Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.3. Định hướng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước
4.3.1. Định hướng tăng cường quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện
của các doanh nghiệp cơ bản được đảm bảo đúng tiến độ đã cam kết ban đầu. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn có một số doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu về vốn đầu tư, không xây dựng được hạ tầng để sản xuất, không đảm bảo tiến độ đã bị Nhà nước thu. Một số doanh nghiệp đầu tư dở dang, diện tích được giao lớn nhưng chỉ sử dụng rất ít khoảng 15%, không thực hiện việc nộp tiền thuê đất đầy đủ, …lãng phí rất lớn phần diện tích dự án được giao, UBND huyện đã có kiến nghị nhiều lần nhưng UBND tỉnh không thu hồi, gây bức xúc rất lớn trong công đồng dân cư.
4.2.4. Huy động nguồn lực, sự tham gia của các bên liên quan
Để quản lý sử dụng đất đai nói chung cũng như đất dự án nói riêng trên địa bàn huyện Gia Viễn, việc huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, từ huyện, xã đến tận người dân cũng như sự phối hợp các phòng ban liên quan như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng TC-KH, phòng KT&HT, Văn phòng ĐKQSD đất có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý sử dụng đất dự án.
Trong thời gian qua, có thể thấy huyện Gia Viễn đã có sự chỉ đạo công tác quản lý sử dụng đất dự án một cách nghiêm túc. Tuy nhiên, để được sự đồng thuận, nhất trí ủng hộ cao hơn nữa từ phía người dân thì cần phải có nhiều biện pháp quyết liệt hơn nữa. Cần tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và người dân, đặc biệt tại các xã có các dự án triển khai cần thu hồi đất, GPMB. Cần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Linh hoạt, mềm mỏng trong công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, GPMB để đạt hiệu quả thu hồi đất cũng như quản lý và sử dụng đất dự án cao hơn nữa trong thời gian tới.
4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT DỰ ÁN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT DỰ ÁN
4.3.1. Định hướng tăng cường quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Gia Viễn huyện Gia Viễn
Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI, để khắc phục những bất cập trong công tác quản lý nhà nước về đất đai trong thời gian qua và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, cần tập trung vào một số định hướng sau:
Thứ nhất, hoàn thiện công tác quy hoạch sử dụng đất.
Thứ hai, đổi mới cơ chế giao đất và cho thuê đất để giải quyết những bất cập trong thực tiễn, đó là việc sử dụng đất lãng phí, hiệu quả thấp và thất thu
ngân sách nhà nước, tình trạng tham nhũng trong thực hiện việc giao đất, cho thuê đất.
Thứ ba, định giá đất, thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo cân đối lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.
Thứ tư, đổi mới chính sách tài chính về đất đai để trở thành công cụ quản lý thị trường, chống đầu cơ về đất đai, khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, điều tiết lợi ích hợp lý từ sử dụng đất giữa Nhà nước, cộng đồng và người sử dụng đất.
Thứ năm, tăng cường kiểm soát, thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về pháp luật đất đai, đặc biệt là thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nhằm chấn chỉnh những yếu kém, hạn chế và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai.
Thứ sáu, hoàn thiện cơ chế để phòng, chống tham nhũng trong quản lý nhà nước về đất đai một cách hiệu quả.