ngày 31/12/2017 thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiện trạng và cơ cấu từng loại đất năm 2017 huyện Gia Viễn

STT Chỉ tiêu sử dụng đất diện tích Tổng (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 17.668,46 100 1 Đất nông nghiệp NNP 12.257,86 69,38 1.1 Đất trồng lúa LUA 7.251,90 41,04

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.406,00 24,94

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 456,87 2,59

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 653,43 3,70

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 658,42 3,73

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 2.255,46 12,77

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 218,52 1,24

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 751,37 4,25

1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 11,89 0,07

2 Đất phi nông nghiệp PNN 4.810,51 27,23

2.1 Đất quốc phòng CQP 37,81 0,21

2.2 Đất an ninh CAN 74,60 0,42

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 162,00 0,92

2.4 Đất cụm công nghiệp SKN 96,86 0,55

2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 35,45 0,20

2.6 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 57,37 0,32

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Tổng diện tích (ha) Cơ cấu (%)

2.8 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 1.898,23 10,74

2.9 Đất có di tích lịch sử - văn hóa DDT 276,75 1,57

2.10 Đất danh lam thắng cảnh DDL 1,52 0,01

2.11 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 8,54 0,05

2.12 Đất ở tại nông thôn ONT 886,78 5,02

2.13 Đất ở tại đô thị ODT 46,98 0,27

2.14 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 19,09 0,11

2.15 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 0,43 0,00

2.16 Đất cơ sở tôn giáo TON 16,71 0,09

2.17 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 180,83 1,02

2.18 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 178,93 1,01

2.19 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 9,37 0,05

2.20 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 21,76 0,12

2.21 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 580,85 3,29

2.22 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 159,88 0,90

3 Đất chưa sử dụng CSD 600,09 3,40

Nguồn: Phòng TNMT huyện Gia Viễn (2018)

- Đất nông nghiệp

Diện tích có 12.257,86 ha đất nông nghiệp chiếm 69,38% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất phi nông nghiệp

Diện tích đất đang được sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn huyện là 4.810, 51 ha chiếm 27,23% tổng diện tích tự nhiên.

Đất phi nông nghiệp trong thực tế có xu hướng luôn tăng và chủ yếu dùng vào mục đích đất ở, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Đất chưa sử dụng

Có 600,09 ha diện tích đất chưa sử dụng chiếm 3,4% tổng diện tích tự nhiên, trong thời gian tới cần khai thác tối đa diện tích đất bằng chưa sử dụng để đưa vào sử dụng.

4.1.1.2. Hệ thống bộ máy cơ quan nhà nước về đất dự án huyện ở huyện Gia Viễn

Thời gian qua, công tác kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài nguyên và Môi trường đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn chức danh và kiện toàn cán bộ lãnh đạo, quản lý phòng Tài nguyên và Môi trường.

Phòng Tài nguyên và Môi trường chính thức có 10 đồng chí gồm: 01 đồng chí Trưởng phòng; 01 đồng chí Phó trưởng phòng; 03 chuyên viên; 03 viên chức; 02 cán bộ hợp đồng.

Trong 02 năm gần đây huyện Gia Viễn có bước phát triển mới nhiều công trình dự án lớn được triển khai, việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng hàng trăm ha tại các cụm công nghiệp Gia Vân, Gia Phú; mở rộng khu công nghiệp Gián Khẩu tại xã Gia Tân, các dự án đấu giá QSD đất theo cơ chế đặc thù với diện tích lớn để tạo nguồn thu thực hiện dự án xây dựng khu trung tâm hành chính huyện Gia Viễn. Do đó, khối lượng công việc rất nhiều. Phòng Tài nguyên và Môi trường được tăng cường thêm 02 đồng chí có chuyên môn về đất đai. Như vậy Phòng Tài nguyên và Môi trường có 10 đồng chí.

Phòng Tài nguyên và Môi trường được bố trí 03 phòng làm việc với trang thiết bị tương đối đầy đủ đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ, công chức.

Đối cơ quan quản lý đất đai cấp xã hiện nay có 21 đồng chí bao gồm mỗi xã 01 đồng chí. Tất cả được trang bị phòng làm việc riêng và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác.

* Về trình độ cán bộ

Chất lượng cán bộ địa chính huyện Gia Viễn nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu về trình độ (chuyên môn, đào tạo), ở cấp huyện 10/10 cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 100%, trên đại học có 05/10 cán bộ, cấp xã 19/21 cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ 90,47%, đặc biệt có 02 cán bộ địa chính cấp xã có trình độ trên đại học (cụ thể trong bảng 4.2).

Như vậy trình độ cán bộ quản lý đất đai của huyện Gia Viễn tương đối cao về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu công tác. Cụ thể theo bảng 4.2 dưới đây:

Bảng 4.2 Trình độ công chức thực hiện QLNN về đất dự án của huyện Gia Viễn

Cấp Số lượng

Trình độ chuyên môn

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp

Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Huyện 10 5 0 9 1 0 0 0 0 Xã 21 2 0 18 1 1 1 0 0 Tổng số 31 7 0 27 2 1 1 0 0

Nguồn: Phòng TNMT huyện Gia Viễn (2018)

4.1.2. Thực trạng quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện

4.1.2.1. Quy hoạch sử dụng đất dự án

Thực hiện Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Gia Viễn; Quyết định số 442/QĐ-UBND ngày 14/5/2015 và Quyết định số 501/QĐ-UBND ngày 27/5/2015 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) huyện Gia Viễn. Quy hoạch được duyệt đã đóng góp vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, một số chỉ tiêu, định hướng phát triển đã có sự điều chỉnh, bổ sung. Mặt khác, Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011-2015) của địa phương được lập theo quy định của Luật Đất đai 2003 nên có một số nội dung chưa phù hợp với quy định của Luật đất đai 2013.

Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai nói chung và đất dành cho dự án nói riêng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình, mục tiêu phát triển của các ngành, các lĩnh vực đến năm 2020; huy động cao nhất các nguồn lực, khai thác có hiệu quả tiềm năng và lợi thế của huyện, nhằm đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đồng thời đảm bảo sử dụng đất hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)