Phân loại Đối tượng Số phiếu Tỷ lệ (%)
1. Lãnh đạo, chuyên viên chuyên trách Phòng Tài chính-Kế hoạch TP Hà Giang 10 15,87 2. Khối chuyên viên, kế toán chuyên trách Khối phường xã 8 12,70 Khối trường học 20 31,75 3. Khối quản lý, lãnh đạo, thủtrưởng
Khối các đơn vị sự nghiệp 8 12,70 Khối các tổ chức xã hội 10 15,87 Khối an ninh quốc phòng 2 3,17 Khối Đảng 5 7,94
Tổng cộng 63 100
Nguồn:Tác giả (2017)
3.2.3. Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin
3.2.3.1. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin
Các thông tin, số liệu thu thập được xử lý, tổng hợp trên máy tính bằng phần mềm Excel và được thể hiện dưới dạng thông tin số liệu bảng biểu và sơ đồ. Đối với thông tin số liệu có sẵn, sau khi thu thập được kiểm tra dựa trên các khía cạnh như tính đầy đủ, tính chính xác và khẳng định có độ tin cậy cao.
Thông tin, số liệu mới thu thập được qua các cuộc điều tra, phỏng vấn được kiểm tra, bổ sung và chỉnh lý sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xử lý số liệu, việc phân tổ thống kê được coi là biện pháp chủ đạo để đánh giá, phân tích, so sánh nhằm rút ra được kết luận và đánh giá đúng thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
3.2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu, thông tin
a. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tượng trên cơ sở các số liệu đã được tính toán và đã được công bố. Phương pháp này được thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa, số tối thiểu phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách tại thành phố
b. Phương pháp so sánh
- Phân tích sự khác biệt của các vấn đề có liên quan đến công tác quản lý chi thường xuyên theo các tiêu thức khác nhau (theo độ tuổi, học vấn, trình độ, thời gian công tác...).
- Phân tích so sánh sự khác biệt về các vấn đề có liên quan đến thực tiễn nâng cao chất lượng quản lý chi thường xuyên theo các tiêu thức khác nhau trong
điều kiện không gian, thời gian của vấn đề nghiên cứu… trong điều kiện thực tế của đơn vị. Từ đó rút ra xu hướng vận động của vấn đề. Bên cạnh đó phân tích theo một hoặc phối kết hợp 2 hay nhiều chỉ tiêu tuỳ thuộc vào từng mục tiêu
nghiên cứu cụ thể;
- Dựa trên các kết quả phân tích từng nội dung nghiên cứu, đánh giá một cách tổng hợp các vấn đề trong việc quản lý chi thường xuyên ngân sách tại thành phố Hà Giang
c. Phương pháp chuyên gia
Đề tài dùng phương pháp này để lấy ý kiến chuyên gia về quản lý NSNN
cấp huyện. Báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách được chọn để nghiên cứu. Thu thập có chọn lọc, có ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong từng lĩnh vực quản lý, tài chính để nghiên cứu.
3.3.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
3.3.4.1. Nhóm chỉ tiêu về thông tin cơ bản của người được điều tra
- Tuổi, giới tính, chức vụ công tác, trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, thời gian công tác, trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong các đơn vị của thành phố Hà Giang
3.3.4.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá về quản lý chi thường xuyên
a. Chỉ tiêu về quản lý công tác lập dự toán chi thường xuyên NS gồm
- Chỉ tiêu kế hoạch và dự toán NS Nhà nước cho các cơ quan đơn vị và UBND xã, thị trấn;
- Chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển về KT-XH;
- Chỉ tiêu phản ánh chức năng nhiệm vụ, chế độ định mức chi tiêu; - Chỉ tiêu chi thường xuyên NS đúng dự toán, tiết kiệm và có hiệu quả.
b. Chỉ tiêu về thực hiện chi thường xuyên NS
- Chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện chi thường xuyên NS; - Các chỉ tiêu phản ánh dự toán cả năm được duyệt;
- Các chỉ tiêu phản ánh chức năng nhiệm vụ phòng Tài chính và Kho bạc; - Các chỉ tiêu phản ánh lượng vốn ưu tiên dành cho chi thường xuyên.
c. Chỉ tiêu về công tác quản lý kiểm tra , giám sát chi NS
- Chỉ tiêu về quản lý công tác kiểm tra, giám sát chi thường xuyên NS; -Các chỉ tiêu phản ánh về quản lý lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi
ngân sách;
- Chi thường xuyên/chi NS.
d. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả quản lý chi thường xuyên NS
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh kết quả chi thường xuyên NS - Chỉ tiêu phản ánh lượng vốn chi thường xuyên từ NS;
- Số lượng vốn chi cho từng ngành, từng đơn vị;
- Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chi thường xuyên NS.
