Từ thực trạng SXTT gốm sứ trong nước và kinh nghiệm SXTT của các
nước trên thế giới, rút ra một số bài học giúp các cơ SXTT gốm sứ Gia Lâm nâng cao kết quả và hiệu quả, phát triển SXTT gốm sứ.
Một là, mỗi một dân tộc, một vùng có các phương pháp, nghệ thuật khác nhau khi sản xuất gốm sứ. Huyện Gia Lâm vốn có những làng nghề nổi tiếng từxưa,
vì thế cần phải biết phát huy lợ thế của mình, tận dụng thương hiệu có sắn. Phát triển
SXTT theo hướng hiện đại nhưng vẫn giữ những nét văn hóa của dân tộc.
Hai là, sự thành công trong SXTT gốm sứ cần chú ý đến sự đa dạng về
mẫu mã, chủng loại, kích thước, màu sắc, giá cả cạnh tranh… phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng về kinh tế, thẫm mĩ.
Ba là, phải áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất như công nghệ nhào đất, đốt là ga thay cho lò than. Có hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo những sản phẩm ra đời có chất lượng tốt,ổn định, đạt tiêu chuẩn cao vềkĩ thuật,
nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. Bốn là, xây dựng hình ảnh thương hiệu, tăng cường quảng cáo, xúc tiến
thương mại, nâng cao giá trị hình ảnh gốm sứ huyện Gia Lâm. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ.
Năm là, đào tạo các lớp kế cận, nâng cao tay nghề cho người lao động, khuyến khích các nghệ nhân giỏi, yêu nghề tham gia sản xuất và giảng dạy, đào
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU