Phần 2 Cơ sơ lý luận và thực tiễn về qlnn về đất dự án
2.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý đất dự án
2.2.2. Công tác quản lý đất đai ở việt nam
2.2.2.1. Tình hình quản lý đất đai ở Việt Nam
Luật đất đai mới năm 2013 được ban hành có hiệu lực từ ngày 1/7/2014 nên việc quản lý đất đai của các địa phương trên cả nước tập trung triển khai thi hành các chính sách, pháp luật về đất đai; Các địa phương đã ban hành hơn 450 văn bản cơ bản hoàn thành việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật và các Nghị định quy định chi tiết thi hành. Các văn bản do địa phương ban hành tập trung vào các lĩnh vực giá đất; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; quy định về hạn mức sử dụng đất, điện tích tối thiểu được phép tách thửa; quy định về trình tự thủ tục giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trình tự thủ tục về giải quyết tranh chấp đất đai và cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
Triển khai rà soát, lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất (2016 - 2020) các cấp phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương. Có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai việc lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp tỉnh và cấp huyện và lập kế hoạch sử dụng đất năm 2016 cấp huyện.
Công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất đã cơ bản được các địa phương triển khai thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về đất đai. Việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng đặc dụng, phòng hộ được kiểm soát chặt chẽ. Theo báo cáo của 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đã thực hiện giao đất, cho thuê đất với tổng diện tích hơn 69 nghìn ha cho hơn 3 nghìn tổ chức và gần 2,5 nghìn hộ gia đình, cá nhân để thực hiện các công trình, dự án phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng và đảm bảo nhu cầu đất ở, đất sản xuất cho nhân dân. Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất theo Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục được tình trạng thu hồi đất tràn lan như trước đây; sàng lọc được các nhà đầu tư có năng lực bảo đảm đưa đất vào sử dụng, không để đất đai lãng phí bỏ hoang.
Triển khai nhiều giải pháp để hoàn thiện hồ sơ địa chính, đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đến nay, cả nước cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, đạt trên 94,9% tổng diện tích các loại đất cần cấp, trong đó riêng trong 11 tháng đầu năm 2015 cả nước đã cấp được hơn 0,20 triệu Giấy chứng nhận. Hệ thống hồ sơ địa chính tiếp tục được hiện đại hóa, cả nước có đã có 107 đơn vị cấp huyện đang vận hành cơ sở dữ liệu đất đai nhiều địa phương đã thực hiện liên thông với hệ thống cơ quan thuế để phục vụ đa mục tiêu (trong đó có 59 đơn vị cấp huyện đã vận hành và quản lý cơ sở dữ liệu đất đai liên thông ở cả 3 cấp), có 9.027 đơn vị cấp xã xây dựng cơ sở dữ liệu đất lúa.
Triển khai kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất hàng năm. Tiếp tục triển khai việc rà soát, đo đạc, cắm mốc, giao đất, cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận, tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh theo Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông
nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng.
Tiếp tục tháo gỡ vướng mắc về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các địa phương, đặc biệt là bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm.Các địa phương đã và đang kiện toàn, thành lập Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất. Tăng cường cải cách hành chính trong quản lý đất đai; thực hiện tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân và doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực đất đai.
Nhìn chung trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai tại các địa phương trên cả nước có chuyển biến rõ nét; đã hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đất đai tạo hành lang pháp lý đầy đủ giúp cho việc triển khai thi hành Luật có hiệu quả hơn. Đã theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện và kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình chuyển tiếp thi hành Luật Đất đai, không để ách tắc gây phiền hà cho doanh nghiệp và người dân. Việc giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai đã hạn chế được giao đất, cho thuê đất cho các chủ đầu tư không có năng lực, tránh được lãng phí trong việc sử dụng đất. Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái đinh cư đã có chuyển biến rõ rệt, hạn chế tối đa việc thu hồi đất “tùy tiện”, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất. Việc xây dựng bảng giá đất 05 năm đã được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật. Công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng đất đã được tăng cường về số lượng; điều chỉnh về đối tượng, trong đó chú trọng thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai; coi trọng việc chỉ đạo, đôn đốc thực hiện và công khai kết quả thực các kết luận thanh tra. Khiếu nại trong lĩnh vực đất đai đã có giảm, chỉ có 45/1.214 vụ việc khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và chú trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai. Cả ở Trung ương và nhiều địa phương đã tập trung quyết liệt để xây dựng và công bố bộ thủ tục hành chính về đất đai theo hướng cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành chính nhằm dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai.
