2.1.7.1. Liên kết trong hoạt động cung ứng đầu vào trong sản xuất
Nội dung liên kết này được thực hiện giữa các nhà cung cấp đầu vào và hộ gia đình, cơ sở sản xuất gốm sứ trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Chủ thể là nhà cung cấp đầu vào có thể là doanh nghiệp thu mua, các cơ sở thu
gom, các đại lý phân phối nguyên vật liệu,…đây là nội dung quan trọng nhằm ổn
định quá trình sản xuất gốm
Đầu vào trong sản xuất gốm sứ là đất sét, đất cao lanh loại tốt, đất được tinh luyện qua nhiều công đoạn mới lấy được đất tốt nhất. Đất sét khi khai thác cũng nguyên tảng, thường bị rắn nên phải tưới nước cho no rồi dùng mai thái mỏng, loại bỏ tạp chất, dùng chân nhào thật kỹ rồi đắp thành từng đống lớn, thái đi thái lại nhiều lần tạo nên đất có độ mịn, dẻo, do đó đất đầu vào phải tốt đảm bảo chất lượng, cơ sở sản xuất trong quá trình thu mua nguyên liệu phải có quy
trình thật chặt chẽ, liên kết với các cơ sở cung cấp đất đảm bảo và ổn định
Người cung cấp nguyên liệu đầu vào: Thị trường cung cấp nguyên vật liệu: Để sản xuất ra các sản phẩm thì nguyên liệu đầu vào là rất cần thiết cho quá trình sản xuất. Sự hình thành các hộ, doanh nghiệp sản xuất chủ yếu do có sẵn nguồn nguyên liệu. Nhưng sau một thời gian sản xuất nguồn nguyên liệu có sẵn dần cạn đi, do đó phải được bổ sung bằng các nguồn ở nơi khác. Vì vậy, khi sản xuất phát triển thì kéo theo sự xuất hiện các tổ chức, cá nhân làm dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu cho các hộ, các cơ sở chuyên làm nghề. Phương thức mua – bán hoàn toàn dựa trên sự thoả thuận ngầm giữa các tác nhân. Chính điều này dẫn đến người sản xuất bị lệ thuộc vào việc khai thác và thu gom của người cung
liệu đã phát triển rộng lớn hơn, không chỉ cung cấp nguyên vật liệu ở tại các hộ
mà còn ở các hộ và các doanh nghiệp ởcác địa phương khác.
Mối liên kết này thường được thực hiện thông qua các hợp đồng nhằm tạo nên mối liên kết chặt chẽ và sựtin tưởng của hộ sản xuất với các nhà cung cấp đầu vào (Đình Thắng ,2006).
2.1.7.2. Liên kết trong quá trình sản xuất
a. Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật
Liên kết trong hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chủ
thể tham gia liên kết trong hoạt động ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là các nhà khoa học, HTX, DN chế biến và hộ gia đình nông dân. Nhà khoa học gồm các cán bộ nghiên cứu của các Viện, các Trung tâm nghiên cứu, các cán bộ
khuyến nông. Để sử dụng có hiệu quả nguyên liệu và các vật tư kỹ thuật, khoa học có ý nghĩa hết sức quan trọng, liên kết giữa khoa học và sản xuất không chỉ
có tác dụng giúp hộ áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mà còn biết sử dụng các yếu tố kỹ thuật có hiệu quả, làm giảm giá thành sản xuất, tạo ra sản phẩm
thương hiệu cung cấp cho xã hội. Mặt khác phải gắn lợi ích kinh tế đối với các cán bộ khoa học cơ sở, những người hàng ngày tiếp cận với hộ, doanh nghiệp sản xuất để chuyển giao kỹ thuật trực tiếp và nhất là để tạo ra sản phẩm đảm bảo chất
lượng thương hiệu, ổn định cung cấp nguyên liệu cho chế biến - tiêu thụ, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải liên kết chặt chẽ giữa khoa học và sản xuất, bằng cách như thực hiện hợp đồng giữa doanh nghiệp và nhà khoa học, hợp đồng chuyển giao công nghệđến từng hộ gia
đình nông dân,... thông qua các tổ chức khuyến nông, hội phụ nữ, các tổ chức quốc tế,... (Đình Thắng, 2006).
b. Liên kết sử dụng lạo động trong các khâu của sản xuất
Là mô hình liên kết giữa những người sản xuất trong cả quá trình sản xuất ra sản phẩm từ khâu thu mua nguyên liệu đầu vào đến khi sản xuất xong sản phẩm, với mục đích khác nhau nhằm mang lại lợi ích cho các nhân khi tham gia liên kết.
