Nguyên liệu sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất gốm sứ ở huyện gia lâm, TP hà nội (Trang 92)

Trải qua hơn 800 năm tồn tại và phát triển, nguồn nguyên liệu sản xuất chủ yếu của làng nghề là đất sét và củi. Tuy nhiên hiện nay nguồn nguyên liệu

này của địa phương còn nhưng ít đi rất nhiều và dần dần được thay thế bằng những nguồn nguyên liệu khác.

Hình 4.12. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất gốm sứ tại huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả Qua số liệu điều tra cho thấy: hiện nay hầu hết các loại nguyên liêu đầu vào cho sản xuất gốm sứ đều mua từ bên ngoài, chủ yếu ở các tỉnh lân cận. Đối với đất sét địa phương hiện nay mới chỉ đáp ứng được 45,6% còn lại mua ngoài là 55,4%, đối với củi hiện nay có 58,2% còn lại là của địa phương. Nên hầu như các hộ sản xuất đều đã phải liên kết với các nhà cung cấp trong việc mua nguyên liệu đầu vào.

Tuy hiên tùy vào nhận thức và tập quán kinh doanh của chủ hộ mà có quyết định các hộ sản xuất có liên kết với các nhà cung cấp hay không, hoặc có liên kết nhưng chỉ dưới dạng bằng miệng hoặc điện thoại chứ không có giấy tờ cụ thể.

4.4.5. Quy hoạch cơ sở hạ tầng, quy hoạch làng nghề

Các dự án quy hoạch gốm có quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề và dự

án quy hoạch khu du lịch làng nghề huyện Gia Lâm, hai dự án trên ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển sản xuất gốm sứ huyện Gia Lâm và cũng ảnh hưởng không nhỏđến hoạt động liên kết trong sản xuất gốm sứ.

-Dự án xây dựng khu cụm công nghiệp làng nghề ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động liên kết trong sản xuất vì khi nằm trong cụm công nghiệp các hộ sản xuất,

các doanh nghiệp sản xuất tập trung hơn, chuyên nghiệp hơn, và quy mô sản xuất mở rộng hơn, khi đó cần nhiều nguồn lực đầu vào, sựổn định về nhân lực trong sản xuất nên dòi hỏi phải có sự liên kết đểcó đủlượng nguyên liệu đầu vào.

-Dự án phát triển du lịch làng nghềcũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động liên kết, đặc biệt là liên kết trong khâu tiêu thụ, quảng bá hình ảnh. Các hộ sản xuất kinh doanh sẽ phải liên kết với các hãng, các công ty du lịch để quảng bá hình ảnh, tiêu thụ những đồlưu niệm..

Việc quy hoạch phát triền làng nghề của các địa phương sẽ tạo nên sự phát triển làng nghề một cách có hệ thống, có định hướng và có sự hỗ trợ của địa

phương, hỗ trợ cả về nguồn vốn cũng như là xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ

thuật tại khu vực có làng nghề hoạt động. Việc quy hoạch mặt bằng tập trung sản xuất sẽ góp phần giải quyết được vấn đềmôi trường, đưa ra được các biện pháp bảo vệ môi trường cũng như xử lý ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống. Quy hoạch phát triển làng nghề sẽ định hướng phát triển, khôi phục, phát triển

các cơ sở ngành nghề nông thôn, các làng nghề truyền thống và thực hiện chính sách “mỗi làng một nghề” của nhà nước. Việc quy hoạch phát triển làng nghề cũng sẽ tạo điều kiện phát triển các ngành nghề có lợi thế về nguyên liệu tại chỗ, có thị trường tiêu thụ ổn định, và thông qua đó sẽ gắn kết các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường với nhau.

Để phát triền bền vững, làng nghề Tại huyện Gia Lâm cần có quy mô sản xuất rộng hơn, chuyên nghiệp hơn. Bởi vậy nếu được quy hoạch thành cụm công nghiệp làng nghề và khu du lịch làng nghề thì sản xuất gốm ở Tại huyện Gia Lâm sẽ có cơ hội được đầu tư nhiều hơn cả về vốn cũng như công

nghệ mới, đồng thời khách hàng trong nước và đặc biệt là khách hàng nước ngoài sẽ biết đến gốm tại huyện Gia Lâm nhanh hơn và mục tiêu đạt mở rộng thị trường sẽđạt được.