Tuy nhiên, một số địa phương, việc áp dụng thực hiện quy định về thu hồi đất, điều kiện để được giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng
đất chưa thực sự thực hiện triệt để theo tinh thần tạo quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Mặc dù đã đạt tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cơ bản hoàn thành nhưng kết quả cấp Giấy chứng nhận trên cơ sở bản đồ địa chính, trích đo địa chính có tọa độ còn hạn chế. Số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cấp còn ít; việc thanh tra, kiểm tra đối với các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai tại các địa phương chưa được tăng cường mạnh mẽ; việc xử lý vi phạm còn chậm, kéo dài, kết quả xử lý còn khiêm tốn so với số lượng các vi phạm đã phát hiện; tính răn đe, ngăn chặn của công tác thanh tra, kiểm tra chưa cao. Việc rà soát, tổ chức lại Văn phòng đăng ký đất đai và Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 còn chậm. Một số địa phương chưa thật sát sao, quyết liệt trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.
2.2.2.2. Công tác quản lý đất đai ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Đông Triều là huyện nằm ở phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, là trung tâm đầu mối giao thương với các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Hà Nội, thành phố Uống Bí và thành phố Hạ Long, với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ 18A, 18B, đường thuỷ nối liền các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng và các tỉnh lân cận.
Công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Đông Triều, Quảng Ninh:Về quy hoạch sử dụng đất: Huyện Đông Triều được UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2001-2010. Triển khai quy hoạch chung của huyện, đã tiến hành quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang phát triển công nghiệp - dịch vụ; quy hoạch mở rộng cum công nghiệp Kim Sen; quy hoạch phát triển công nghiệp tại Bình Khê Tràng An; quy hoạch hai bên đường tránh thị trấn Đông Triều; quy hoạch xây dựng khu liên cơ quan, trung tâm bồi dưỡng chính trị; quy hoạch chung tâm cum xã và phát triển khu dân cư; Quy hoạch nâng cấp đường các tuyến đường trọng điểm như: Đường Nguyễn Huệ, đường Mạo Khê - Bình Khê, đường An Sinh đi Lục Nam, đường vào khu Lăng mộ các vua Trần, đường từ Ngọ Vân đi Yên Tử qua Tràng Lương, đường Đức Chính đi Bình Khê; quy hoạch khu đô thị Kim Sơn, khu đô thị mới Mạo Khê. Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/1.000 chuyển đổi đất nông nghiệp sử dụng kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản, quy hoạch chuyển đổi 1.800ha cây ăn quả kém hiệu quả chuyển sang trồng cây lâm nghiệp.
Công tác xác định địa giới hành chính: Huyện đã xác định cụ thể mốc địa giới hành chính trên thực địa và xây dựng bản đồ địa giới hành chính cho 21 xã, thị trấn, tạo điều kiện cho các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ ranh giới, diện tích.
Công tác giao đất, thu hồi đất được huyện quan tâm, trú trọng. Trong những năm qua, huyện Đông Triều đã tiến hành giao đất dự án cho các đơn vị triển khai thực hiện như: Dự án khu đô thị mới Mạo Khê, khu đô thị Kim Sơn, Cụm công nghiệp Kim Sơn, Dự án nhà máy nhiệt điện Đông Triều... ; giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra huyện thu hồi đất trong các trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, đất thuộc khu xây dựng các dự án…
Công tác thống kê được tiến hành hàng năm, công tác kiểm kê được tiến hành 5 năm một lần theo đúng quy định của Luật đất đai 2003. Về chất lượng số liệu, chất lượng hồ sơ và thời gian thực hiện luôn đạt yêu cầu. Nhìn chung, công tác quản lý đất đai trên các lĩnh vực liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất như quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất…đều được đảm bảo thực hiện theo quy định. Việc khai thác sử dụng đất đạt hiệu quả, công tác phát triển rừng được quan tâm đầu tư. (Phạm Tiến Phúc, 2012).
