Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 87 - 92)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.4.Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách thành

4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố Hà

4.1.4.Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách thành

đảm bảo thời gian.

4.1.4. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách thành phố thành phố

Trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc quản lý sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước của các cơ quan đơn vị, các xã, phường trên địa bàn thành phố đã được quan tâm thực hiện. UBND tỉnh, UBND Thành phố, thường trực thành ủy, HĐND thành phố đã chỉ đạo tập trung công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất thuộc lĩnh vực chủ yếu là Tài chính ngân sách. Đây là những lĩnh vực nhạy cảmthường làm mất ổn định tình hình tại cơ sở, từ thực tiễn đã từng xảy ra.

Qua các cuộc thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Nhà nước, Thanh tra ngành tài chính, Công an kinh tế, ủy ban kiểm tra thành ủy… đã phát hiện những sai phạm trong quá trình tổ chức thực hiện ở các đơn vị của thành phố, các xã, như trong lĩnh vực trợ cấp xã hội còn không đúng đối tượng theo quy định, hỗ trợ dự án phát triển sản xuất không đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước. Đền bù giải phóng mặt bằng vượt khối lượng, chưa thực hiện đúng quy định trong đền bù, hỗ trợ di rời. Tình trạng ở một số đơn vị của huyện và một số bộ phận kế toán, tài chính NS xã mở sổ kế toán theo dõi không cộng sổ tổng thu -

chi phát sinh trong tháng, cuối tháng không có sự kiểm tra đối chiếu sổ kế toán tiền mặt giữa các chủ tài khoản, kế toán và thủ quỹ diễn ra còn phổ biến. Việc

triển khai thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ - CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ chưa đúng với hướng dẫn, lập và giao dự toán chưa sát với thực tế, giao kinh phí chi thường xuyên bao gồm cả chi không thường xuyên, xác định sai loại hình đơn vị sự nghiệp, dẫn đến cấp kinh phí không chính xác; quản

lý các hoạt động còn nhiều sai sót, thiếu hướng dẫn; không kê khai, nộp thuế hoặc kê khai thiếu, nộp thiếu thuế. Qua thực tế cho thấy, việc thực hiện công khai tài chính của cấp thành phố và cấp xã phường cơ bản đã được thực hiện theo quy định. Tuy nhiên qua công tác khảo sát cho thấy hầu như chưa có xã nào thực hiện việc niêm yết công khai trước trụ sở chưa được thực hiện, mà chỉ có báo cáo công khai trước kỳ họp HĐND thành phốvà gửi đến các đơn vị có liên quan.

Trong quản lý chi ngân sách Nhà nước nói chung, chi thường xuyên ngân sách nói riêng, công tác thanh, kiểm tra ngân sách Nhà nước được quy định cụ thể tại điều 70 trong Luật ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 có hiệu lực từ năm 2004. Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, Quốc hội khóa 11 năm 2005 đã ban hành 02 văn bản Luật: Luật Phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 có hiệu lực từ

1/6/2006 (Quốc hội, 2005a); Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí số 48/2005/QH11 có hiệu lực từ 1/6/2006 (Quốc hội, 2005b). Hai văn bản luật này đã gắn kết công tác thanh tra như là một bộ phận, một công cụ thiết yếu, không thể thiếu được trong công cuộc phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Tại thành phố Hà Giang, hệ thống thanh, kiểm tra thu, chi ngân sách được thể hiện qua sơ đồ 4.2:

Các đơn vị sử dụng ngân sách thành phố được kiểm soát chi bởi Kho bạc thành phố.

Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện thẩm định quyết toán định kỳ 6 tháng một lần, một năm 2 lần.

Kiểm toán Nhà nước định kỳ 2 năm một lần.

Các đoàn thanh tra tỉnh, thanh tra Sở Tài chính, thanh tra thành phố thì kiểm tra, thanh tra đột xuất hoặc là làm theo kế hoạch hoặc làm theo đơn thư khiếu nại.

Sơ đồ 4.2. Hệ thống thanh, kiểm tra chi thường xuyên tại thành phố Hà Giang

Nguồn: UBND thành phố Hà Giang (2017) Có thể thấy hệ thống thanh, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách tại thành

phố Hà Giang khá sát sao, đầy đủ xong vẫn còn nhiều bất cập như đối với các đoàn thanh tra thành phố, thanh tra Sở Tài chính hay thanh tra Tỉnh, khối lượng các đơn vị cần thanh, kiểm tra quá lớn nên không thể kiểm tra hết trong một đợt kiểm tra vì vậy mà các đợt kiểm tra thường đi theo kế hoạch là kiểm tra một số đơn vị thí điểm nào đó theo danh sách hoặc đi kiểm tra theo chuyên đề là kiểm tra theo một chuyên đề xuyên suốt tại một số các đơn vị thí điểm nào đó.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành NS các đơn vị nhằm đảm bảo tính hiệu quả và trung thực trong quản lý NSNN, ngăn ngừa sai phạm, tiêu cực trong quản lý, điều hành và sử dụng NSNN góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương một cách bền vững hơn.

Kết quả khảo sát về việc thanh, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách trên 63 đơn vị tại thành phố Hà Giang như trên:

Như vậy công tác kiểm tra quản lý chi ngân sách thành phố đã được phòng chức năng về tài chính quan tâm sát sao, đã coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện, chấp hành dự toán của các đơn vị nhằm hạn chế việc chi sai, chi thừa hay chi thiếu.

Kiểm toán Nhà nước Thanh tra tỉnh Thanh tra Sở tài chính Thanh tra thành phố Phòng Tài chính- Kế hoạch Kho bạc thành phố Các đơn vị thụ hưởng ngân sách thành phố

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quảđiều tra về việc thanh, kiểm tra chi thường xuyên ngân sách tại thành phố Hà Giang

Nội dung câu hỏi khảo sát Kết quả đánh giá

Số phiếu Tỷ lệ %

1. Hàng năm, các anh (chị) có đượckiểm tra việc lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán chi thường xuyên ngân sách tại đơn vị mình hay không?

- Có 63 100

- Không 0 0 2. Tần suất kiểm tra như thế nào?

- Định kỳ 46 73 - Đột xuất 14 22 - Không biết 03 5 3. Đơn vị có mắc sai phạm hay không?

- Có 25 40

- Không 38 60

Nguồn: Tổng hợp phiếu khảo sát (2017)

Công tác kiểm tra, thanh tra cũng được tiến hành khá thường xuyên. Tuy

nhiên chất lượng kiểm tra thì không được đánh giá qua số lần kiểm tra. Nhưng việc đột xuất kiểm tra sẽ phát hiện được các trường hợp chi sai quy định và sẽ giúp ngăn ngừa việc chi lãng phí, không tiết kiệm ngân sách.

Qua đây cho thấy công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi thường xuyên

ngân sách thành phố Hà Giang nhìn chung khá tốt. Tuy nhiên, việc kiểm tra khâu lập dự toán còn tính chủ quan, chưa quan tâm đúng mứcđến dự toán thực tế của các đơn vị nên dự toán được duyệt của đơn vị thụ hưởng chưa phù hợp và hiệu quả. Hiệu quả của công tác kiểm tra đôi khi chưa đạt tới mục tiêu đã định. Việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra quản lý chi thường xuyên ngân sách

thành phố thường xuyên, định kỳ hay đột xuất là điều cần thiết nhằm ngăn ngừa vi phạm và những biểu hiện tiêu cực trong quá trình quản lý chi thường xuyên

ngân sách tại thành phố.

* Đánh giá chung

- Về kết quả đạt được: Công tác kiểm tra, giám sát các khoản chi thường xuyên trong thời gian qua đã được cán bộ tài chính phối hợp với KBNN thực hiện tương đối tốt. Công tác quyết toán đã đảm bảo được đúng quy trình và thời gian quy định.

Việc ứng dụng hệ thống TABMIS vào công tác quản lý chi định mức phân bổ này được xây dựng trên cơ sở phù hợp với khả năng cân đối của NSĐP; đảm bảo kinh phí để thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, an ninh - quốc phòng và sử dụng hiệu quả NSNN tại địa phương. NSNN góp phần không nhỏ trong việc cải cách quản lý tài chính công ở Việt Nam nói chung, ở thành phố Hà Giang nói

riêng. Việc kiểm soát chi nói chung và kiểm soát chi thường xuyên nói riêng ngày càng được tiến hành một cách nhanh chóng, chặt chẽ nhờ vào việc triển khai và thực hiện hệ thống TABMIS.

- Hạn chế, tồn tại trong thanh tra, kiểm tra quản lý chi thường xuyên

Số lượng các đơn vị cần thanh, kiểm tra khá lớn nên không thể thanh, kiểm tra toàn bộ các đơn vị trong một đợt kiểm tra nên các đoàn thanh tra thường áp dụng theo kế hoạch hoặc theo chuyên đề điều đó tạo lên kẽ hở trong hệ thống thanh, kiểm tra.

Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm, chưa xử lý kiên quyết đối với các đơn vị còn sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách.

- Nguyên nhan dẫn đến hạn chế

Công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán chi thường xuyên ngân sách thực hiện chưa thực sự tốt, còn mang tính hình thức, thiếu trách nhiệm trong tổ chức phối hợp, hình thức xử lý chưa nghiêm minh, xử phạt chưa đúng mức. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách chưa thực

sự chặt chẽ, chưa xử phạt triệt để, có phát hiện những bất cập trong chế độ chính sách áp dụng đã cũ nhưng việc kiến nghị các cấp thẩm quyền cấp trên để hoàn chỉnh hành lang pháp lý chưa thực sự sâu sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 87 - 92)