Quyết toán chi thường xuyên ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 81 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.3.Quyết toán chi thường xuyên ngân sách

4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố Hà

4.1.3.Quyết toán chi thường xuyên ngân sách

Công tác quyết toán chi NSNN tại thành phố Hà Giang được thực hiện theo Luật NSNN năm 2002, Nghị định 60/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ

(2003), Thông tư số 59/TT-BTC ngày 23/6/2003 hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/NĐ-CP (Bộ Tài chính, 2003), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/6/2006 về việc ban hành Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính,

2006), Thông tư số 185/2010/TT-BTC ngày 15/11/2010 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính, 2010), ban hành kèm

theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính, Thông

tư hướng số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp,

tổ chức được NSNN hỗ trợ (Bộ Tài chính, 2007), Công văn hướng dẫn khóa sổ và lập quyết toán ngân sách hàng năm của Sở Tài chính tỉnh Hà Giang và các

chính sách, chế độ, định mức chi NSNN hiện hành.

Công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách là nhiệm vụ rất quan trọng nếu làm tốt sẽ kiểm soát được ngân sách Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ phát triển KT- XH theo kế hoạch đã đề ra, Công tác quyết toán chi thường xuyên

ngân sách cũng đàm bảo các khoản thu, chi đúng với dự toán nhân sách đã được duyệt, loại bỏ khoản chi không đúng quy định, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép, hạn chế các tiêu cực trong công tác quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước.

Như vậy về cơ bản trong những năm qua công tác kế toán và quyết toán chi NS trên địa bàn thành phố Hà Giang đã đi vào khuôn khổ, thực hiện theo đúng mục lục NS và chế độ kế toán hiện hành. Các khoản thu, chi NS đều được phản ánh vào

NS thông qua Kho bạc Nhà nước. Báo cáo tổng quyết toán chi NS thành phố Hà Giang hàng năm đều được HĐND thành phố thông qua. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại cần khắc phục để hoàn thiện hơn công tác quản lý NS Thành phố Hà Giang.

Kết quả tổng hợp quyết toán chi ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Giang (2014- 2016), được thể hiện qua Bảng 4.6.

Bảng 4.6. Tình hình Quyết toán chi thường xuyên NS trên địa bàn thành phố Hà Giang (2014- 2016) Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 1. Tổng số đơn vị được quyết toán 120 120 120 100 100 2. Số đơn vị quyết toán

đúng thời hạn

90 93 98 103 105 3. Tỷ lệđơn vị quyết toán

đúng thời hạn (%)

75,0 77,5 81,66 4. Số tiền đề nghị quyết

toán (tr. đ)

386.447 435.340 479.619 113 110 5. Số tiền được quyết toán

(tr. đ)

335.101 381.344 422.522 114 111 6. Tỷ lệ số tiền được quyết

toán (%)

86,71 87,59 88,09 7. Số tiền chưa được quyết

toán, chuyển nguồn (tr.đ) 51.346 53.996 57.097 105 106

Qua bảng 4.7 quyết toán chi thường xuyên qua các năm, có xu hướng tăng

về tổng chi và cả về tỷ trọng trong chi ngân sách, các khoản chi thường xuyên gắn với việc thực hiện các nhiệm vụthường xuyên của chính quyền Nhà nước về

quản lý kinh tế, xã hội trên địa bàn. Trong thời gian vừa qua chi thường xuyên có

xu hướng gia tăng điều này cho thấy sự đầu tư và quan tâm của các cấp chính quyền đối với các sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao… trên địa bàn toàn thành phố. Số liệu chi thường xuyên ngân sách thành phố Hà Giang 3 năm

(2014- 2016) tổng chi thường xuyên các năm đều tăng, năm 2015 tăng 13% so

năm 2014, năm 2016 tăng 10% so năm 2015.

Hàng năm, Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tiến hành thẩm tra quyết toán tại 120 đơn vị dự toán. Khối lượng công việc nhiều, trong khi đó số người quản lý lại ít (05 ngườitrong đó 02 người phụ trách khối trường học, 02người phụ trách khối dự toán, 01 người phụ trách chung) dẫn đến công tác quyết toán ngân sách các đơn vị thường tiến hành trong thời gian dài, thời gian đi quyết toán tại các đơn vị thông thường từ ½ đến 01 ngày nên việc thẩm định quyết toán còn mang

tính hình thức.

Trong quá trình thanh quyết toán đã phát hiện ra nhiều sai sót tại các đơn vị như: Chi saichế độ (ví dụ tính lương, phụ cấp sai; các khoản thanh toán trong hội nghị, hội họp,...), chi không có chứng từ gốc, chi không đúng trợ cấp mục

tiêu (ví dụ chi cho tăng lương nhưng lại dùng khoản này chi cho hoạt động khác của đơn vị,..), chi không đúng mục đích (các khoản chi không được bố trí trong dự toán). Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng ở một số đơn vị hạch toán định khoản sai... làm cho số liệu quyết toán không được chính xác. Một số đơn vị do công việc nhiều, kế toán còn kiêm nhiệm một số việc khácvì thế đến thời gian quyết toán vẫn chưa sắp xếp, hoàn thiện xong sổ sách chứng từ kế toán, thường hay hoãn lại thời gian quyết toán để hoàn thiện chứng từ, làm cho công tác thẩm tra quyết toán bị chậm chễ.

Một số đơn vị như công an, ban chỉ huy quân sự, văn phòng thành ủy sử dụng phần mềm kế toán riêng của ngành vì vậy nhiều biểu mẫu sổ sách, cách hạch toán không được thống nhất. Đặc biệt, ban chỉ huy quân sự thành phố sử dụng phần mềm của quân đội, không có hạch toán mục, tiểu mục, và không sử dụng phần mềm kế toán khác vì vậy khi quyết toán số liệu thường lấy số liệu từ các lần rút Kho bạcđể cho vào sổ sách, báo cáo tài chính nên sổ sách, báo cáo tài

Mặt khác trong những năm qua, quyết toán NS lập đều chậm không đảm bảo thời gian quy định của Luật NSNN và kéo dài trong suốt 3 năm chưa được khắc phục. Nguyên nhân của việc nộp báo cáo quyết toán chậmđược thể hiện qua số liệu của kết quả điều tra tại bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả khảo sát đánh giá nguyên nhân của việc lập báo cáo quyết

toán chi thường xuyên ngân sách chậm

Ý kiến đánh giá Số ý kiến Tỷ lệ %

Trình độ năng lực kế toán còn yếu kém 47 74,60

Thiếu tinh thần trách nhiệm 54 85,71

Văn bản hướng dẫn không rõ ràng 14 22,22

Khối lượng công việc nhiều 28 52,83

Khác 8 12,69

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Có 85,71% ý kiến cho rằng do thiếu tinh thần trách nhiệm; 74,6% ý kiến là

do trình độ năng lực của kế toán còn yếu kém; 52,83% ý kiến là do khối lượng công việc nhiều; 22,22% ý kiến do văn bản hướng dẫn không rõ ràng và 12,69% ý kiến là do lý do khác.

Theo phân tích chi tiết ở bảng 4.7 tình hình đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách ở thành phố thì bên cạnh đó kế toán thuộc các đơn vị sự nghiệp khối các trường Tiểu học phải kiêm nhiệm thêm công tác Hành chính, kế toán khối các trường THCS phải kiêm công tác văn thư. Phòng Tài chính - kế hoạch là cơ quan thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao về lập, thẩm định quyết toán ngân sách lại thiếu về biên chế, cán bộ được tuyển dụng toàn trình độ đại học nhưng lại thiếu kinh nghiệm công tác thực tiễn do mới được tuyển dụng. Ngoài ra còn có kế toán thiếu tinh thần trách nhiệm trông thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao. Mặc dù Luật ngân Nhà nước đã có quy định và chế tài xử phạt đối với những đơn vị nộp báo cáo không đúng thời gian quy định nhưng chế tài xử phạt chưa nghiêm chỉ tạm dừng cấp phát kinh phí chi thường xuyên và xử lý vi phạm

hành chính trong lĩnh vực kế toán cho nên việc nộp báo cáo quyết toán chậm kéo dài trong suốt 3 năm chưa được khắc phục đòi hỏi phải có giải pháp để thực hiện trong những năm tiếp theo.

Qua đó cho thấy công tác thẩm tra Quyết toán của cơ quan chuyên môn chưa thực sự mang tính giám sát loại bỏ cái bất hợp lý mà chỉ mang tính chất thủ tục, tổng hợp những Quyết toán sẵn có từ các cơ quan đơn vị, các xã gửi về để tổng hợp quyết toán. Với báo cáo quyết toán như vậy, do thời gian họp có hạn, báo cáo mang tính chất nghiệpvụ chuyên môn, HĐND huyện chưa thể thảo luận được cụ thể và chi tiết. Do đó việc phê chuẩn của HĐND còn nhiều hạn chế.

Kết quả khảo sát về việc quyết toán chi thường xuyên ngân sách trên 62

đơn vị tại thành phố Hà Giang như sau:

Bảng 4.8. Tổng hợp kết quảđiều tra về việc quyết toán chi thường xuyên ngân sách tại thành phố Hà Giang

Nội dung câu hỏi khảo sát Kết quả đánh giá

Số phiếu Tỷ lệ %

1. Đơn vị anh (chị) công tác có cài đặt và sử dụng phần mềm kế toán ngân sách không?

- Có cài đặt và sử dụng hiệu quả 63 100 - Có cài đặt nhưng sử dụng không hiệu quả 0 0 - Có cài đặt nhưng không sử dụng 0 0 - Không cài đặt và sử dụng 0 0 2. Công tác quyết toán chi thường xuyên hiện nay được

thực hiện như thế nào?

2a. Về việc lập báo cáo quyết toán

- Đầy đủ, chính xácvà đồng bộ 44 70 - Chưa đầy đủ, chính xác và đồng bộ 19 30 2b. Về thực hiện thời gian báo cáo quyết toán

- Kịp thời, đúng quy định 13 20

- Chưa kịp thời 37 60

- Rất chậm 13 20

2c. Về việc thanh quyết toán

- Tốt 32 51

- Chưa tốt 25 49

- Ý kiến khác 0 0

Đây là một kết quả đáng mừng trong việc áp dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán và quyết toán nói riêng cũng như công tác quản lý NSNN nói chung. Và việc sử dụng phần mềm giúp cho công tác quyết toán chi thường xuyên ngân sách thành phố hạn chế được sai sót và đảm bảo thời gian quyết toán.

Xong tuy chất lượng báo cáo quyết toán được đảm bảo, nhưng thời gian

nộp thì không hề đảm bảo và kịp thời, còn để phải nhắc nhở. Như vậy qua các phiếu khảo sát đã phần nào phản ánh được thực trạng của tình hình quyết toán

chi thường xuyên ngân sách của các đơn vị thuộc thành phố Hà Giang.

* Đánh giá chung:

- Về kết quả đạt được: Công tác quyết toán chi thường xuyên của thành phố trong thời gian qua đã được Thành phố thực hiện theo đúng chế độ do Bộ Tài chính quy định. Khác với trước kia, công tác quyết toán hiện nay đã được chú trọng thực hiện việc quyết toán theo đúng mục lục NSNN, các nghiệp vụ chi

thường xuyên đã được ghi chép đầy đủ, đảm bảo đúng chế độ.

- Hạn chế, tồn tại công tác quyết toán chi thường xuyên

Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng NS thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu, chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Báo cáo quyết toán của một số đơn vị phải điều chỉnh, sửa chữa dẫn đến tình trạng một số đơn vị còn chậm về thời gian khi nộp báo cáo quyết toán. Điều này là do trình độ chuyên môn, nhiều cán bộ kế toán ở các đơn vị khả năng sử dụng phần mềm quản lý tài chính, phần mềm hành chính sự nghiệp vào công tác kế toán còn hạn chế. Việc đưa công nghệ thông tin vào công tác kế toán không mới nhưng với một số cán bộ kỳ cựu thì trình độ tin học còn thấp cũng như kỹ năng sử dụng phần mềm trong kế toán chưa tốt do vậy công tác kế toán tài chính thực hiện thủ công vẫn được sử dụng song hành, lúng túng trong việc lập báo cáo quyết toán, công tác lưu trữ hồ sơ rất hạn chế đó làm cho công tác thanh kiểm tra ở cácđơn vị mất rất nhiều thời gian.

Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính nể nang, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định (ví dụ như đôi khi còn tạo điều kiện, cho thời gian để đơn vị hoàn thiện chứng từ thiếu). Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ

dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ NS, định mức sử dụng NS của cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng NS.

- Nguyên nhân dẫn đến hạn chế

Quyết toán chi thường xuyên ngân sách thì đội ngũ cán bộ chuyên trách

về quản lý tài chính ở các đơn vị chưa được tăng cường đúng mức về chất lượng và số lượng theo yêu cầu công việc, trình độ nghiệp vụ kế toán chưa đồng đều giữa các đơn vị, vì ở nhiều đơn vị, không có kế toán NS chuyên trách mà phải kiêm nhiệm, nên chưa phản ánh kịp thời, đầy đủ các nghiệp vụ kế toán vào các chương trình kế toán máy, cuối năm công tác khóa sổ, lập báo cáo quyết toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 81 - 87)