a. Quản lý đăng ký thuế
Căn cứ vào Luật thuế và quy trình quản lý thu thuế thì bất kỳ một sắc thuế nào, đối với đối tượng kinh doanh nào, muốn thu được thuế thì trước hết phải xác định được NNT. Trong công tác hành chính thuế, công tác quản lý NNT đóng vai trò hết sức quan trọng. Thông qua công tác này cơ quan thuế nắm được các thông tin của NNT, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính cơ bản của NNT, từ đó có thể quản lý thu thuế một cách có hiệu quả trong công tác quản lý thu thuế GTGT và khấu trừ thuế GTGT.
Tất cả dữ liệu về NNT tại Chi cục thuế huyện Thanh Sơn đều được quản lý bằng hệ thống mạng toàn quốc. Theo phương pháp này, trong phạm vi cả nước, mỗi NNT được gắn một mã số thuế duy nhất, mọi thông tin về NNT được cập nhật vào máy với một tệp riêng với tên là mã số của NNT. Đây là phương thức quản lý hiện đại đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.
Đối với thuế GTGT cũng phải xác định đối tượng nào thuộc diện quản lý của thuế GTGT. Quản lý NNT là khâu đầu tiên của quá trình quản lý thu thuế, quản lý NNT tốt nhất sẽ tạo tiền đề định hướng cho quản lý doanh thu tính thuế, chi phí hợp lý, hợp lệ trong việc xác định thu nhập chịu thuế.
Chi cục thuế huyện Thanh Sơn thực hiện việc đăng ký mã số thuế đối với NNT theo quy trình đăng ký thuế. NNT lập hồ sơ theo quy định gửi Bộ phận một cửa Chi cục thuế. Đội Tuyên truyền - Nghiệp vụ - Kế toán thuế nhập tờ khai đăng ký thuế vào Chương trình ứng dụng đăng ký thuế, quản lý thuế tập trung (TMS). Toàn bộ thông tin NNT được cập nhật vào ứng dụng TMS, Chi cục thuế in và cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế cho NNT.
Sau khi cấp mã số thuế, thông tin hồ sơ NNT được chuyển vào các danh bạ của chương trình ứng dụng TMS để theo dõi tình hình thực hiện kê khai nộp thuế của từng NNT. Tại Tổng cục thuế, thông tin đăng ký thuế của tất cả NNT toàn quốc được lưu trữ và được truyền trực tiếp cho Tổng cục Hải quan để sử dụng mã số thuế chung.
Tất cả các NNT tạm ngừng hoạt động hoặc giải thể đều được chuyển thủ tục hồ sơ về cấp Cục thuế để xử lý việc ngừng và đóng mã số thuế.
Trong quá trình thực hiện, cán bộ xử lý đã có nhiều biện pháp xử lý nhanh, chính xác, lập phiếu xử lý hồ sơ để giám sát. Vì vậy, thời gian cấp mã số thuế, trả cho NNT luôn sớm hơn so với quy định. Kết quả đăng ký cấp mã số thuế tại Chi cục thuế huyện Thanh Sơn được thể hiện ở Bảng 4.5.
Bảng 4.5 cho thấy, công tác cấp mã số thuế cho người nộp thuế được Chi cục triển khai đúng quy định: thường xuyên đối chiếu, rà soát mã số thuế, bổ sung thông tin đăng ký thuế đối với người nộp thuế có thông tin thay đổi... đảm bảo 100% người nộp thuế được cấp mã số thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế kịp thời. Kết quả là tính đến ngày 31/12/2018, Chi cục đã cấp 425 mã số thuế cho DNNQD (số mã số tương ứng với số lượng DN thuộc đối tượng nộp thuế GTGT) trong đó công ty TNHH có 234 mã số thuế, Công ty Cổ phần có 105 mã số thuế; Doanh nghiệp tư nhân có 41 mã số thuế; Chi nhánh có 45 mã số thuế và thực hiện thủ tục đóng cửa 189 mã số thuế cho doanh nghiệp giải thể, bỏ trốn, mất tích.
Bảng 4.5. Kết quả đăng ký cấp mã số thuế đến ngày 31/12/2018
Đơn vị: Số mã thuế Loại hình NNT Mã số thuế đã cấp Mã số thuế ngừng hoạt động Mã số đang hoạt động Tỷ lệ (%) mã số đang hoạt động Tổng số DN 425 189 236 55,53 - Công ty TNHH 234 102 132 56,41 - Công ty cổ phần 105 46 59 56,19 - DNTN 41 21 20 48,78 - Chi nhánh 45 20 25 55,56
Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2018) Số liệu bảng 4.5 cũng cho thấy tính trên phạm vi cả huyện chỉ còn 55,53% số mã số thuế đã cấp còn hoạt động đến ngày 31/12/2018 điều đó cho thấy cùng với
việc đăng ký và cấp mới mã số thuế cho doanh nghiệp mới thành lập thì số doanh nghiệp NQD đã ngừng hoạt động trên địa bàn huyện cũng chiếm một tỷ lệ lớn.
Theo quy định hiện nay việc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh do Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh cấp, do vậy cũng gây khó khăn cho công tác quản lý các DN mới thành lập. Bên cạnh đó, công tác phối kết hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan cấp đăng ký kinh doanh chưa chặt chẽ cho nên dẫn đến việc chưa nắm bắt kịp thời các DN mới thành lập để đôn đốc đăng ký kê khai thuế.
Thực tế hàng năm còn một số lượng DN được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không đăng ký, kê khai nộp thuế kịp thời. Theo số liệu thống kê thì có trên 5% số doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng không thực hiện đăng ký kê khai thuế với cơ quan thuế.
Mặt khác, theo quy định hiện nay về thành lập và giải thể DN quá dễ dàng, cho nên có nhiều DN được cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh đã quá thời hạn nhưng vẫn không hoạt động, hoặc hoạt động nhưng không có doanh thu trong thời gian dài. Trong khi đó, chế tài để xử lý về vấn đề này chưa được quy định rõ ràng do đó tạo kẻ hở cho các DN vi phạm.
b. Quản lý kê khai thuế
Sau khi Luật quản lý thuế có hiệu lực thi hành, ý thức tự giác trong kê khai, nộp tờ khai của NNT đã được nâng cao hơn; theo đánh giá của Chi cục thuế huyện Thanh Sơn, số doanh nghiệp kê khai và nộp tờ khai thuế đúng thời hạn quy định lên tới 99% so với trước đây chỉ đạt từ 80% đến 85%.
Xác định công tác kê khai và kế toán thuế là một nội dung quan trọng trong quản lý thuế, là nguồn dữ liệu đầu vào để xác định, theo dõi và quản lý thuế ngân sách thông qua việc quản lý số lượng NNT, các tờ khai thuế hàng tháng, hàng quý chứng từ thu, nộp ngân sách. Chi cục đã tập trung chỉ đạo triển khai các ứng dụng khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử, kết nối thông tin nộp thuế với kho bạc, kê khai thuế điện tử, kết nối với cơ quan cấp giấy phép kinh doanh để quản lý số lượng NNT... đến nay dự án kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử đã được triển khai đồng bộ và thực hiện có hiệu quả tạo điều kiện cho doanh nghiệp khai và nộp thuế. Công tác ứng dụng CNTT như phần mềm quản lý thuế tập trung TMS giúp số liệu chính xác hơn, tăng năng suất lao động, giải phóng nhân lực để bố trí vào các bộ phận khác. Công tác quản lý, giám sát kê khai thuế ngày
càng kịp thời và tự được những chuyển biến tích cực. Số lượng tờ khai phải nộp, đã nộp, nộp đúng.
Thực hiện Chiến lược cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế, bộ máy của cơ quan thuế hiện nay đã được tổ chức theo mô hình chức năng, theo đó, quản lý kê khai là một trong bốn chức năng chính của cơ quan thuế. Việc kiểm soát kê khai thuế GTGT được Cục thuế phân loại giống như việc kiểm soát kê khai các loại thuế khác; Phòng Kiểm tra của Cục thuế, Đôi Kiểm tra của Chi cục thuế được phân công quản lý giám sát kê khai đối với các đơn vị được giao quản lý.
Về cơ bản hệ thống tờ khai thuế GTGT được thiết kế đơn giản và khoa học với các nội dung rõ ràng, rành mạch. Để hỗ trợ, Chi cục thuế huyện Thanh Sơn đã hướng dẫn cách thức kê khai cụ thể đối với từng nội dung trên từng mẫu tờ khai, nên chắc chắn người nộp thuế sẽ dễ dàng và thuận lợi khi kê khai. Điều cần lưu ý các đơn vị trong quá trình kê khai thuế GTGT, nếu có nội dung nào chưa rõ thì cần liên hệ với Đội Tuyên truyền – Nghiệp vụ - Kế toán thuế, Đội Kiểm tra và QLN thuế của Chi cục thuế để được giải đáp cụ thể.
Chi cục thuế huyện Thanh Sơn thiết lập hệ thống đường dây nóng, nhằm giải đáp kịp thời những khó khăn vướng mắc về thuế nói chung và việc kê khai thuế GTGT nói riêng để đảm bảo việc thực thi Luật thuế được thuận lợi.
Việc quản lý kê khai thuế GTGT được Cục thuế phân cấp về các Chi cục thuế quận, huyện. Cục thuế trực tiếp quản lý các Chi cục thuế thông qua báo cáo hàng tháng. Việc quản lý kê khai thuế GTGT được các Chi cục triển khai như sau:
Nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người nộp thuế thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế, thực hiện kê khai, nộp thuế theo đúng quy định. Tháng 7/2016 Cục Thuế tỉnh Phú Thọ đã tổ chức triển khai hệ thống dịch vụ Thuế điện tử (eTax) cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, sau khi triển khai hệ thống eTax đã đem lại lợi ích đáng kể cho người nộp thuế: Người nộp thuế được sử dụng tất cả các dịch vụ thuế điện tử, bao gồm: kê khai, nộp thuế, hoàn thuế, đăng kí thuế, hỏi đáp, tra cứu.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ Thuế điện tử cho người nộp thuế, Tổng cục Thuế đã hoàn thiện các chức năng của hệ thống dịch vụ thuế điện tử (tương đương với hệ thống khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử). Chi cục thuế huyện Thanh Sơn thông báo đến người nộp thuế trên địa
bàn huyện Thanh Sơn nội dung mở rộng triển khai hệ thống thuế dịch vụ eTax như sau:
Kể từ ngày 11/12/2017 tất cả người nộp thuế trên địa bàn huyện Thanh Sơn khi thực hiện kê khai, nộp thuế, hoàn thuế điện tử sử dụng hệ thống eTax thay thế cho hệ thống Khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử. Người nộp thuế truy cập vào hệ thống eTax theo địa chỉ: http://thuedientu.gdt.gov.vn (không sử dụng địa chỉ cũ để kê khai và nộp thuế điện tử: http://kekhaithue.gdt.gov.vn ). Dữ liệu của người nộp thuế trên hệ thống cũ sẽ được tự động chuyển đổi sang hệ thống eTax.
1. Trường hợp đăng nhập hệ thống eTax bằng tài khoản quản trị (được
chuyển từ tài khoản NTĐT sang), NNT thực hiện như sau:
Bước 1: NNT truy cập vào website: http://thuedientu.gdt.gov.vn bằng trình duyệt
Internet Explorer phiên bản 9, hoặc trình duyệt Chrome
Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập”
- Tên đăng nhập:MST-ql (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp; QL: không phân biệt chữ hoa, chữ thường);
- Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống NTĐT;
- Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.
Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập” để đăng nhập vào hệ thống eTax
- Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax. Cung cấp đầy đủ các chức năng trên hệ thống:
Quản lý tài khoản; Quản lý doanh nghiệp; Khai thuế;
Nộp thuế; Tra cứu; Hỏi đáp.
2. Trường hợp đăng nhập hệ thống eTax bằng tài khoản khai thuế (được chuyển từ hệ thống iHTKK sang), NNT thực hiện như sau:
Bước 1: NNT truy cập vào website: http://thuedientu.gdt.gov.vn bằng trình duyệt
Bước 2: Chọn “Doanh nghiệp”, sau đó chọn tiếp “Đăng nhập”
Bước 3: Nhập thông tin đăng nhập hệ thống
- Tên đăng nhập: MST (MST: Mã số thuế của Doanh nghiệp); - Mật khẩu: Là mật khẩu đang dùng đăng nhập vào hệ thống Ihtkk;
- Tên đăng nhập tồn tại trong hệ thống và mật khẩu phải trùng khớp với mật khẩu trong hệ thống. Nếu tên đăng nhập và mật khẩu không đúng hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo.
Bước 4: Nhấn nút “Đăng nhập”
- Hệ thống hiển thị màn hình giao diện trang chủ Etax. Cung cấp các chức năng sau cho tài khoản sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử
Quản lý tài khoản; Khai thuế;
Hoàn thuế; Tra cứu; Hỏi đáp.
Hình 4.6. Phần mềm hỗ trợ kê khai thuế hoặc là khai thuế qua mạng tại địa chỉ http://thuedientu.gdt.gov.vn
Giao diện chính của ứng dụng hỗ trợ kê khai như sau:
Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2018) Cuối mỗi ngày cán bộ thuế được giao quản lý sẽ kiểm tra toàn bộ hồ sơ tiếp nhận trong ngày xem đã tự động nhận vào phần mềm TMS chưa. Cán bộ đội Tuyên truyền - Nghiệp vụ - Kế toán thuế và tin học sẽ tiến hành phân tích số liệu trên tờ khai. Trong quá trình phân tích các bộ thuế có thể phát hành thông báo nộp thuế nếu có phát sinh số phải nộp hoặc thông báo yêu cầu giải trình về số liệu trên tờ khai.
Chi cục thuế huyện Thanh Sơn chỉ cần kiểm tra ứng dụng quản lý thuế TMS là biết được có bao nhiêu hồ sơ kê khai thuế GTGT, biết được tổng số thu
được từ thuế GTGT. Theo thống kê của Chi cục thuế huyện Thanh Sơn tình hình kê khai của các đơn vị, tổ chức thuộc diện nộp hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng và theo quý từ năm 2016-2018 như Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tình hình nộp hồ sơ khai thuế giá tri ̣ gia tăng theo tháng
Năm Số hồ sơ phải nộp (HS) Hồ sơ đã nộp đạt yêu cầu (HS) Hồ sơ đã nộp có sai sót (HS) Số hồ sơ chưa nộp (HS) Tỷ lệ hồ sơ đã nộp/Số HS phải nộp (%) Tỷ lệ hồ sơ sai phạm/Số HS đã nộp (%) 2016 72 71 1 0 100 1,3 2017 112 112 0 0 100 0 2018 120 118 2 0 100 1,6
Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016 - 2018) Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 bổ sung, quy định đối tượng kê khai nộp tờ khai GTGT theo tháng và theo quý. Như vậy, từ tháng 01/2016 doanh nghiệp tự xác định doanh thu trong năm để kê khai tờ khai GTGT theo tháng và theo quý. Khai thuế theo quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống, khai thuế theo tháng áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ khai thuế GTGT theo tháng trong năm 2016-2018 không cao do phần lớn doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Thanh Sơn thuộc loại doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ nên doanh thu trong năm thấp. Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai hồ sơ GTGT theo tháng trong năm 2016-2018 chỉ đạt: 6,8% (16 DN).
Đánh giá về hồ sơ khai thuế GTGT qua các năm: Nhìn vào bảng 4.7 cho thấy mức độ chấp hành nộp hồ sơ khai thuế của NNT tương đối tốt. Tỷ lệ hồ sơ chưa nộp thấp (0,1%).
Về chất lượng hồ sơ: tỷ lệ hồ sơ sai sót thấp, chủ yếu là hồ sơ của các đơn vị mới lần đầu kê khai, sai về sử dụng hóa đơn (viết không đúng thứ tự từ nhỏ đến lớn, hóa đơn bị ngắt quãng, ghi không đầy đủ các chỉ tiêu, khai nhầm,
khai sót...) hoặc do lỗi phần mềm kê khai. Đối với các hồ sơ có sai phạm trong thủ tục kê khai cơ quan thuế đã kiểm soát và ra thông báo yên cầu NNT giải trình, bổ sung thông tin và điều chỉnh theo đúng quy định, sau đó NNT đã thực hiện điều chỉnh và nộp bổ sung hồ sơ ngay nên hiện tượng không nộp hồ sơ khai thuế là rất ít.
Tình hình nộp hồ sơ khai thuế GTGT của các Doanh nghiệp kê khai