2.1.3.1. Tuyên truyền về thuế giá trị gia tăng và hỗ trợ người nộp thuế
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được ngành thuế quan tâm thực hiện. Tuy nhiên nó phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền, phạm vi, trách nhiệm của cơ quan thuế các cấp; tuân thủ sự chỉ đạo thống nhất theo chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan thuế.
Việc tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế đã đạt được bề rộng và đang từng bước đi vào chiều sâu. Nhiều phương thức phối hợp để phổ biến tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế đã được triển khai như: báo chí, phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử ngành thuế.
Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp đã từng bước được triển khai như, tổ chức tập huấn, toạ đàm, đối thoại, hướng dẫn các chính sách thuế, thủ tục về thuế cho các doanh nghiệp. Ngoài các hình thức tiếp xúc tại cơ quan thuế, Chi cục còn cử cán bộ thuế đến tận trụ sở doanh nghiệp để hướng dẫn cung cấp, hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế cho doanh nghiệp theo quy định.
2.1.3.2. Đăng ký thuế, kê khai thuế và thu nộp thuế
Đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai những thông tin của người nộp thuế theo mẫu quy định và nộp tờ khai cho cơ quan quản lý thuế để bát đầu thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật.
+ Đối tượng phải đăng ký thuế: Là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng phải đăng ký thuế;
+ Thời hạn đăng ký thuế: Trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư; Hoặc bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ gia đình, cá nhân thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân; Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế.
Người nộp thuế chỉ được cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi không còn tồn tại. Chấm dứt hiệu lực mã số thuế là thủ tục cơ quan thuế xác định mã số thuế không còn giá trị sử dụng trong hệ thống dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế. Cơ quan thuế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thuế và thông báo công khai danh sách các mã số thuế chấm dứt hiệu lực sử dụng.
Sử dụng mã số thuế để thực hiện các thủ tục kê khai và nộp thuế, phí , lệ phí với cơ quan Thuế và thực hiện các thủ tục kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan.Người nộp thuế phải ghi mã số thuế được cấp vào hóa đơn, chứng từ, tài liệu khi thực hiện các giao dịch kinh doanh; kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và các giao dịch về thuế; mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác.
Cơ quan quản lý thuế, Kho bạc Nhà nước sử dụng mã số thuế trong quản lý thuế và thu thuế vào ngân sách nhà nước.
Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phải ghi mã số thuế trong hồ sơ mở tài khoản của người nộp thuế và các chứng từ giao dịch qua tài khoản. Nghiêm cấm việc sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác.
• Kê khai thuế
Người nộp thuế tự kê khai và tự xác định số thuế phải nộp trong kỳ tính thuế theo quy định của Luật thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Người nộp thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các số liệu trong
hồ sơ khai thuế... Người nộp thuế tự xác định số thuế phải nộp vào NSNN, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định hoặc tính thuế theo Luật Quản lý thuế.
• Thu nộp thuế
Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước theo thời gian quy định của từng sắc thuế hoặc theo thời gian ghi trên thông báo của cơ quan thuế. Địa điểm nộp thuế: Kho bạc Nhà nước, các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tại cơ quan thuế hoặc thông qua tổ chức được cơ quan thuế ủy nhiệm thu (Quốc hội, 2006).
2.1.3.3. Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế là một trong những chức năng quan trong của công tác quản lý thuế, trong những tiêu thức đánh giá hiệu quả bộ máy quản lý là số nợ thuế thu được. Cơ quan thuế phải theo dõi được số nộp cho thuế phát sinh và số nộp cho nợ tồn đọng của đối tượng nộp thuế theo từng loại thuế. Qua đó xác định được tính chất, mức nợ, tuổi nợ của từng khoản nợ thuế để có biện pháp thu nợ phù hợp nhằm giảm các khoản nợ có mức nợ, tuổi nợ cao.
* Quản lý nợ thuế
Quản lý nợ thuế là hoạt động của cơ quan thuế nhăm đôn đốc số tiền thuế đã kê khai nhưng chưa nộp vào ngân sách nhà nước (còn gọi là tiền thuế nợ).
Có thể phân chia việc quản lý nợ thuế ở 2 cấp độ khác nhau:
- Đối với cán bộ thuế, quản lý nợ bao gồm: xác định đối tượng nợ thuế, xác định số tiền thuế còn nợ và thực hiện các bước đông đốc thu hồi nợ thuế. Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra tính tự giác thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế và áp dụng các khoản tiền phạt, tiền chậm nộp theo luật quản lý thuế đối với người nợ thuế.
- Đối với cơ quan thuế, quản lý nợ thuế là một quá trình: Lập chỉ tiêu thu nợ hằng năm, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về quản lý nợ thuế, xây dựng các chính sách về quản lý nợ thuế, cơ sở vật chất, kỹ thuật và một cơ cấu tổ chức thích hợp, duy trì một hệ thống thông tin để đảm bảo quản lý đầy đủ về đối tượng nợ thuế; thực hiện các thủ tục và quy trình quản lý nợ để phân loại, đôn đốc tiền thuế nợ và tiền chậm nộp, tiền phạt.
* Cưỡng chế nợ thuế
Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế được thực hiện khi Người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế đã quá chín
mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định; Người nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn.
Các biện pháp cưỡng chế thi hành Quyết định hành chính thuế bao gồm:
- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản;
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; - Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng;
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt;
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
- Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề (Tổng cục Thuế, 2015).
2.1.3.4. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế
Khái niệm: Kiểm tra thuế, thanh tra thuế là hoạt động giám sát của cơ quan thuế đối với các hoạt động, giao dịch liên quan đến phát sinh nghĩa vụ thuế và tình hình thực hiện thủ tục hành chính thuế, chấp hành nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, nhằm đảm bảo pháp luật thuế được thực thi nghiêm chỉnh trong đời sống kinh tế xã hội.
• Kiểm tra thuế
Kiểm tra thuế được thực hiện dưới hai hình thức: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế và kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
Cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, tính tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Đồng thời làm rõ các bên liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, của người nộp thuế. Được thực hiện trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế, đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế.
Các trường hợp thanh tra thuế là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng thì thanh tra định kỳ một năm không quá một lần. Các doanh nghiệp khi có dấu hiệu rủi ro về thuế; có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế liên quan đến tổ chức, cá nhân khác; có dấu hiệu trốn thuế, gian lận thuế có tính chất phức tạp. Hoặc để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, 2015).
2.1.3.5. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế
• Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế
- Vi phạm các thủ tục thuế;
- Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; - Trốn thuế, gian lận thuế.
• Nguyên tắc, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế
- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về thuế được phát hiện, ngăn chăn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, triệt để. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật về thuế gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Tổ chức, cá nhân chỉ bị xử phạt hành chính thuế khi có hành vi vi phạm pháp luật về thuế;
- Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải do người có thẩm quyền thực hiện; - Một hành vi vi phạm pháp luật về thuế chỉ bị xử phạt một lần;
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt;
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật về thuế thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm;
- Việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định mức xử phạt thích hợp;
- Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm pháp luật về thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ;
- Trường hợp vi phạm pháp luật về thuế đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự.
2.1.3.6. Hoàn thuế
Là việc cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng theo Luật thuế Giá trị gia tăng; Thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu theo Luật thuế Xuất nhập khẩu; thuế thu nhập cá nhân theo Luật thuế Thu nhập các nhân; Thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác có số tiền thuế đã nộp vào ngân sách Nhà nước lớn hơn số tiền thuế phải nộp (Tổng cục Thuế, 2015).