4.4.6. Nguồn vốn sản xuất

Nguồn vốn cho phát triển sản xuất cũng là một yếu tốđầu vào quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp

và cơ sở sản xuất. Trong điều kiện phát triển như ngày nay thì nguồn vốn cũng chính là điều kiện cần thiết không thể thiếu cho các làng nghề.

Các hộ sản xuất cần liên kết với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để

Ngày nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nên kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất ngày

càng gia tăng. Cuộc điều tra do tổ chức ILO và SIDA thực hiện cho thấy có 65,7% ý kiến ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng nhất cản trở hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo số liệu nghiên cứu của CIEM thì hệ thống tài chính chính thức chỉ đáp ứng được 25,6% nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp dân doanh.

Trước đây, quy mô của các làng nghề thường nhỏ bé, và quy mô vốn của các hộ kinh doanh ở đây cũng rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có của gia đình hay

của bà con họ hàng. Vì vậy rất khó khăn cho các hộ gia đình trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ sản xuất, các doanh nghiệp làng nghềđều có quy mô nhỏ và vừa, lại thuộc vào thành phần kinh tế dân doanh nên khả năng

tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khi các

hộ sản xuất nông nghiệp với vốn đầu tư không lớn thì có xu hướng chuyển sang sản xuất làng nghề nhiều hơn, tức là vừa làm nông nghiệp vừa có thể tham gia

đầu tư để làm nghề hay cung cấp dịch vụ phục vụ làng nghề, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc này sẽ kéo theo việc gia nhập ngày càng nhiều hơn số hộ gia

đình và sốlao động vào làng nghề.

Sản xuất gốm đòi hỏi mức chi phí đầu vào lớn, để có một sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định, hơn nữa sản phẩm làm ra không phải lúc nào cũng bán ngay hoặc bán hết. Đó là những lý do tại sao nguồn vốn lại quan trọng với sản xuất gốm như vậy. Người sản xuất gốm cần phải có đủ

vốn để sản xuất, nhất là giai đoạn hàng sảm xuất ra khó tiêu thụ như giai đoạn khủng hoảng vừa qua.

Ở tại huyện Gia Lâm các hộ có quy mô sản xuất lớn thường là những hộ

có nhiều vốn, chủ động được về nguồn vốn. Đây là lợi thế sản xuất trong bối cảnh các nguồn vay từ các tổ chức tín dụng bị hạn chế vì thủ tục rườm rà. Các hộ

quy mô nhỏkhông có được lợi thếnày nên không có điều kiện mở rộng sản xuất,

thuê nhân công cũng như mở rộng , tìm kiếm thị trường.

4.4.7. Thị trường và các yếu tố thịtrường

Thị trường tiêu thụ là yếu tố quan trọng và cần thiết nhất cho hầu hết các loại hình sản xuất. Với các làng nghề nói chung, nghề gốm Tại huyện Gia Lâm nói riêng, thị trường tiêu thụ còn là yếu tố quyết định sự mai một tồn tại hay phat

triển bền vững. Sản phầm gốm Tại huyện Gia Lâm với nhiều đặc trưng riêng cuả mình cũng dần khẳng định được thương hiệu riêng cho mình, thị phần cũng đang được mở rộng cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên nó cũng chịu tác động mạnh của các quy luật thị trường như: Ngoài sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm gốm sứ ở các làng nghề khác hoặc các sản phẩm gốm sứ của Trung Quốc, gốm sứ tại huyện Gia Lâm còn phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm thay thế làm bằng nhôm nhựa, gỗ... Bởi vậy việc đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng là vấn đề quan trọng đòi hỏi người làm gốm phải nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm có chất lượng và mẫi mã phù hợp.

Mặc dù có những giai đoạn sản phẩm gốm Tại huyện Gia Lâm làm ra đến

đâu tiêu thụ hết đến đó nhưng trên thực tế khâu tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều

khó khăn và ở tư thế bị động. Các sản phẩm gốm vẫn chủ yếu được tại làng nghề

hoặc phải thông qua các đại lý ở các thành phố lớn, đặc biệt là ở thị trường xuất khẩu vẫn phải qua khâu trung gian như vậy nên phần lớn giá trị lợi nhuận vẫn rơi

vào tay trung gian chứ không phải người sản xuất được hưởng.

Do đó để có sự phát triển gốm tại huyện Gia Lâm, cần phải có những giải pháp cụ thể hơn về thị trường tiêu thụ. Cần có những chiến lược marketting rõ

ràng,” đúng và trúng”.

4.5. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT GỐM SỨ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM KẾT TRONG SẢN XUẤT GỐM SỨ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIA LÂM 4.5.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, các quy định về liên kết

a. Chính sánh liên kết với các cơ sở đào tạo trong nâng cao trình độ, năng lực của lao động sản xuất tại làng nghề.

Để đảm bảo lao động đủ chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế

làng nghềđến năm 2025, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền dạy nghề.

Tăng cường xây dựng trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề ở cấp huyện, khuyến khích đưa vào giảng dạy trong trường các chương trình phục vụ cho sản xuất kinh doanh của làng nghề. Tạo điều kiện cho các trường biên soạn lại giáo

trình, đào tạo lại giáo viên, … tạo điều kiện để các trường dạy nghề phối hợp với

các trường đại học, cao đẳng đào tạo thợ lành nghề, kiến thức quản lý kinh tế cho lực lượng lao động nói chung, lực lượng lao động của làng nghề nói riêng.

b. Về chính sách thương mại nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm làng nghề.

hướng hỗ trợ thương nhân và chủ cơ sở sản xuất kinh doanh của làng nghề tiếp cận thị trường quốc tế. Ngoài ra cần có chính sách khuyến khích việc tiêu thụ

nhiều sản phẩm của làng nghề hay đạt kim ngạch xuất khẩu cao thông qua sử

dụng quỹthưởng xuất khẩu.

+ Chính sách lưu thông hàng hoá đểđẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề cần được tiếp tục hoàn thiện theo hướng: (i) Xác định vai trò của nhà nước trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm của làng nghề. (ii) Nhà nước cần có sựđịnh

hướng hình thành và xây dựng mạng lưới các kênh đảm bảo cảđầu vào và đầu ra của làng nghề. (iii) Xác định vai trò, trách nhiệm của tổ chức thương mại nhà

nước đối với tiêu thụ sản phẩm, nhất là xuất khẩu sản phẩm của làng nghề.

4.5.1.1. Giải pháp thay đổi nhận thức của các hộ sản xuất về liên kết trong sản xuất

- Cần có những lớp tập huấn cho các hộ sản xuất về vai trò và tầm quan trong của liên kết trong sản xuất, giúp họ tiếp cận với các hợp đồng trong sản xuất như hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào, hợp đồng thuê lao động, hợp đồng trong tiêu thụ sản phẩm.

- Cần có những đào tạo nần cao trình độ cho các hộ sản xuất và kinh doanh để cải thiện tư duy, thay đổi tư duy sản xuất kiểu truyền thống, sang sản xuất và kinh doanh hiện đại hơn từ đó thấy được tầm quan trọng của các liên kết trong sản xuất, góp phần vào phát triển sản xuất.

4.5.1.2. Tăng cường các thông tin tuyên truyền về liên kết

- Thông tin tuyên truyền về cách thức và các mẫu văn bản liên kết trong sản xuất và kinh doanh gốm sứ.

- Tuyên truyền về vai trò và tầm quan trong của việc sử dụng các hợp đồng liên kết trong sản xuất và kinh doanh gốm sứ tại huyện Gia Lâm

- Tuyên truyền về các bài học kinh tế đắt giá khi hoạt động sản xuất kinh doanh không có hợp đồng, không có những văn bản, giấy tờ pháp lý dẫn đến những rủi ro rất đáng tiếc để từ đó giúp các hộ sản xuất đánh giá cao về vai trò của kiên kết trong sản xuất gốm sứ tại huyện Gia Lâm.

4.5.1.3. Liên kết và phát huy thế mạnh các hộ sản xuất nhỏ lẻ tại làng nghề gốm sứ truyền thống Tại huyện Gia Lâm

phải phát triển theo nhóm tự nhiên. Khi các ngành công nghiệp hoàn thiện thành các nhóm, toàn bộ lợi ích chuỗi cung ứng: các mối quan hệ được thắt chặt, tính

ổn định được nâng cao, hợp tác được tăng cường. Hợp nhất thành một khối, Tại huyện Gia Lâm sẽ sung sức hơn để phát triển ngành gốm. Người thực hiện nhiệm vụ này nên ở tại huyện Gia Lâm và hiểu toàn bộ thành phần của chuỗi cung ứng.

Phát triển một tổ chức chung giữa các cơ sở sản xuất để tăng cường mối quan hệ, quảng bá quan hệ của làng nghề như dấu mốc về chất lượng và quảng bá các sản phẩm của Tại huyện Gia Lâm.

Ở Tại huyện Gia Lâm có rất nhiều nhà sản xuất nhỏ, một số nhà sản xuất có sản phẩm rất cao và thiết kế độc đáo, số khác lại có chất lượng thấp và sao chép các thiết kế. Các chủ sản xuất sẽ nâng cao môi trường làm việc và hỗ trợ

các nghệ nhân tập trung vào chất lượng và kỹ năng. Khi cùng kết hợp mua nguyên vật liệu sẽ giảm chi phí và cùng hợp tác sẽ cùng phát triển và nâng cao cơ

hội thành công.

Vì làng nghề tại huyện Gia Lâm được hình thành bởi nhiều cơ sở sản xuất nhỏ, nên sự hợp tác còn hạn chế, nỗ lực còn rời rạc. Sự chuyên môn hóa có thể

giảm tình trạng này, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Nên khuyến khích các hãng từ sản xuất trực tiếp sang các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan. Các hãng nên tập trung vào các dịch vụ chuyên biệt như sản xuất khuôn, sản xuất bao gói, vận chuyển và dịch vụđào tạo. Thêm vào đó, các hãng có thể chuyển từ sản xuất sang dịch vụ du lịch và các đề xuất khác đã trình bày ở trên.

Tất cả các giải pháp hành động phải đi đôi với quy hoạch tổng thể làng.

Điều quan trọng là phải có liên kết và hiệp lực giữa các chiến lược; chiến lược về

cạnh tranh chỉ là một phần của kế hoạch phát triển làng.

Ngành gốm tại huyện Gia Lâm có lịch sử hàng nghìn năm. Truyền thống

này đem lại cho tại huyện Gia Lâm những nhà sản xuất tài năng và lành nghề, những người tạo ra những sản phẩm gốm độc đáo. Đối với toàn bộ các nền công nghiệp Việt Nam, ngành gốm tại huyện Gia Lâm có cơ hội lớn để tiếp cận với thị trường quốc tế, nhờ công cuộc đổi mới.

4.5.1.4. Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh mặt hàng gốm sứ Gia Lâm

Việc tìm kiếm, ổn định và mở rộng thị trường trước hết thuộc về trách nhiệm của cơ sở sản xuất kinh doanh. Song trong điều kiện nền kinh tế nước ta

vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của

nhà nước, vấn đề hỗ trợ kinh tế làng nghề ổn định và mở rộng thị trường là biện pháp quan trọng nhằm một mặt, để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu chính trị- xã hội; mặt khác do khảnăng này của làng nghề còn rất nhiều hạn chế nên cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Tác động của nhà nước đối với việc hỗ trợ làng nghềổn

định và mở rộng thịtrường trong và ngoài nước nên hướng vào

* Tăng cường liên kết của các hình thức tổ chức kinh tế, xã hội và giáo dục

Để các cơ sở sản xuất trong kinh tế làng nghề có sự kết hợp ngày càng hiệu quả, các cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp giúp các cơ sở lựa chọn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất gốm sứ ở huyện gia lâm, TP hà nội (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)