Thực trạng công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 61 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1.Thực trạng công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách

4.1. Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố Hà

4.1.1.Thực trạng công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách

Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã quy định. Việc lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển KT-

XH, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí (đây là các khoản thu đảm bảo nguồn cho nhu cầu chi thường xuyên) và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Chu trình ngân sách hay còn gọi là quy trình ngân sách dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động của một ngân sách kể từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi kết thúc chuyển sang ngân sách mới. Gồm ba khâu nối tiếpnhau: lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.

Ngân sách là chiếc gương tài chính phản ánh sự lựa chọn các chính sách của Nhà nước. Vì vậy, cần có cơ chế cho việc hình thành các chính sách hữu hiệu và đảm bảo mối quan hệ vững chắc giữa chính sách và ngân sách là rất quan trọng.

* Quy trình lập dự toán chi thường xuyên NSNN của thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang

Quy trình lập dự toánchi nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng

ở thành phố Hà Giang được thực hiện chặt chẽ theo quy định của Luật Quản lý

Ngân sách. Để có cái nhìn tổng quan hơn về quy trình lập dự toán chi thường

xuyên ngân sách trên địa bàn thành phố Hà Giang, chúng ta có thể hệ khái quát qua các bước và sơ đồ 4.1 dưới đây.

Bước 1: Hàng năm căn cứ vào chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm. UBND tỉnh và Sở Tài chính tỉnh hướng dẫn. Căn cứ vào quyết định của HĐND tỉnh, UBND tỉnh ra

quyết định phân bổ dự toán cho cấp thành phố và các đơn vị trực thuộc. UBND

thành phố giao cho Phòng Tài chính-kế hoạch thành phố, triển khai hướng dẫn

Bước 2: Phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố, gửi hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách,các định mức phân bổ dự toán chi ngân sách, phương án phân bổ chi ngân sáchvà yêu cầu UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc lập dự toán ngân sách tại đơn vị mình.

Bước 3: UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc, trên cơ sở các hướng dẫn tiến hành lập dự toán chi ngân sách trong phạm vi, nhiệm vụ được giao. Tổng hợp lập dự toán chi kèm theo bản thuyết minh chi tiết từng khoản chi và gửi về Phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố.

Bước 4: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố, tổ chức thảo luận về dự

toán chi đối với UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc, phân tích xử lý

số liệu và tổng hợp dự toán, báo cáo UBND thành phố để báo cáo và thảo luận hay bảo vệdự toán ngân sách của UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc với sở Tài chính và sở Tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh

phê chuẩn.

Bước 5: Trước ngày 10/12 hàng năm, HĐND tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới.

Căn cứ nghị quyết HĐNDtỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định

giao nhiệm vụ chi và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho UBND thành phố.

Căn cứ quyết định giao nhiệm vụ chi và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho UBND thành phố, phòng Tài chính-kế hoạch thành phố tổng hợp phương án phân bổ dự toán thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách tỉnh chi tiết

cho UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố.

UBND thành phố, trình HĐND thành phố quyết định dự toán ngân sách thành phố, phương án phân bổ dự toán thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách

thành phố cho ngân sách UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc.

Bước 6: Căn cứ nghị quyết HĐND thành phố, Phòng Tài chính-Kế hoạch trình UBND thành phố quyết định giao nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung từ ngân sách thành phố cho UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc, đảm bảo xong trước ngày 31/12 năm trước.

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ tổ chức hệ thống công tác lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tại thành phố Hà Giang

Nguồn: UBND tỉnh Hà Giang (2010)

HĐND tỉnh Hà Giang UBND tỉnh Hà Giang HĐND thành phố UBND TP Hà Giang Phòng TC-KH Thành phố Sở Tài chính tỉnh HG Kho bạc TP 10 phòng quản lý NN Phòng giáo dục và đào tạo 9 đơn vị sự nghiệp VP ThànhUỷ và 4 ban của Đảng 5 tổ chức CT-XH 6 hội các tổ chức XH(hội đặc thù) 8 phường xã Các đơn vị tỉnh đóng trên địa bàn Quốc phòng, an ninh

UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc căn cứ vào quyết định giao của UBND thành phố, trình HĐND cấp xã phê chuẩn dự toán thu, chi ngân sách xã năm và gửi dự toán thu, chi ngân sách xã về Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố theo dõi. Đồng thời phòng Tài chính - Kế hoạch gửi dự toán chi tiết, quy chế chi tiêu nội bộ của UBND các phường xã và các đơn vị trực thuộc tới Kho bạc để kiểm soát chi.

Ưu điểm:

- Quy trình lập dự toánchi ngân sách được sắp xếp, phân công trách nhiệm cho từng đơn vị, mỗi đơn vị lại phân công cho từng lãnh đạo theo dõi và cán bộ công chức phụ trách theo từng lĩnh vực cụ thể rõ ràng.

- Tạo được tính chủ động về nguồn kính phí, hạn mức kinh phí cho các đơn vị sử dụng kinh phí.

- Đảm bảo được đúng quy trình lập dự toán chi ngân sách, chấp hành dự

toán chi ngân sách và quyết toán chi ngân sách theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Nhìn chung, công tác lập dự toán chi NSNN trên địa bàn thành phố Hà Giang được xây dựng căn cứ vào các văn bản hướng dẫn như Luật NSNN (Quốc hội, 2002), Nghị định 60/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ (2003), Thông

tư số 59/TT-BTC ngày 23/6/2003 cả Bộ Tài chính (2003), Quyết định

38/2010/QĐ-UBND ngày 11/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang (2010) ban hành

Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp

dụng từ niên độ ngân sách năm 2011 và các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các thông tư hướng dẫn lập dự toán thu chi NSNN hàng năm của Bộ Tài chính và nhiệm vụ, định hướng phát triển KT-XH hàng năm của tỉnh.

Dự toán ngân sách thành phố Hà Giang, được lập theo nguyên tắc tổng hợp từ dưới lên trên căn cứ vào hướng dẫn lập dự toán và định mức phân bổ dự toán (áp dụng cho từng giai đoạn, từng cấp ngân sách của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn xây dựng dự toán của sở Tài chính và các sở, ngành liên quan).

Tháng 6 hàng năm các phường xã và các đơn vị trực thuộc căn cứ vào các định mức phân bổ thu, chi và căn cứ vào tình hình thực tế các khoản thu và nhu cầu chi phát sinh tại địa phương xây dựng dự toán thu, chi ngân sách đơn vị mình

cho năm tiếp theo và gửi về Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố để tổng hợp và gửi lên HĐND thành phố kiểm tra, xem xét, lấy căn cứ để phân bổ dự toán cho năm tiếp theo.

Tháng 10 hàng năm, phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố, căn cứ dự

toán ngân sách các phường xã và các đơn vị trực thuộc lập, tổ chức thẩm định dự

toán thu, chi và tổng hợp, thuyết minh dự toán ngân sách gửi Sở Tài chính tỉnh

Hà Giang kiểm tra, đồng thời gửi dự toán chi tiết và quy chế chi tiêu nội bộ sang Kho bạcthành phố để kiểm tra, giám sát thu chi ngân sách thành phố.

Phương thức quản lý chi NS tại thành phố Hà Giang trong giai đoạn 2014- 2016 chủ yếu là quản lý theo yếu tố đầu vào, lập dự toán chi được tiến hành trong thời gian cố định mỗi năm một lần.Điều đó dẫn đến: hiệu lực quản lý thấp; ít gắn kết giữa kinh phí cấp ra với mục tiêu phải đạt được; tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động; phân bổ NS dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp.

Trong quá trình lập dự toán chi NSNN tại thành phố Hà Giang, kiểm soát các yếu tố đầu vào được coi trọng hơn cải thiện kết quả hoạt động thông qua thực thi các mục tiêu và nhiệm vụ. Các thông số về đầu ra cũng như về kết quả ít được

quan tâm hơn, nên lập dự toán chi NS thiếu thực tế, dễ bị điều chỉnh và có thể tạo ra một kết quả ngoài dự kiến. NS được lập hàng năm vừa tốn thời gian, nhân lực và tiền bạc vừa không dự liệu hết mọi biến cố trung hạn có thể ảnh hưởng đến dự toán. NS năm sau được soạn lập trên cơ sở NS năm trước mà không xét đến việc

có nên tiếp tục duy trì hoạt động đang được cung cấp tài chính hay không.

Dự toán chi thường xuyên giao cho các đơn vị hàng năm đã đảm bảo định mức, tiêu chuẩn, chế độ theo quy định của Nhà nước và Quyết định 38/2010/QĐ-UBND ngày 11/12/2010 của UBND tỉnh Hà Giang (2010) ban hành

Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương áp dụng từ niên độ ngân sách năm 2011 và các năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:

+ Định mức chi quản lý hành chính Nhà nước: 68 triệu đồng/biên chế, đặc

thù là 300 triệu đồng, chi nghiệp vụ HĐND thành phố là 500 triệu đồng.

+ Định mức chi khu vực Đảng: 81,6 triệu đồng/biên chế, chi nghiệp vụ là

+ Định mức chi khối Đoàn thể: 68 triệu đồng/biên chế, chi nghiệp vụ là 75 triệu đồng, đặc thù là 75 triệu đồng.

+ Định mức phân bổ NS chi hoạt động sự nghiệp văn hóa, thông tin, Phát thanh truyền hình, thể dục thể thao:

Chi thường xuyên là 55 triệu đồng/biên chế. Chi nghiệp vụ:

- Khu vực văn hóa thông tin là 5.000 đồng/người dân, đặc thù là 100

triệu đồng.

- Phát thanh truyền hình là 100triệuđồng/năm. - Thể dục thể thao: 4.000 đồng/người dân.

+ Định mức chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo:63 triệu đồng /biên chế/năm. + Định mức chi sự nghiệp y tế: 55 triệu đồng /biên chế/năm.

+ Định mức chi sự nghiệp kinh tế: 54 triệu đồng/biên chế.

- Sự nghiệp nông lâm nghiệp: 85.000đồng/người dân/năm.

- Sự nghiệp giao thông: Duy tu bảo dưỡng thường xuyên 10 triệu đồng/km đường đo thị.

+ Định mức chi sự nghiệp môi trường: 200 triệu đồng/người dân /năm + Định mức chi an ninh: 4.500 đồng/người dân/năm

+ Định mức chi Quốc phòng: 5.500 đồng/người dân/năm, + Chi khác NS: 0,5% tổng chi thường xuyên

Trên cơ sở dự toán chi thường xuyên được giao trong năm. Tổng dự toán chi thường xuyên ngân sách thành phố Hà Giang trong 3 năm (2014- 2016) tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2014 là: 270,243 tỷ đồng, năm 2015 là 337,473

tỷ đồng tăng 25% so với năm 2014, năm 2016 là 380.650 tỷ đồng tăng 13% so

với năm 2015, là do trong những năm qua, Nhà nước đã thực hiện nhiều chính sách mới như thực hiện lộ trình chính sách cải cách tiền lương, chính sách an

sinh xã hội đối với hộ nghèo.

Trong cơ cấu chi thường xuyên tại thành phố Hà Giang, chi cho giáo dục và đào tạo luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất, trên 50% tổng chi ngân sách thường xuyên của thành phố Hà Giang. Chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo bao gồm

cho chi mầm non, tiểu học, trung học và chi quản lý, trong đó chi cho con người lại chiếm tỷ lệ lớn nhất, ví dụ trong năm 2016, chi cho con người trong tổng chi ngân sách cho giáo dục đào tạo chiếm đến 62%. Chi cho sự nghiệp kinh tế cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, bao gồm chi cho sự nghiệp nông, lâm nghiệp, chi cho sự nghiệp giao thông, chi cho kiến thiết thị chính, chi vệ sinh môi trường, chi quy hoạch dự án, chi khác...tổng mức chi này chỉ chiếm 30%, chi cho quản lý hành chính cũng chiếm một tỷ lệ tương đối khoảng 7% năm. Các khoản chi được bố trí trong dự toán chi ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, chi đầu tư phát triển, chi quản lý hành chính, chi bảo đảm an ninh, quốc phòng, chính sách an sinh... Đối với các khoản chi thường xuyên đúng định mức được phân bổ và tuân thủ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành do cơ quan Nhà nướccó thẩm quyền quy định.

Kết quả tổng hợp dự toán chi ngân sách, trên địa bàn thành phố Hà Giang (2014- 2016), được thể hiện qua Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Cơ cấu chi thường xuyên NSNN tại thành phố Hà Giang (2014-2016) STT Nội dung 2014 (tr.đ) Cơ cấu (%) 2015 (tr.đ) Cơ cấu (%) 2016 (tr.đ) Cơ cấu (%) So sánh (%) 2015/2014 2016/2015

Tổng chi thường xuyên 270.243 100,00 337.473 100,00 380.650 100,00 124,88 112,79

1 Cho sự nghiệp kinh tế 81.073 30,00 82.137 24,33 95.163 25,00 101,31 115,86 2 Cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo 151.336 56,00 204.714 60,66 236.003 62,00 135,27 115,28 3 Cho sự nghiệp văn hóa, TDTT 1.919 0,71 2.295 0,68 2.512 0,66 119,59 111,20 4 Cho sự nghiệp truyền thanh 1.567 0,58 1.755 0,52 1.827 0,48 111,99 104,10 5 Cho sự nghiệp đảm bảo xã hội 10.809 4,00 13.499 4,00 11.420 3,00 124,88 84,59 6 Chi quản lý hành chính 21.619 8,00 26.998 8,00 26.646 7,00 124,88 98,69 7 Cho an ninh, quốc phòng 2.486 0,92 2.734 0,81 2.588 0,68 109,97 94,66 8 Chi khác ngân sách 513 0,19 540 0,16 495 0,13 105,26 91,66 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NSNN và báo cáo tình hình KTXH (2014-2016)

Chi sự nghiệp kinh tế

Chi sự nghiệp kinh tế năm 2014 chiếm 30% tổng chi thường xuyên toàn thành phố, tăng 1,31 lần so với năm 2014; năm 2016 chiếm 25% tổng chi thường xuyên toàn thành phố, tăng 1,58 lần so vớinăm 2015.

Như vậy có thể thấy, khoản chi cho sự nghiệp kinh tế ngày càng tăng một cách đáng kể. Đây là khoản chi đảm bảo kinh phí hoạt động cho các sự nghiệp: Nông nghiệp, kiến thiết thị chính, môi trường, Đội kiểm tra quy tắc, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Tỷ trọng chi sự nghiệp kinh tế cao đứng thứ 2 trong toàn bộ các khoản phải chi. Thực tế do Thành phố Hà Giang hiện đang là đô thị loại III, từng bước phấn đấu đến trước năm 2020 trở thành đô thị loại II. Do vậy thành phố Hà Giang cần đẩy mạnh các công tác tu sửa, sang sửa, thay đổi và chỉnh trang đô thị ngày một khang trang, đẹp đẽ và lớn mạnh hơn, chính vì vậy kinh phí chi sự nghiệp kiến thiết thị chính trong giai đoạn này ngày một tăng.

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo

Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo năm 2014 chiếm 56% tổng chi thường xuyên toàn thành phố, năm 2015 chiếm 60,66% tổng chi thường xuyên toàn thành phố, gấp 1,35 lần so với năm 2014, năm 2016 chiếm 62% tổng chi thường xuyên toàn thành phố, gấp 1,52 lần so với năm 2015. Cho thấy khoản chi này

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi thường xuyên và có xu hướng tăng dần cả về số tăng tuyệt đối và tỷ trọng, điều này phù hợp với quan điểm của Nhà nước "Đầu tư cho giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu". Các khoản chi cho giáo dục đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của thành phố hà giang, tỉnh hà giang (Trang 61 - 73)