Nguồn vốn sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất gốm sứ ở huyện gia lâm, TP hà nội (Trang 94 - 95)

Nguồn vốn cho phát triển sản xuất cũng là một yếu tốđầu vào quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến khảnăng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp

và cơ sở sản xuất. Trong điều kiện phát triển như ngày nay thì nguồn vốn cũng chính là điều kiện cần thiết không thể thiếu cho các làng nghề.

Các hộ sản xuất cần liên kết với các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để

Ngày nay trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi nên kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất ngày

càng gia tăng. Cuộc điều tra do tổ chức ILO và SIDA thực hiện cho thấy có 65,7% ý kiến ở nông thôn cho rằng thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng nhất cản trở hoạt động của các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh. Theo số liệu nghiên cứu của CIEM thì hệ thống tài chính chính thức chỉ đáp ứng được 25,6% nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp dân doanh.

Trước đây, quy mô của các làng nghề thường nhỏ bé, và quy mô vốn của các hộ kinh doanh ở đây cũng rất nhỏ bé, chủ yếu là vốn tự có của gia đình hay

của bà con họ hàng. Vì vậy rất khó khăn cho các hộ gia đình trong việc mở rộng quy mô sản xuất. Hầu hết các hộ sản xuất, các doanh nghiệp làng nghềđều có quy mô nhỏ và vừa, lại thuộc vào thành phần kinh tế dân doanh nên khả năng

tiếp cận các nguồn vốn vay tín dụng cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, khi các

hộ sản xuất nông nghiệp với vốn đầu tư không lớn thì có xu hướng chuyển sang sản xuất làng nghề nhiều hơn, tức là vừa làm nông nghiệp vừa có thể tham gia

đầu tư để làm nghề hay cung cấp dịch vụ phục vụ làng nghề, phục vụ sản xuất nông nghiệp. Việc này sẽ kéo theo việc gia nhập ngày càng nhiều hơn số hộ gia

đình và sốlao động vào làng nghề.

Sản xuất gốm đòi hỏi mức chi phí đầu vào lớn, để có một sản phẩm hoàn chỉnh thì cần phải có một khoảng thời gian nhất định, hơn nữa sản phẩm làm ra không phải lúc nào cũng bán ngay hoặc bán hết. Đó là những lý do tại sao nguồn vốn lại quan trọng với sản xuất gốm như vậy. Người sản xuất gốm cần phải có đủ

vốn để sản xuất, nhất là giai đoạn hàng sảm xuất ra khó tiêu thụ như giai đoạn khủng hoảng vừa qua.

Ở tại huyện Gia Lâm các hộ có quy mô sản xuất lớn thường là những hộ

có nhiều vốn, chủ động được về nguồn vốn. Đây là lợi thế sản xuất trong bối cảnh các nguồn vay từ các tổ chức tín dụng bị hạn chế vì thủ tục rườm rà. Các hộ

quy mô nhỏkhông có được lợi thếnày nên không có điều kiện mở rộng sản xuất,

thuê nhân công cũng như mở rộng , tìm kiếm thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường liên kết trong sản xuất gốm sứ ở huyện gia lâm, TP hà nội (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)