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý chi thường xuyên
- Các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng vốn chi thường xuyên qua các năm;
- Các chỉ tiêu phản ánh tăng giảm chi thường xuyên;
- Chỉ tiêu về quản lý lập và thực hiện dự toán chi thường xuyên NS; - % thực hiện so với định mức Nhà nước chi giữa các năm.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚCCỦATHÀNH PHỐ HÀ GIANG NHÀ NƯỚCCỦATHÀNH PHỐ HÀ GIANG
4.1.1. Thực trạng công tác lập dựtoán chi thường xuyên ngân sách
Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã quy định. Việc lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển KT-
XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí (đây là các khoản thu đảm bảo nguồn cho nhu cầu chi thường xuyên) và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Gồm ba khâu nối tiếpnhau: lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.
Ngân sách là chiếc gương tài chính phản ánh sự lựa chọn các chính sách của Nhà nước. Vì vậy, cần có cơ chế cho việc hình thành các chính sách hữu hiệu và đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa chính sách và ngân sách là rất quan trọng.
* Quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang
Quy trình lập dự toánchi nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng
ở thành phố Hà Giang được thực hiện chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý
Ngân sách. Để có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình lập dự toán chi thường
xuyên ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Giang, chúng ta có thể hệ khái quát qua các bước và sơ đồ 4.1 dưới đây.
Bước 1: Hàng năm căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm. UBND tỉnh và Sở Tài chính tỉnh hướng dẫn. Căn cứ vào quyết định của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ra
quyết định phân bổ dự toán cho cấp thành phố và các đơn vị trực thuộc. UBND
thành phố giao cho Phòng Tài chính-kế hoạch thành phố, triển khai hướng dẫn
Bước 2: Phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố, gửi hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách,các định mức phân bổ dự toán chi ngân sách, phương án phân bổ chi ngân sáchvà yêu cầu UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc lập dự toán ngân sách tại đơn vị mình.
Bước 3: UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc, trên cơ sở các hướng dẫn tiến hành lập dự toán chi ngân sách trong phạm vi, nhiệm vụ được giao. Tổng hợp lập dự toán chi kèm theo bản thuyết minh chi tiết từng khoản chi và gửi về Phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố.
Bước 4: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố, tổ chức thảo luận về dự
toán chi đối với UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc, phân tích xử lý
số liệu và tổng hợp dự toán, báo cáo UBND thành phố để báo cáo và thảo luận hay bảo vệdự toán ngân sách của UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc với sở Tài chính và sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh
phê chuẩn.
Bước 5: Trước ngày 10/12 hàng năm, HĐND tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới.
Căn cứ nghị quyết HĐNDtỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định
giao nhiệm vụ chi và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho UBND thành phố.
Căn cứ quyết định giao nhiệm vụ chi và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho UBND thành phố, phòng Tài chính-kế hoạch thành phố tổng hợp phương án phân bổ dự toán thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách tỉnh chi tiết
cho UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.
UBND thành phố, trình HĐND thành phố quyết định dự toán ngân sách thành phố, phương án phân bổ dự toán thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách
thành phố cho ngân sách UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc.
Bước 6: Căn cứ nghị quyết HĐND thành phố, Phòng Tài chính-Kế hoạch trình UBND thành phố quyết định giao nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách thành phố cho UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc, đảm bảo xong trước ngày 31/12 năm trước.
Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tại thành phố Hà Giang
Nguồn: UBND tỉnh Hà Giang (2010)
HĐND tỉnh Hà Giang UBND tỉnh Hà Giang HĐND thành phố UBND TP Hà Giang Phòng TC-KH Thành phố Sở Tài chính tỉnh HG Kho bạc TP 10 phòng quản lý NN Phòng giáo dục và đào tạo 9 đơn vị sự nghiệp VP ThànhUỷ và 4 ban của Đảng 5 tổ chức CT-XH 6 hội các tổ chức XH(hội đặc thù) 8 phường xã Các đơn vị tỉnh đóng trên địa bàn Quốc phòng, an ninh
UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc căn cứ vào quyết định giao của UBND thành phố, trình HĐND cấp xã phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách xã năm và gửi dự toán thu, chi ngân sách xã về Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố theo dõi. Đồng thời phòng Tài chính - Kế hoạch gửi dự toán chi tiết, quy chế chi tiêu nội bộ của UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc tới Kho bạc để kiểm soát chi.
Ưu điểm:
- Quy trình lập dự toánchi ngân sách được sắp xếp, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, mỗi đơn vị lại phân công cho từng lãnh đạo theo dõi và cán bộ công chức phụ trách theo từng lĩnh vực cụ thể rõ ràng.
- Tạo được tính chủ động về nguồn kính phí, hạn mức kinh phí cho các đơn vị sử dụng kinh phí.
- Đảm bảo được đúng quy trình lập dự toán chi ngân sách, chấp hành dự
toán chi ngân sách và quyết toán chi ngân sách theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
Nhìn chung, công tác lập dự toán chi NSNN trên địa bàn thành phố Hà Giang được xây dựng căn cứ vào các văn bản hướng dẫn như Luật NSNN (Quốc hội, 2002), Nghị định 60/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ (2003), Thông
tư số 59/TT-BTC ngày 23/6/2003 cả Bộ Tài chính (2003), Quyết định
38/2010/QĐ-UBND ngày 11/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang (2010) ban hành
Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp
dụng từ niên độ ngân sách năm 2011 và các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các thông tư hướng dẫn lập dự toán thu chi NSNN hàng năm của Bộ Tài chính và nhiệm vụ, định hướng phát triển KT-XH hàng năm của tỉnh.
Dự toán ngân sách thành phố Hà Giang, được lập theo nguyên tắc tổng hợp từ dưới lên trên căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán và định mức phân bổ dự toán (áp dụng cho từng giai đoạn, từng cấp ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn xây dựng dự toán của sở Tài chính và các sở, ngành liên quan).
Tháng 6 hàng năm các phường xã và các đơn vị trực thuộc căn cứ vào các định mức phân bổ thu, chi và căn cứ vào tình hình thực tế các khoản thu và nhu cầu chi phát sinh tại địa phương xây dựng dự toán thu, chi ngân sách đơn vị mình
cho năm tiếp theo và gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố để tổng hợp và gửi lên HĐND thành phố kiểm tra, xem xét, lấy căn cứ để phân bổ dự toán cho năm tiếp theo.
Tháng 10 hàng năm, phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố, căn cứ dự
toán ngân sách các phường xã và các đơn vị trực thuộc lập, tổ chức thẩm định dự
toán thu, chi và tổng hợp, thuyết minh dự toán ngân sách gửi Sở Tài chính tỉnh
Hà Giang kiểm tra, đồng thời gửi dự toán chi tiết và quy chế chi tiêu nội bộ sang Kho bạcthành phố để kiểm tra, giám sát thu chi ngân sách thành phố.
Phương thức quản lý chi NS tại thành phố Hà Giang trong giai đoạn 2014- 2016 chủ yếu là quản lý theo yếu tố đầu vào, lập dự toán chi được tiến hành trong thời gian cố định mỗi năm một lần.Điều đó dẫn đến: hiệu lực quản lý thấp; ít gắn kết giữa kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được; tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động; phân bổ NS dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.
Trong quá trình lập dự toán chi NSNN tại thành phố Hà Giang, kiểm soát các yếu tố đầu vào được coi trọng hơn cải thiện kết quả hoạt động thông qua thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ. Các thông số về đầu ra cũng như về kết quả ít được
quan tâm hơn, nên lập dự toán chi NS thiếu thực tế, dễ bị điều chỉnh và có thể tạo ra một kết quả ngoài dự kiến. NS được lập hàng năm vừa tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc vừa không dự liệu hết mọi biến cố trung hạn có thể ảnh hưởng đến dự toán. NS năm sau được soạn lập trên cơ sở NS năm trước mà không xét đến việc
có nên tiếp tục duy trì hoạt động đang được cung cấp tài chính hay không.
Dự toán chi thường xuyên giao cho các đơn vị hàng năm đã đảm bảo định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của Nhà nước và Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ngày 11/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang (2010) ban hành
Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng từ niên độ ngân sách năm 2011 và các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
+ Định mức chi quản lý hành chính Nhà nước: 68 triệu đồng/biên chế, đặc
thù là 300 triệu đồng, chi nghiệp vụ HĐND thành phố là 500 triệu đồng.
+ Định mức chi khu vực Đảng: 81,6 triệu đồng/biên chế, chi nghiệp vụ là
+ Định mức chi khối Đoàn thể: 68 triệu đồng/biên chế, chi nghiệp vụ là 75 triệu đồng, đặc thù là 75 triệu đồng.
+ Định mức phân bổ NS chi hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, Phát thanh truyền hình, thể dục thể thao: