Đề tài nghiên cứu tại xã Bát Tràng và Kim Lan, đó là 2 làng nghề gốm sứ
cổxưa và lâu đời tại Việt Nam. Riêng với Bát Tràng là làng nghề với sốlượng lò sản xuất nhiều bậc nhất của cảnước. Tuy nhiên, quy mô sản xuất của các nhà lò chỉ ở mức trung bình và đa số là nhỏ, được phát triển theo từng hộ gia đình, cha
truyền con nối. Quy trình sản xuất vẫn còn nhiều công đoạn thủ công. Do vậy gốm sứ nơi đây có sự khác biệt so với các loại gốm sứđược sản xuất trong nhà
xưởng lớn, đầu tư máy móc hiện đại. Sự khác biệt này có những hạn chếnhưng cũng có nhiều ưu điểm mà gốm công nghiệp không thể hiện đươc, đó là cái hồn trong từng sản phẩm.
Tôi tiến hành điều tra 90 hộ theo quy mô sản xuất số chuyến lò của cơ sở
sản xuất trong năm: 45 hộ quy mô 1, 25 hộ quy mô 2 và 20 hộ quy mô 3
- Quy mô 1 là những cơ sở sản xuất gốm năm 2016 có từ 20 - 50 chuyến
lò được nung trong một năm
- Quy mô 2 là những cơ sở sản xuất gốm năm 2016 có từ 51 - 90 chuyến
lò được nung trong một năm.
- Quy mô 3 là những cơ sở sản xuất gốm năm 2016 có từ 91 - 120 chuyến
lò được nung trong 1 năm.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
- Thông tin thứ cấp: Chúng tôi sử dụng các nguồn thông tin đã được công bố qua các tài liệu của Tổng cục thống kê, Cục thống kê Thành phố Hà Nội,
phòng thống kê, xã Kim Lan, xã Bát Tràng, các tài liệu sách báo, tạp chí đã được công bố.
3.2.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp
- Thông tin sơ cấp: Chúng tôi trực tiếp tiến hành điều tra, phỏng vấn theo Bảng điều tra kết hợp với quan sát, trao đổi để rút ra những thông tin liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Quá trình điều tra tiến hành theo các bước: (1) chuẩn bịđiều tra (2) phỏng vấn thí điểm một số hộ để hoàn chỉnh phiếu điều tra (3) điều tra toàn bộ số mẫu
đã chọn.
- Nội dung câu hỏi điều tra:
+ Đối với mỗi xã tiến hành điều tra hộ nông dân về các thông tin chung
như địa chỉ, chủ hộ, giới tính, trình độ, thu nhập từ sản xuất và tiêu thụ gốm sứ. Về tình hình sản xuất gốm sứ đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tình hình tiêu thụ, giá cả, các quy trình kỹ thuật áp dụng.
Về những thuận lợi, khó khăn và những kiến nghị với các ngành, các cấp, các nhà khoa học trong quá trình sản xuất và tiêu thụ gốm sứ.
Nội dung điều tra hộ nông dân cũng bao gồm sự hiểu biết của người sản xuất về lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ, những khó khăn mà hộ gặp phải và mong muốn của hộ ra sao?
+ Về phía nhà khoa học
Nghiên cứu chọn điều tra các nhà khoa học trong đó bao gồm cán bộ
chuyên môn..., cán bộkĩ thuật của HTX, cán bộkĩ thuật của công ty.
Nội dung khảo sát: Tình hình tập huấn, cung ứng kĩ thuật trong sản xuất gốm sứ; hình thức, phương thức liên kết giữa nhà khoa học và các đối tượng khác trong cung ứng kĩ thuật cho sản xuất gốm sứ Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu còn bao gồm cán bộ HTX, tổ chức đoàn thể như hội nông dân, hội phụ
nữ…là các tác nhân trung gian tham gia liên kết. + Phỏng vấn sâu cán bộđịa phương
Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với các cán bộ phụ
trách về sản xuất gốm sứ của huyện, của ban chủ nhiệm các HTX, để lấy các thông tin cần thiết như như mức đầu tư, doanh thu, sử dụng các yếu tố cho sản
xuất và tiêu thụ gốm sứ, việc thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình sản xuất gốm sứ.
Phỏng vấn cán bộ chuyên trách với nông dân và tìm hiểu chủtrương chính sách tác động của Nhà nước để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ gốm sứ và vấn đề
liên kết.
3.2.3. Các phương pháp phân tích
3.2.4.1. Phương pháp xử lý thông tin
Chúng tôi sắp xếp các tài liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập được, hệ thống hoá và tiến hành phân tổ thống kê theo những thông tin nhất định. Các số liệu thu thập được xử lý bằng máy tính trong chương trình EXCEL.
3.2.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả và so sánh, số tuyệt đối, tương đối để xác
định sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội trong một thời gian, không gian nhất định để phân tích đánh giá thực trạng phát triển, liên kết của các hộ sản xuất ngành nghề trong làng nghề.
b. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp phân tổ được sử dụng chủ yếu để tổng hợp kết quả điều tra trong làng nghề gốm sứ. Các tiêu thức được sử dụng để phân tổ dựa vào tính chất nội dung của các chỉ tiêu đặc điểm và cơ cấu sản xuất của làng nghề gốm sứ.
c. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán cho nhóm hộ (ngành nghề và thuần nông) đề tài tiến hành so sánh các chỉtiêu tương ứng. Phương pháp so sánh chỉ áp dụng đối với các chỉ tiêu và các đối tượng có ý nghĩa so sánh nhằm phát hiện những nét đặc trưng cơ bản của làng nghề gốm sứ từ hoạt động của các hộ tham gia lao động ngành nghề. Từ đó thấy được những ưu, khuyết điểm, khó
khăn, thuận lợi làm cơ sở để đề xuất những giải pháp phát triển, tăng cường liên kết trong làng nghề gốm sứ tại xã Kim Lan và xã Bát Tràng.
d. Phương pháp PRA
Phương pháp này sử dụng trong phỏng vấn nhanh hộ sản xuất bao gồm nhiều bộ công cụ. Mỗi công cụ lại gồm nhiều phương pháp khác nhau. Trong
luận văn tôi sử dụng bộ công cụ phân tích ảnh hưởng và mối quan hệ nhằm: Xác
định những thuận lợi khó khăn lớn nhất của hộ trong liên kết sản xuất, từđó tìm
ra nguyên nhân, hệ quả, xác định ưu tiên trong giải quyết các vấn đề.
3.2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh lao động
- Trình độ chủ hộ ( Bình quân sốnăm đi học) - Tuổi bình quân chủ hộ
- Tổng nhân khẩu bình quân - Tổng sốLĐ bình quân
- Trình độ học vấn Lđ chính
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh điều kiện sản xuất và nguồn vốn - Đất thổcư bình quân cho sản xuất
- Diện tích đất sản xuất kinh doanh
- Diện tích đất tập trung dành cho khu sản xuất - Tổng nguồn vốn bình quân
+ Vốn tự có + Vốn vay
b. Nhóm chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong sản xuất
- Nguồn lực vềđất đai
+ Tình hình đất đai của cơ sở sản xuất trong làng nghề
+ Nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
+ Cơ sở vật chất phục vụ sản xuất của các cơ sở sản xuất.
c. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động liên kết
- Tổng số hộ sản xuất + Số hộ sản xuất cho bán lẻ
+ Số hộ sản xuất cho doanh nghiệp thu mua - Tổng sản lượng hàng hóa
+ Số hộ vi phạm cam kết
+ Số hộ không vi phạm cam kết
- Chỉ tiêu phản ánh về mức độ liên kết giữa các tác nhân tham gia + Liên kết chặt
+ Liên kết lỏng
d. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về kết quả và hiệu quả liên kết
*Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả
- Giá trị sản xuất (GO): là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các sản phẩm trên một đơn vị sản xuất.
GO = Qi * Pi Trong đó:
GO: Tổng giá trị sản xuất. Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i. Pi: Giá sản phẩm thứ i.
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ khoản chi phí vật chất, thường xuyên và dịch vụđược dùng trong quá trình sản xuất trong một giai đoạn nhất định.
IC= ∑1~jn In .Cn Trong đó:
IC: Chi phí trung gian.
In: Lượng đầu vào thứ j. Cn: Giá mua đầu vào thứ j.
n: Sốđầu vào đã được sử dụng trong sản xuất. + Chi phí đất, men,than,…
+ điện, nước + Trả lãi tiền vay
- Giá trị gia tăng (VA): là giá trị mới tạo thêm của mỗi tác nhân do hoạt
động kinh tế về sử dụng tài sản cốđịnh, vốn đầu tư lao động, dưới ảnh hưởng của chính sách thuế của Nhà nước.
- Thu nhập hỗn hợp (MI): là giá trị nhận được sau khi trừ đi khấu hao tài sản cốđịnh và thuế phải nộp cho Nhà nước.
MI = VA – (T + A) *Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
- GO/IC Phản ánh giá trị sản xuất thu được trên một đồng chi phí tính trên lò nung/năm.
- VA/IC Phản ánh giá trị gia tăng trên một đồng chi phí cho 1 lò nung/năm.
- MI/IC Phản ánh thu nhập hỗn hợp của hộ sản xuất thu được trên 1 lò nung/năm.
Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả liên kết SX
- Giá trị sản xuất tính theo 1 lao động GO/L
- Gía trị gia tăng tính theo 1 lao động VA/L
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT VỀ TÌNH TÌNH SẢN XUẤT GỐM SỨ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM