Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 81)

Theo quy trình quản lý thuế, trường hợp người nộp thuế khi phát sinh số thuế phải nộp mà chưa nộp vào NSNN đúng quy định, bộ phận quản lý nợ Chi cục sẽ ban hành thông báo nộp thuế (Mẫu 07/QLN). Đối với khoản nợ từ 1 đến 30 ngày cán bộ thực hiện đôn đốc bằng điện thoại. Đối với khoản nợ từ 31 ngày trở lên cán bộ lập Thông báo tiền thuế nợ, tiền phạt và tiền chậm nộp theo mẫu số 07/QLN, nếu tuổi nợ đến 61 ngày cán bộ thuế được giao công tác quản lý nợ phải chuẩn bị thu thập, xác minh thông tin người nộp thuế để chuẩn bị cưởng chế, nếu tuổi nợ đến 91 ngày bộ phận quản lý nợ ban hành Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản ngân hàng của người nộp thuế. Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày ban hành quyết định cưỡng chế mà chưa thu được hoặc chưa thu được hết số tiền nợ thuế thì bộ phận quản lý nợ trình lãnh đạo Chi cục ban hành các Quyết định cưỡng chế tiếp theo như: Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, thu qua bên thứ 3, kê biên tài sản, thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh…

Theo thống kê của Chi cục thuế huyện Thanh Sơn, tình hình nợ thuế GTGT tại Chi cục thuế huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện qua bảng 4.9. Tỷ lệ doanh nghiệp nợ và thuế nợ đọng giai đoạn 2016-2018 cao và tăng qua các năm giai đoạn 2016-2018.

Bảng 4.9. Tình hình thu nợ thuế giá tri ̣ gia tăng giai đoạn 2016 - 2018

Năm

Tổng số nợ thuế GTGT lũy kế

(triê ̣u đồng)

Tổng số nợ thuế GTGT thu được

(triê ̣u đồng)

Tổng thu nợ/ Tổng nợ (%) Năm 2016 7.212 2.746 38,07 Năm 2017 8.121 2.924 36,00 Năm 2018 9.800 3.972 40,50

Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016 - 2018) Tỷ lệ số doanh nghiệp nợ thuế GTGT/số doanh nghiệp phải nộp thuế GTGT và tỷ lệ số thuế GTGT nợ/Số thuế GTGT phải nộp có xu hướng tăng dần từ năm 2016-2018 và lớn hơn tỷ lệ của các sắc thuế khác như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân... Nếu như năm 2016, số nợ thuế GTGT là

7,2 tỷ đồng thì năm 2017 con số này tăng lên 8,12 tỷ đồng, tăng 0,9 tỷ đồng tương ứng tăng 12,6% so với năm 2016. Năm 2018 số nợ thuế GTGT tiếp tục tăng lên 9,8 tỷ đồng tức là tăng thêm 1,7 tỷ đồng so với năm 2017 tương ứng tăng lên 20,6%. Tình hình thu nợ thuế GTGT cũng tăng hàng năm, năm 2016 thu được 2,74 tỷ đồng = 38,07% so với tổng nợ; năm 2017 thu được 2,92 tỷ đồng = 36% so với tổng nợ; năm 2018 số nợ thu được tiếp tục tăng lên, thu được 3,97 tỷ đồng = 40% so với tổng nợ.

Nợ thuế tăng hàng năm, phải đánh giá được nguyên nhân khách quan, chủ quan để có phương án thu nợ tối ưu nhằm giảm nợ và tăng thu NSNN.

Bảng 4.10 cho thấy, số nợ đọng khó thu của các DN có khó khăn lâm vào tình trạng phá sản, giải thể, bỏ trốn, ngừng hoạt động của giai đoạn này là rất lớn. Số nợ đọng đó thể hiện đúng tình hình kinh tế và sản xuất kinh doanh từ 2016- 2018 ngày càng khó khăn, năm 2017 khó khăn hơn năm 2016 và năm 2018 tình hình khó khăn chưa được đẩy lùi. Số nợ có khả năng thu từ 30 đến 90 ngày và trên 90 ngày tăng mạnh, vì chính sách thuế theo Luật Quản lý thuế quy định tỷ lệ tính chậm nộp thuế là 0,03%/ngày chậm nộp tương ứng khoảng 11%/năm, trong khi đó DN vay Ngân hàng để đầu tư vào SX, kinh doanh thì phải trả lãi tiền vay từ 8 đến 10%/năm. Một số doanh nghiệp sẵn sàng nợ thuế và chấp nhận nộp tiền nộp chậm tiền thuế vì tỷ lệ này không cao hơn nhiều so với lãi suất vay vốn ngân hàng.

