Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận về quản lý chi thường xuyên NSNN
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN
2.1.3.1. Nhân tố khách quan
- Điều kiện kinh tế xã hội: Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúng tiến độ. Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm Nhà nước sẽ thắt chặt tín dụng để kìm chế lạm phát, các dự án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi thường xuyên NSNN giảm. Lạm phát cũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này có thể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện. Vì vậy, có thể nói các yếu tố về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn địa phương.
- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập: Việc quản lý ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, khôngchỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách chi NSNN.
- Hệ thống chính sách thuế: Để cho các đối tượng nộp thuế tự giác chấp hành nghĩa vụ của mình, thì bản thân họ phải hiểu rõ về luật thuế đó, phải tự tính ra được số thuế mà họ phải nộp và số thuế này nằm trong khả năng đóng góp của họ. Do đó, mỗi luật thuế phải có nội dung đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông, phù hợp với trình độ chung của cả người nộp thuế và người quản lý và quan trọng là các mức thuế suất phải được tiến hành trên sự phân tích khoa
học, toàn diện để tìm ra được những đáp số phù hợp nhất, sẽ tăng được tính hiệu quả của công tác quản lý thu thuế.
- Nguồn lực tài chính công huy động được: Dự toán về chi NSNN được lập luôn luôn được tính toán có khoa học dựa vào nguồn lực tài chính công huy động được, tức là căn cứ vào thực tiễn thu ngân sách và các khoản thu khác các năm trước và dự báo tăng thu trong năm naymà đề ra kế hoạch huy động nguồn thu, vì vậy, chi thường xuyên NSNN không được vượt quá nguồn thu huy động được, đồng thời cũng căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương để lập dự toán chi thường xuyên NSNN hàng năm. Đối với các địa phương có nguồn thu lớn thì không phụ thuộc vào NSTW cấp thì chủ động hơn trong việc lập dự toán chi tiêu và quản lý chi thường xuyên NSNN.
2.1.3.2. Nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan bao gồm: Năng lực quản lý của người lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi thường
xuyên NSNN, tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN cũng như quy trình nghiệp vụ, công nghệ quản lý chi thường xuyên NSNN.
- Năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chi NS.
Lãnh đạo một số cơ quan, chính quyền địa phương chưa coi trọng công tác quản lý tài chính, ai làm cũng được, vì vậy sự ổn định vị trí cho những người làm công tác quản lý tài chính chưa được quan tâm đúng mức, họ thường thay đổi sau mỗi kỳ bầu cử đại biểu HĐND. Chính vì vậy, những tích luỹ kinh nghiệm mà thời gian công tác không được sử dụng trong những năm tiếp theo. Do đó việc quản lý ngân sách cũng gặp không ít khó khăn. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý tài chính ở các cấp, ngành, địa phươngchưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng. Điều này gây khó khăn trong tổ chức kế toán, kiểm tra, giám sát và tổng hợp, phân tích đánh giá về quản lý ngân sách Nhà nước.
- Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên ngân sách.
Tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn địa phương và việc vận dụng quy trình nghiệp vụ quản lý vào thực tiễn địa phương: hoạt động quản lý chi thường xuyên NSNN được triển khai có thuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên
NSNN và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp vụ quản lý. Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từng khâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từ lập, chấp
hành, quyết toán và kiểm toán chi thường xuyên NSNN có tác động rất lớn đến quản lý chi thường xuyên NSNN. Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạng sai phạm trong quản lý. Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thì càng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyết định quản lý chi NSNN, giảm các yếu tố sai lệch thông tin. Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi thường xuyên
NSNN trên địa bàn địa phương.
- Công nghệ thông tin quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn thành phố.
Việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong cuộc sống ngày nay đã và đang thực sự chứng tỏ vai trò không thể thiếu được của nó. Thực tế đã chứng minh với việc ứng dụng công nghệ tin học vào trong công tác quản lý chi thường
xuyên NSNN ở địa phương sẽ giúp tiết kiệm được thời gian xử lý công việc, đảm bảo được tính chính xác, nhanh chóng và thống nhất về mặt dữ liệu, tạo tiền đề cho những quy trình cải cách về mặt nghiệp vụ một cách hiệu quả. Chính vì lẽ đó mà công nghệ tin học là một trong những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN hiện đại trên địa bàn địa phương.
Một bộ phận trong cán bộ và nhân dân ở cơ sở chưa nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện quy chế dân chủ công khai ở cơ sở mà trước hết là quy chế công khai tài chính nên chưa tích cực giám sát quá trình thực hiện quy chế này trong công tác quản lý tài chính các cấp.