Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 102 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Định hướng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước

4.3.3. Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng bàn giao đất cho các dự án

Công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện bàn giao đất cho các dự án. Trong những năm qua, đã có 2.930 hộ gia đình đồng ý chấp thuận giao đất, bàn giao mặt bằng, để thực hiện các dự án, làm tiền đề cho sự ra đời của những con đường mới khang trang, sạch đẹp, những khu dân cư mới hiện đại và nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, công tác giải phóng mặt bằng vẫn còn tồn tại những khó khăn vướng mắc cần giải quyết kịp thời và điều chỉnh:

- Thứ nhất, việc giải phòng mặt bằng còn gặp khó khăn do người dân chưa đồng tình với cơ chế chính sách đền bù, một số dự án chậm giải phóng mặt bằng nên việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất không cao.

- Thứ hai, đơn giá bồi thường nhà cửa, vật kiến trúc khá thấp so với tình hình giá cả thị trường hiện nay, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân việc vận động hộ dân bàn giao mặt bằng cũng khó khăn khi kiến nghị về trượt giá chưa có cơ sở giải quyết.

- Thứ ba, việc gải quyết kiến nghị, đề xuất của người dân có đất thu hồi còn có tình trạng đùn đẩy, ngại va chạm, không thống nhất giữa các cơ quan có thẩm giải quyết như giữa Thanh tra huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường; giữa các xã, thị trấn với các cơ quan chuyên môn của huyện. Một số vấn đề bức xúc chưa tập trung giải quyết do đó vẫn còn tình trạng đơn thư kéo dài, vượt cấp.

- Thứ tư, công tác dân vận: Sự tham gia công tác tuyên truyền vận động của các ban ngành từ các xã đến huyện còn rất hạn chế, chưa coi đây là vấn đề then chốt cần quan tâm sâu.

Một số giải pháp cho công tác thu hồi, GPMB bàn giao đất thực hiện các dự án như sau:

- Thứ nhất, đổi mới tuyên truyền, tích cực phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về đất đai

Công tác tuyên truyền phải được xác định là khâu then chốt nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của người có đất bị thu hồi, đất trong dự án. Do đó, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức

quần chúng trong hệ thống chính trị từ xã đến huyện; tuyên truyền bằng nhiều hình thức tới toàn thể cán bộ đảng viên, nhân dân, đến từng thôn xóm, đến từng tổ dân cư về nhu cầu sử dụng đất, cơ cấu lại quỹ đất phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện, hiểu được chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước và ý nghĩa, sự cần thiết phải thu hồi đất để thực hiện các công trình phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng.

Phải có đi sâu đi sát của những cán bộ, công chức làm công tác thu hồi GPMB tới từng ngõ ngách, đời sống, các mối quan hệ của người có đất thu hồi để giải quyết vấn đề từ cái gốc vốn có. Bên cạnh đó chính quyền cơ sở các xã, thị trấn phải có sự tham gia tích cực phối hợp và vào cuộc mạnh mẽ. Tiếng nói của các ban ngành từ xã, thị trấn có ảnh hưởng rất lớn trong tiền thức của người dân và coi đây là một yếu tố hết sức quan trọng đóng góp một phần rất lớn cho sự thành công của công tác thu hồi đất cho dự án.

Đối với chủ đầu tư cần tăng cường kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu với chính quyền địa phương và tổ chức làm công tác bồi thường. Nắm bắt kịp thời tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án. Có hình thức động viên kịp thời đối với tổ chức làm nhiệm vụ GPMB, địa phương có đất thu hồi bằng nhiều hình thức hỗ trợ như: Hỗ trợ xây dựng Nhà và hóa thôn, Nhà văn hóa xã, hỗ trợ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ GPMB đi học tập kinh nghiệm,...Đặc biệt là đối với chủ đầu tư của những dự án sản xuất kinh doanh lớn

Tổ chức làm nhiệm vụ GPMB kết hợp với đơn vị tư vấn thực hiện đầy đủ quy trình công khai phương án, minh bạch về số liệu hiện trạng để khắc phục hạn chế đến mức thấp nhất những thắc mắc, khiếu kiện của người có đất bị thu hồi.

- Thứ hai, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đại trên địa bàn huyện

Quản lý đất đai là khâu quan trọng để đảm bảo xác định đúng nguồn gốc, hiện trạng đất. Do đó, cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng quy hoạch, gắn quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển không gian đô thị và quy hoạch - kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất được duyệt, thành phố có biện pháp tăng cường phối hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế, phát triển đô thị đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội với kế hoạch sử dụng đất hàng năm để nâng cao tính khả thi, tính thực tiễn và hiệu quả sử dụng đất.

Ở cơ sở, tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, tăng cường trách nhiệm của chính quyền cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Đầu tư cho công tác đo vẽ bản đồ, lập, quản lý và chỉnh lý hồ sơ địa chính theo hướng chính quy, hiện đại, đầu tư thiết bị tin học đồng bộ cho công tác quản lý hồ sơ địa chính từ cấp cơ sở.

- Thứ ba, xây dựng cơ chế chính sách bồi thường, hỗ trợ sát thực tế.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc, khiếu kiện của người dân tại các khu vực thu hồi đất thực hiện dự án là do cơ chế chính sách bồi thường, nhất là giá bồi thường, hỗ trợ. Phải kịp thời đề xuất điều chỉnh chính sách giữa dự án Nhà nước thu hồi và dự án chủ đầu tư tự thỏa thuận để thu hồi đất. Sự chêch lệch về mức bồi thường, hỗ trợ của hai loại hình này gây ra phẩn ứng trái chiều trong nhân dân, gây ra tâm lý so sánh, ỷ lại, trông chờ khiến các nhà đầu tư thỏa thuận để thu hồi đất gặp rất nhiều khó khăn.

Cần chú ý đến việc xây dựng giá đất nông nghiệp theo khu vực, vị trí cho phù hợp. Đặc biệt quan tâm đến ảnh hưởng của việc chênh lệch giá đất giữa các xã, huyện, giáp danh.

Không nên áp dụng chính sách ưu tiên đặc thù cho từng dự án. Sẽ gây ra hệ lụy rất lớn khi thu hồi các dự án khác mà không có sự xem xét hỗ trợ.

Cần có chính sách hỗ trợ kịp thời về ưu tiên các hộ thu hồi hết đất sản xuất nông nghiệp, không còn đất để canh tác đặc biệt là đối với các dự án thu hồi đất mở rộng phát triển các cụm, điểm công nghiệp. Có thể hỗ trợ việc làm, hỗ trợ các chính sách an sinh xã hội ưu tiên học phí cho con em đi học, chính sách về bảo hiểm y tế, .... Xây dựng cơ chế giải quyết việc làm cho các độ tuổi, các khu dịch vụ giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động không đủ điều kiện vào làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân trong việc tự giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nâng cao thu nhập, đảm bảo ổn định đời sống trước mắt cũng như lâu dài.

- Thứ tư, hoàn thiện đơn giá bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất thực hiện dự án.

Quan tâm điều chỉnh, bổ sung để hoàn thiện bộ đơn giá bồi thường, hỗ trợ về cây cối, hoa màu, vật kiến trúc đảm bảo theo nguyên tắc đầy đủ về danh mục,

đơn giá tương đối sát với thị trường, giảm các thiệt hại đối với người dân được bồi thường, hỗ trợ trong tình hình giá cả thị trường thường xuyên biến động.

- Thứ năm, cải cách thủ tục hành chính trong công tác bồi thường, hỗ trợ

Công tác bồi thường, hỗ trợ đảm bảo công khai quy trình, thủ tục, thời gian giải quyết, công khai, minh bạch kết quả kiểm kê, phương án, chính sách, đơn giá áp dụng. Tiếp và giải quyết các kiến nghị, khiếu nại của công dân ngay khi phát sinh từ cơ sở, các ngành, cấp không đùn đẩy, né tránh. Xác định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức làm công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Khi cần, đối thoại trực tiếp, giải thích chính sách cho người dân thông hiểu. Lực lượng làm công tác bồi thường giải phóng mặt bằng phải có trách nhiệm giải quyết dứt điểm các kiến nghị của người dân. Đối với những kiến nghị vượt thẩm quyền phải được phân nhóm, báo cáo các cấp có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Các cơ quan tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện phải xác định rõ lỗi thuộc về phía người chịu trách nhiệm bồi thường hay của người có đất bị thu hồi để đề xuất biện pháp giải quyết hợp lý, đúng đắn, khách quan và hiệu quả. Kiên quyết áp dụng các biện pháp mạnh đối với các trường hợp đã tính đúng, đủ về khối lượng, đảm bảo chế độ chính sách, đã giải thích, vận động, đối thoại công khai, nhưng vẫn cố tình kiến nghị, không thực hiện việc nhận tiền, bàn giao mặt bằng. Các trường hợp gian lận trong việc trồng cây, xây nhà sau khi đã có thông báo thu hồi đất nhằm mục đích trục lợi. Các cơ quan tư pháp, đặc biệt là cơ quan công an cần tham gia tiếp cận dự án ngay từ khi công bố quy hoạch, công bố chủ trương thu hồi đất, để nắm chắc các hoạt động trong quá trình thực hiện các khâu của quy trình giải phóng mặt bằng cho đến khi bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.

- Thứ sáu, công tác kiểm tra giám sát thu hồi đất

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đất đai nhanh chóng khắc phục những tồn tại, yếu kèm trong công tác quản lý trên địa bàn huyện. Đối với các dự án đầu tư sau khi được giao đất, cho thuê đất phải rà soát đánh giá hiệu quả sử dụng đất. Kiên quyết thu hồi các trường hợp vi phạm điều 38 Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, thu hồi đất những dự án không có tính khả thi, sử dụng đất kém hiệu quả, lãng phí đất đai, quá thời hạn không đưa đất vào sử dụng.

Rà soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn huyện là nguồn gây ô nhiễm môi trường hoặc không thích hợp, lập hồ sơ thu hồi các khu văn

phòng sử dụng kém hiệu quả, các cơ sở sản xuất trên địa bàn phải di chuyển vào các khu công nghiệp tập trung theo quy hoạch. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư phát triển nhà đã được thành phố phê duyệt, thực hiện thu hồi đất đối với các dự án không thực hiện đúng theo quy định. Dành một phần quỹ đất thu hồi được để phục vụ tái định cư, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất (cùng với các doanh nghiệp và tổ chức khác) thực hiện xây dựng một số dự án tái định cư tập trung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về đất dự án trên địa bàn huyện gia viễn, tỉnh ninh bình (Trang 102 - 106)