Nguyên nhân khách quan: Bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh chính sách pháp luật về thuế, tự kê khai và thực hiện đầy đủ các chính sách về thuế còn một bộ phận DN không chấp hành chính sách luật thuế, không tự giác kê khai thuế theo quy định, một số doanh nghiệp tự ý, dây dưa trong việc nộp thuế, để nợ đọng thuế kèo dài, thậm chí tìm mọi cách để trốn thuế, gian lận thuế. Ngoài ra, một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong SXKD, công nợ thu hồi chậm và một số doanh nghiệp SXKD không có hiệu quả. Một số ngành nghề trên địa bàn có tốc độ tăng trưởng và phát triển chậm sản xuất được ít hàng hóa do thiếu điện, giá vật tư đầu vào trong những năm qua đều tăng do vậy đã tác động bất lợi cho sản xuất kinh doanh, tiến hành thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản còn chậm.

Nguyên nhân chủ quan: Việc đôn đốc thu nộp chưa được thường xuyên và chưa được thực hiện xử phạt thật nghiêm đối với những DN cố tình không nộp thuế đúng theo thời gian quy định, CQT chưa kiên quyết trong công tác quản lý và cưỡng chế nợ thuế, chưa thực sự tìm mọi biện pháp để thu lại những khoản nợ

thuế có khả năng thu, chưa chủ động thực hiện quyết liệt việc triển khai các biện pháp đôn đốc các DN thực hiện nộp thuế nợ đọng vào ngân sách, việc thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng có trường hợp nợ đọng nhiều, có khả năng tài chính nhưng không chấp hành nghĩa vụ với nhà nước chưa được thường xuyên và chưa thực hiện việc chuyển hồ sơ NNT vi phạm sang cơ quan pháp luật để khởi tố. Cơ chế quản lý chưa đồng bộ, chính sách, pháp luật thuế liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp được điều chỉnh ở nhiều văn bản pháp luật về thuế, phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng phức tạp, chưa quy định rõ ràng và chi tiết về trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp quản lý và cưỡng chế nhất là đối với các doanh nghiệp chây ỳ, dây dưa nợ đọng thuế, một số văn bản hướng dẫn còn chồng chéo gây khó khăn cho công tác truy thu. Đo đó, các DN cố tình chây ỳ không nộp số thuế nợ đọng nhằm chiếm dụng tiền thuế.

Nguyên nhân khác nữa dẫn đến phát sinh số thuế nợ là người nộp thuế chây ỳ không nộp, gặp phải hoàn cảnh khó khăn tài chính, nộp sai mục tiểu mục dẫn đến thừa khoản thuế khác nhưng nợ thuế GTGT.

Cả hai nhóm nợ (nợ có khả năng thu và nợ khó thu) đều tăng cho thấy công tác quản lý nợ và thu hồi nợ thuế chưa thực sự hiệu quả, hàng năm không giảm được nợ so với năm trước mà số nợ còn tăng đáng kể.

Số liệu ở Bảng 4.10 phản ánh tình hình thu nợ thuế (nợ lũy kế từ các năm trước) của các DN NQD trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 – 2018. Số liệu bảng 12 cho thấy tổng số dư nợ thuế GTGT lũy kế qua các năm rất lớn, trong đó chủ yếu là nợ khó thu hồi và thực tế số nợ khó thu hồi này gần như không có khả năng thu hồi và phải chờ hướng dẫn để xử lý. Trong số nợ có khả năng thu hồi, số nợ thu được hàng năm cũng chiếm tỷ trọng thấp. Chẳng hạn năm 2016 chỉ thu hồi được 2.746 triệu nợ có khả năng thu trong tổng số 7.212 triệu đồng nợ thuế và tỷ lệ thu hồi chỉ có 38,07% trên tổng nợ.

Năm 2017 chỉ thu hồi được 2.924 triệu đồng nợ có khả năng thu trong tổng số 8.121 triệu đồng nợ thuế và tỷ lệ thu hồi chỉ có 36,0% trên tổng nợ. Ngoài ra số nợ lũy kế năm 2017 tăng 909 triệu so với năm 2016 chứng tỏ trong năm 2017 lại tiếp tục phát sinh nợ thuế của các doanh nghiệp.

Đến năm 2018 số nợ thuế GTGT thu hồi được là 3.972 triệu đồng nợ có khả năng thu trong tổng số 9.800 triệu đồng nợ thuế và tỷ lệ thu hồi chỉ đạt 40,5% trên tổng nợ. Ngoài ra số nợ lũy kế năm 2018 tăng 1.679 triệu so với năm 2017 chứng tỏ trong năm 2018 lại tiếp tục phát sinh nợ thuế của các DN.

Bảng 4.10. Bảng tổng hợp phân loại nợ thuế giá tri ̣ gia tăng năm của các DN NQD trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2018

ĐVT: Triệu đồng Năm Tổng số thuế GTGT nợ lũy kế trên sổ theo dõi nợ thuế

Nợ khó thu Nợ có khả năng thu Tổng số

Nợ của NNT lâm vào giải thể, phá sản Nợ của NNT bỏ trốn, mất tích Nợ của NNT ngừng hoạt động SXKD Tổng số Nợ dưới 30 ngày Nợ từ 30 ngày đến 90 ngày Nợ quá 90 ngày 2016 7.212 4.161 2.452 953 756 3.051 1.834 651 566 2017 8.121 4.760 2.871 1.055 834 3.361 2.215 870 276 2018 9.800 5.482 3.298 1.317 867 4.318 2.579 832 907

Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016-2018)

Tuy vậy số nợ có khả năng thu hàng năm thu hồi được đáng kể nhưng lại phát sinh nợ mới tăng hơn số nợ có khả năng thu đã thu được do vậy số nợ năm sau vẫn tăng hơn năm trước, số nợ thuế thu được chủ yếu chuẩn bị đến thời hạn cưỡng chế hoặc chuẩn bị cưỡng chế mới thu hồi được.

Như vậy, số tiền thuế nợ Chi cục thuế huyện Thanh Sơn thu được chủ yếu là nợ có khả năng thu, còn nợ khó thu không thu được.

Bảng 4.11. Tình hình thu hồi nợ thuế giá tri ̣ gia tăng năm của các DN NQD trên địa bàn huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016-2018

Năm Tổng số thuế GTGT nợ lũy kế (Tr. đồng) Nợ khó thu (Tr. đồng) Nợ có khả năng thu (Tr. đồng) Số nợ đã thu được (Tr. đồng) Tỷ lệ nợ thu được (%) 2016 7.212 4.161 3.051 2.746 38,07 2017 8.121 4.760 3.361 2.924 36,0 2018 9.800 5.482 4.318 3.972 40,5 Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016-2018) Số liệu ở Bảng 4.12 cho thấy, hàng năm Chi cục thuế Thanh Sơn đã tổ chức thu hồi nợ thuế GTGT phát sinh trong năm bằng các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở và động viên DN thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước. Cụ thể, năm 2016 số nợ thuế phát sinh trong năm là 10.691 triệu đồng và số nợ thuế đã thu được là 8.151 triệu đồng, số nợ còn lại là 2.540 triệu đồng. Năm 2017 số nợ thuế phát sinh trong năm là 12.471 triệu đồng và số nợ thuế đã thu được là 8.816 triệu đồng, số nợ còn lại là 3.655 triệu đồng. Năm 2018 số nợ thuế phát sinh trong năm là 18.723 triệu đồng và số nợ thuế đã thu được là 14.120 triệu đồng, số nợ còn lại là 4.603 triệu đồng.

Kết quả trên cho thấy mặc dù Chi cục thuế Thanh Sơn đã thực hiện nhiều biện pháp để đôn đốc, nhắc nhở và động viên các DN NQD thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước nhưng vẫn còn nhiều doanh nghiệp chây ì, dây dưa, chậm nộp thuế nhằm chiếm dụng vốn cho sản xuất. Nhiều doanh nghiệp lấy cớ gặp khó khăn về vốn, khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế làm cho công tác thu thuế GTGT của Chi cục thuế huyện gặp nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp vẫn nợ thuế kéo dài làm cho số nợ thuế lũy kế quan các

năm ngày càng tăng thêm. Về nợ đọng lũy kế các năm trước số thu được còn quá ít do vậy cần đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp cưỡng chế vào công tác thu hồi nợ đọng do số nợ cũ của các năm trở về trước ngày càng tăng.

Bảng 4.12. Tình hình thu hồi nợ thuế giá tri ̣ gia tăng phát sinh trong năm của các DN NQD ở huyện Thanh Sơn giai đoạn 2016 – 2018

Năm Số nợ thuế phát sinh trong năm (Triệu đồng) Số thuế nợ thuế phát sinh trong năm đã thu hồi (Triệu đồng) Tỷ lệ thu hồi nợ thuế phát sinh trong năm (%) Nợ thuế phát sinh trong năm chưa

thu hồi được (Triệu đồng)

2016 10.691 8.151 76,24 2.540

2017 12.471 8.816 70,69 3.655

2018 18.723 14.120 75,41 4.603

Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016-2018) Các DNNQD kê khai phát sinh số thuế GTGT phải nộp nhưng không nộp kịp thời vào NSNN, do khó khăn về tài chính hoặc ý thức chấp hành pháp luật thuế kém, chỉ đến khi tuổi nợ đến 90 ngày chuẩn bị cưỡng chế các DN mới chịu nộp thuế nợ.

Số liệu về nợ thuế GTGT của các DNNQD qua các năm cho thấy nợ thuế vẫn ở mức cao và chiều hướng ngày càng tăng cho thấy công tác quản lý nợ chưa phát huy hiệu quả. Mặc dù công tác kiểm tra, truy thu, chống trốn lậu thuê, đôn đốc nợ của các đội thuế tại Chi cục thuế huyện Thanh Sơn được tăng cường nhưng vẫn không thể tránh được tình trạng còn để nợ đọng thuế. Một số doanh nghiệp có số thuế nợ đọng lớn đến 31/12/2018 cụ thể qua bảng 4.13.

Đối với những đơn vị có số nợ lớn này, Chi cục thuế Thanh Sơn đã nhiều lần phát hành thông báo đôn đốc tiền thuế nợ nhưng vẫn không thu hồi được nợ đọng, do vậy Chi cục cần áp dụng các biện pháp mạnh như: ra thông báo tính tiền chậm nộp theo ngày đối với số thuế còn nợ, nếu đơn vị vẫn cố tình không nộp thì áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tài khoản ngân hàng, yêu cầu ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản trích tiền trong tài khoản của đơn vị trừ vào số thuế còn nợ, tiến tới áp dụng biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng cho đến khi đơn vị nộp đủ số nợ thì sẽ ra thông báo hóa đơn tiếp tục có giá trị sử dụng.

Bảng 4.13. Tình hình nợ đọng thuế giá tri ̣ gia tăng của một số doanh nghiê ̣p ngoài quốc doanh nợ lớn đến 31/12/2018

Đơn vị: triệu đồng

TT Mã số thuế Tên doanh nghiệp Số nợ thuế GTGT đến 31/12/2018

1 2600312xxx Công Ty CP Núi Hùng 1.931

2 2600275xxx Công Ty CP khai thác CB đá Cự Đồng 979

3 2600344xxx Công ty TNHH XD Liên Hợp 630

4 2600314xxx Công Ty Cổ Phần Lưu Thịnh Châu 557 5 2600958xxx Doanh nghiệp tư nhân Tùng Chi 361

Tổng cộng 4.458

Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016-2018) Các DN nợ lớn trên đều là những DN khó khăn về tài chính không có khả năng thanh toán tiền thuế nợ, Chi cục Thuế huyện Thanh Sơn đã cưỡng chế cả 5 DN đến biện pháp cưỡng chế thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)