Liên kết với ngân hàng và các tổ chức tín dụng để vay vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất gốm sứ ở huyện gia lâm, TP hà nội (Trang 78 - 81)

Trong mối liên kết này Ngân hàng, tổ chức tín dụng LK với hộ sản xuất để tạo điều kiện cho hộ sản xuất có nguồn vốn phục vụ sản xuất, chủ động và mạnh dạn hơn trong đầu tư. Ở đây Ngân hàng, các tổ chức tín dụng và hộ sản xuất đều

có động lực để LK với nhau; Ngân hàng, tổ chức tín dụng muốn cho các hộ sản xuất vay vốn vì đây là đối tượng trực tiếp tạo ra giá trị sản xuất có giá trị kinh tế

cao có nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh tiếp cận được nguồn vốn mình cần để sản xuất, Ngân hàng, các tổ chức tính dụng không lo những khoản nợ xấu khó đòi như cho vay trong các lĩnh vực kinh doanh bất động sản,.... Xuất phát từ đó mối liên kết trong đầu tư vốn vào sản xuất đã được hình thành và đem

Bảng 4.11 Các NH và tổ chức tín dụng cho vay SX gốm tại Gia Lâm

Tên tổ chức Số hộđược vay Doanh sốdư nợ

(Triệu/năm)

Ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Gia Lâm 35 3.750 Ngân hàng Vietin Bank chi nhánh Gia Lâm 46 5.625

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Gia Lâm 51 5.430

Quỹ Tín dụng nhân dân xã Bát Tràng 20 1.450 Quỹ tín dụng nhân dân xã Kim Lan 8 1.020

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả

Để phục vụ cho sản xuất gốm các hộ đều phải có những tài sản cố định thiết yếu như: lò nung, xưởng sản xuất, kho chứa hàng, mô tơ điện, máy nghiền

đất, bàn xoay, khuôn, v.v.. xây dụng một lò nung hiện nay dao động khoảng 290 triệu - 310 triệu nhưng chỉ có thời hạn sử dụng từ 5 - 7 năm, một chiếc mô tơ điện trị giá khoảng 5 - 7 triệu, một máy nghiền đất dao động từ 7 - 10 triệu. Qua bảng 4.11 ở trên cho thấy đầu tư máy móc, trang thiết bị tăng theo quy mô. Các

hộ sản xuất ở quy mô 3 có mức đầu tư thiết bị là lớn nhất. Các thiết bị này giá cả đều cao do đó việc đổi mới công nghệhay đầu tư sản xuất thì các hộ phải đầu tư

một lượng vốn khá lớn.

Bảng 4.12 Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra

Diễn giải

Các nhóm hộ sản xuất

Quy mô 1 Quy mô 2 Quy mô 3

SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) SL (tr.đ) CC(%) * Tổng số vốn 465 100 558 100 927 100 - Vốn cốđịnh 385 82,8 463 83 667 72 - Vốn lưu động 80 17,2 95 17 260 28 * Nguồn huy động 465 100 558 100 927 100 - Vốn tự có 320 68,8 373 66,85 578 62,3 - Vốn đi vay 145 31,2 185 33,15 349 37,7

Qua bảng 4.11 cho thấy sản xuất gốm cần rất nhiều vốn, có hai nguồn vốn chính được huy động là nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay. Chủ yếu là vay từ bạn bè và từ các ngân hàng như ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Viettin bank. Việc trả chậm tiền công lao động cũng là

một hình thức lợi dụng vốn tuy nhiên trong phạm vi đề tài chỉ xét tới nguồn vốn bằng tiền. Trong tình hình đơn hàng giảm sút, lượng hàng tiêu thụ không hết nên các chủ lò sản xuất ở mức thấp hơn các năm trước. Do đó, việc vay vốn không nhiều như những năm trước. Tỷ trọng vốn vay trong tổng số vốn sản xuất của các nhóm hộ chiếm trên 30% tổng cơ cấu vốn. Tổng số vốn của các hộ sản xuất ở quy mô 1 có mức vốn bình quân khoảng 465 triệu đồng, các hộ sản xuất ở quy mô 2 có tổng số vốn bình quân khoảng 558 triệu đồng, các hộ ở quy mô 3 có tổng số vốn sản xuất nhiều nhất với mức bình quân mỗi hộ

khoảng 927 triệu đồng. Trong đó vốn tự có chiếm trên 60% tổng nguồn vốn. Các hộ ở sản xuất ở quy mô 3 có mức vốn gấp 1,66 và 1,99 lần mức vốn các hộ sản xuất ở quy mô 2 và quy mô.

Trong điều kiện sản xuất như hiện nay với tình hình giá cả nguyên vật liệu

tăng cao, lượng hàng tồn kho nhiều đã gây không ít khó khăn trong việc duy trì và phát triển sản xuất tại các hộđặc biệt là các hộ sản xuất quy mô nhỏ. Bên cạnh việc thiếu đất sản xuất thì thiếu vốn sản xuất là một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở hoạt động sản xuất.

Vì vậy chính quyền địa phương và các tổ chức tài chính cần có những biện pháp hỗ trợ các hộ tiếp cận được với nhiều nguồn vốn khác nhau một cách nhanh nhất để họcó điều kiện duy trì và phát triển sản xuất.

Trong các nhóm hộ sản xuất đều phải đi vay một số vốn nhất định để duy trì sản xuất chính vì vậy chịu những áp lực về trả lãi hàng tháng, nếu những tháng mà bán chậm hàng thì việc duy trì sản xuất cũng như việc trả lãi cho ngân

hàng cũng gặp nhiều khó khăn đặc biệt các hộ sản xuất ở quy mô 1 và 2, vốn

đọng nhiều vào tài sản cốđịnh.

Các ngân hàng mà các hộ sản xuất gốm sứ đi vay như Viettin Bank, Agribank, Ngân hàng nhà nước của huyện và một số ngân hàng khác.

465 320 145 558 373 185 927 578 349 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 T ri ệu đồ ng

Quy mô 1 Quy mô 2 Quy mô 3

Quy mô sản xuất

Nguồn vốn huy động Vốn tự có Vốn đi vay

Hình 4.8. Cơ cấu vốn tự có và vốn đi vay tại các hộ điều tra

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢĐỐI VỚI CÁC HỘ CÓ VÀ CÁC HỘ KHÔNG THAM GIA LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT GỐM SỨ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất gốm sứ ở huyện gia lâm, TP hà nội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)