Doanh nghiệp và doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 30)

2.1.3.1. Khái niệm về doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 20/04/1995, luật doanh nghiệp sửa đổi được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999, luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 22/06/1994 và Luật doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 đã đề cập đến một số khái niệm liên quan đến

khu vực kinh tế hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao giao dịch ổn định, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

2.1.3.2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Khái niệm

Khái niệm doanh nghiệp ngoài quốc doanh: “Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý”.

Như vậy có thể hiểu doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp do người dân thành lập, có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh, điều hành sản xuất - kinh doanh và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005 bao gồm các loại hình: Công ty hợp danh, Công ty TNHH (1 thành viên hoặc từ 2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp này có sự đa dạng về chủ sở hữu, hoặc là sở hữu tư nhân bởi một cá nhân, tổ chức hoặc là đồng chủ sở hữu, và trong đó có thể có phần sở hữu một phần của Nhà nước (tuỳ vào tỉ lệ sở hữu phần vốn góp trong doanh nghiệp mà Nhà nước có quyền chi phối hay không).

Như vậy, có thể thấy rằng doanh nghiệp ngoài quốc doanh là cái tên được dùng để chỉ những đơn vị doanh nghiệp không phải do Nhà nước lập ra mà do các tư nhân thành lập, tổ chức hoạt động và quản lý tổ chức (Quốc hội, 2005).

Đặc điểm

Tùy theo loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà có những đặc điểm khác nhau. Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp sau thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:

- Các công ty gồm: Công ty cổ phần; Công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên); Công ty hợp doanh; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp liên doanh); Doanh nghiệp tập thể; Doanh nghiệp đoàn thể (Quốc hội, 2005).

Vai trò

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)