Để tạo được ra được một sản phẩm gốm sứ phải trải qua các giai đoạn từ tạo hình sản phẩm (chuốt gốm), trang trí hoa văn, tráng men, lung đốt. Tạo hình sản phẩm (chuốt gốm):Tạo hình trên bàn xoay, tạo hình bằng khuôn và nặn đắp bằng
tay, có sản phẩm được tạo bởi sự kết hợp của cả 3 phương pháp trên.Trang trí hoa
gốm (vẽ trên men và vẽ dưới men): Cắt gọt và khắc vạch in hoa văn bằng khuôn. Tráng men: Có nhiều cách tráng men khác nhau như: Phun men, dội men lên bề mặt sản phẩm gốm có kích thước lớn. Nhúng men, quét men đối với loại sản phẩm gốm
có kích thước nhỏ, nhưng thông dụng nhất vẫn là phương pháp kìm đúc. Nung đốt:
Đây là công đoạn quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Có nhiều loại lò được sử dụng nhưng phổ biến là lò cóc và lò bầu
Các doanh nghiệp sản xuất cần liên kết với các lao động như: Thợ vẽ; thợ chuốt; thợ lò; thợ in để đảm bảo tất cả các khâu trong quá trị sản xuất 1 sản phẩm
Các hộ sản xuât ở cùng thôn, cùng xã hay cùng trong các tổ hợp tác hay HTX quen biết thường có mối liên kết với nhau. Nội dung liên kết trong mối liên kết giữa người sản xuất với người sản xuất trong việc cùng thu mua nguyên liệu
đầu vào, trao đổi kinh nghiệm sản xuất sản phẩm, hay giới thiệu cho nhau những
người mua tốt (Đình Thắng , 2006).
c. Liên kết sử dụng trang thiết bị trong sản xuất
Phương pháp làm gốm về cơ bản vẫn kế thừa phương pháp cổ truyền, bên cạnh đó cũng ứng dụng nhiều thành tựu tiến bộ của khoa học công nghệ như: Máy nghiền đất, hệ thống bể lọc đất có khử sắt, bàn xoay có lắp mô tơ điện, khuôn bằng gỗ hoặc thạch cao, hoa văn được vẽ bằng màu công nghiệp hoặc dán đề can có sẵn, lũ nung gốm sử dụng lò tuylen đốt bằng ga, vừa tạo ra sản phẩm với khối lượng lớn vừa thân thiện với môi trường.
2.1.7.3 Liên kết trong hoạt động vay vốn phát triển sản xuất
Nội dung liên kết trong vay vốn sản xuất có tác nhân chính là các tổ chức tín dụng, ngân hàng và hộ gia đình. Vốn sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất, đặc biệt là các ngành sản xuất cần lượng vốn đầu tư lớn trong sản xuất gốm sứ,…mối liên kết này còn thể hiện sự quan tâm của cơ quan Nhà nước
đến phát triển sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đảm bảo nội dung liên kết này giúp cho hộgia đình có điều kiện tốt cho việc phát triển sản xuất, cũng như việc tạo ra thu nhập cho các tổ chức cho vay từ lãi suất.
Các loại liên kết trong vay vốn gồm có:
Các doanh nghiệp hoặc các hộ sản xuất liên kết với ngân hàng trong quá trình vay vốn hoặc các hộ sản xuất vay vốn của các doanh nghiệp tiêu thụ, nhiều doanh nghiệp kinh doanh cung cấp vốn cho các hộ sản xuất có những sản phẩm truyền thống tốt, chất lượng cao đểđược mua sản phẩm.
Các doanh nghiệp hoặc các hộ sản xuất liên kết vay vốn của nhau trong quá trình sản xuất. (Hải Bình ,2010).