Tuy còn những mặt hạn chế nhưng công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện Đông Triều đã đạt được những thành công đáng khích lệ. Để đạt được những thành công đó phải kể đến những quan điểm quản lý nhà nước về đất đai hợp lý của huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh:
Một là, quản lý nhà nước về đất đai đảm bảo kết hợp giữa quyền sở hữu với quyền sử dụng và đảm bảo sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước;
Hai là, quản lý nhà nước về đất đai đảm bảo kết hợp với vấn đề bảo vệ môi trường và các vấn đề xã hội;
Ba là, quản lý nhà nước về đất đai đảm bảo tính hệ thống và đồng bộ.
2.2.2.3. Công tác quản lý đất đai ở huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Huyện Việt Yên thuộc vùng trung du của tỉnh Bắc Giang nằm giữa lưu vực sông Cầu và sông Thương, có diện tích 171,447km2.
Huyện Việt Yên có đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 37 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn chạy qua nên rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển thương mại, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn của miền Bắc. Đặc biệt, Việt
Yên có vị trí thuận lợi cho việc hình thành các khu, cụm công nghiệp của tỉnh nên tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.
Những kết quả đạt được trong công tác QLNN về đất đai huyện Việt Yên:
Thứ nhất, bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay của huyện không ngừng được tăng cường và hoàn thiện. Lực lượng cán bộ chuyên môn phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai hiện nay tương đối đạt yêu cầu về QLNN.
Thứ hai, Các văn bản pháp quy phạm pháp luật được ban hành kịp thời đó tháo gỡ được nhiều vướng mắc trong công tác giao đất, cho thuê đất, bồi thường GPMB, xử lý cấp GCN QSDĐ.... Các hình thức tuyên truyền được sử dụng đa dạng, dễ tiếp thu. Hàng năm, đó tổ chức tập huấn nghiệp vụ, phổ biến và giải đáp pháp luật cho hàng chục ngàn lượt người tham gia. Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên các quy định của pháp luật dần được đưa vào cuộc sống, ý thức chấp hành pháp luật được nâng lên, hạn chế các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất.
Thứ ba, Công tác thống kê đất được thực hiện đều đặn, đầy đủ hàng năm theo luật định. Số liệu được cập nhật hàng năm, phản ánh tình hình sử dụng đất và biến động quỹ đất, phục vụ hoạch định các chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
Thứ tư, về công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Huyện Việt Yên đã và đang không ngừng thực hiện các mục tiêu đề ra trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất đầu kỳ 2010-2015 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Hoàn thành sớm công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do tỉnh đề ra ở cấp huyện và quy hoạch theo ngành, chương trình, dự án, quy hoạch các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khu kinh tế, khu đô thị, khu du lịch cũng đã được thực hiện tương đối đồng bộ.
Thứ năm, công tác giao đất, thu hồi đất. Huyện Việt Yên đã sớm hoàn thành việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định theo nghị định 64 NĐ/CP của Chính phủ. Hàng năm, thực hiện thu hồi đất, giao đất và cho thuê đất với diện tích hàng ngàn ha sử dụng vào mục đích chuyên dùng, phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Thứ sáu,về công tác giải phóng mặt bằng Hàng năm, Tỉnh đã ban hành bảng giá đất, là căn cứ cho huyện thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thu thuế chuyền quyền sử dụng đất, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất. Việc quản lý các nguồn thu từ đất cũng được quan tâm, các khoản thu được đưa vào ngân sách,
huyện đã ban hành các quy định về tỷ lệ trích nộp ở các cấp cũng như chế độ chi tiêu nguồn kinh phí này.
Thứ bảy, Thanh tra đất đai; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý và sử dụng đất. Huyện thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra nhằm chấn chỉnh các tồn tại về quản lý đất đai. Phân loại đơn thư khiếu nại về đất đai, trả lời kịp thời cho người dân và hướng dẫn về các thị trấn xã giải quyết theo thẩm quyền. Các vướng mắc về khiếu nại đất đai ở các xã, thị trấn trực tiếp về tham gia họp để giải quyết dứt điểm tại cơ sở. Tham gia tổ công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo (Thân Văn Nam, 2015).