3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng thông tin, số liệu từ nhiều nguồn khác nhau và được thu thập theo nhiều phương pháp khác nhau.
• Thu thập dữ liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập dựa vào tài liệu được công bố trên sách, báo, tạp chí thuế, báo cáo tổng kết ngành, website của ngành, mạng internet, trang thông tin điện tử ngành thuế, hệ thống nội bộ ngành thuế TMS, TINCC, nhằm cung cấp những lý luận có liên quan tới công tác quản lý thuế.
Các dữ liệu thứ cấp liên quan đến doanh nghiệp ngoài quốc doanh: + Thông tin về tình hình đăng ký thuế, số lượng NNT được cấp MST; + Thông tin về tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, trả lời vướng mắc về thuế giá trị gia tăng: các hình thức và số lượng đã thực hiện;
+ Thông tin về tình hình doanh nghiệp kê khai thuế: số hồ sơ khai thuế, số hồ sơ kê khai đúng hạn, quá hạn, có sai phạm;
+ Thông tin về hoàn thuế giá trị gia tăng: số hồ sơ đề nghị hoàn thuế, số thuế đề nghị hoàn, số hồ sơ được hoàn, số thuế được hoàn;
+ Thông tin về số thu nộp thuế giá trị gia tăng qua các năm;
+ Số trường hợp nợ tiền thuế giá tri gia tăng, số thuế nợ, tính chất nợ, các biện pháp quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ đã thực hiện;
+ Các cuộc kiểm tra về nội dung thuế giá trị gia tăng, số trường hợp sai phạm, các lỗi sai phạm chủ yếu, số thuế truy thu được;
+ Các trường hợp khiếu nại, tố cáo về thuế giá trị gia tăng và kết quả giải quyết (nếu có);
+ Các thông tin khác.
3.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Số liệu thứ cấp được chọn lọc và tổng hợp theo phương pháp thống kê nhằm phục vụ cho việc đánh giá thực trạng thu thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xử lý số liệu, việc phân tổ thống kê được coi là biện pháp chủ đạo để đánh giá, phân tích, so sánh nhằm rút ra được kết luận và đánh giá đúng thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
a. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để tính toán các chỉ tiêu về tổng lượng thuế thu được của tất cả các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Sơn nộp hàng năm, số lượng thuế bình quân mỗi doanh nghiệp từng nhóm ngành sản xuất kinh doanh nộp hàng năm, tỷ lệ thuế từng nhóm ngành SXKD nộp trong tổng số thuế thu được của cả huyện hàng năm.
Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để nghiên cứu sự khác biệt về mức thuế phải đóng và mức thuế thực tế nộp giữa các doanh nghiệp trên địa bàn huyện theo nhóm ngành SXKD, theo quy mô, theo loại hình.
b. Phương pháp so sánh
Phương pháp này dùng để so sánh đối chiếu các chỉ tiêu thống kê. Chúng tôi sử dụng phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu theo thời gian và theo không gian từ đó nhằm chỉ ra sự khác biệt và đi tìm nguyên nhân của hiện tượng kinh tế - xã hội ấy. Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau, so sánh có nhiều loại: So sánh với kế hoạch, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian, so sánh các điểm nghiên cứu khác nhau trong cùng một vấn đề…
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh với các thông tin thu thập được trên cơ sở số liệu điều tra giữa các đối tượng, giữa các nhóm doanh nghiệp khác nhau sẽ được phân tổ và so sánh với nhau để đưa ra được các nhận xét về thực trạng hoạt động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và việc chấp hành chính sách thuế đối với nhà nước.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
* Nhóm chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ pháp luật thuế của các doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ đăng ký thuế
- Số lượng đăng ký thuế: Là chỉ tiêu số tuyệt đối thời kỳ, phản ánh số lượng người nộp thuế đã đăng ký nộp thuế trong năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô người nộp thuế đăng ký thuế.
- Tỷ lệ đăng ký thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ NNT đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký mã số thuế trong năm so với tổng số NNT phải đăng ký thuế.
* Các chỉ tiêu đánh giá tính tuân thủ nghĩa vụ khai thuế
- Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu càng tiến đến 100 thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.
- Số hồ sơ khai thuế đã nộp: Là chỉ tiêu số tuyệt đối phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế đã nhận được trong một năm. Chỉ tiêu cho thấy quy mô NNT thực hiện nghĩa vụ khai thuế.
- Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế quá hạn (%) : Là chỉ tiêu số tương đối phản ánh tỷ lệ hồ sơ khai thuế đã được NNT nộp trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu này tỷ lệ % càng nhỏ thì tính tuân thủ Pháp luật càng tốt.
- Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn: Là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số hồ sơ khai thuế NNT nộp quá hạn trong một năm so với tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp. Chỉ tiêu phản ánh NNT nộp hồ sơ khai thuế quá hạn quy định.
* Các chỉ tiêu nghĩa vụ nộp thuế
- Tỷ lệ nợ thuế (%): Là chỉ tiêu số tương đối so sánh, phản ánh tỷ lệ số tiền thuế còn nợ đến 31/12 hàng năm với tổng số tiền thuế đã nộp trong năm. Chỉ tiêu này tỷ lệ % càng nhỏ thì tính tuân thủ pháp luật càng tốt.
- Số lượng các khoản nợ/Số lượng các khoản nợ/người nộp thuế: Là số khoản nợ bình quân của một NNT tại thời điểm đánh giá. Số lượng các khoản nợ càng ít thì tính tuân thủ càng tốt. Tỷ lệ nộp hồ sơ khai thuế = Tổng số hồ sơ khai thuế phải nộp Số hồ sơ cơ quan
thuế nhận được 100 X Tỷ lệ hồ sơ khai thuế nộp quáhạn = Tổng số hồ sơ cơ quan thuế nhậnđược
Số hồ sơ khai thuế nộp quá hạn 100 X Tỷ lệ nợ thuế (%) = Tổng số thuế đã nộp Số tiền thuế nợ 100 X
- Cơ cấu nợ theo thời gian (%): Là tỷ trọng các khoản thuế nợ , số tiền thuế nợ trong một khoảng thời gian qui định gồm các mốc nợ trên 30 ngày và trên 90 ngày. Chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng thời gian nợ thuế của các khoản nợ, số thuế nợ. Nếu tỷ trọng các khoản nợ, số thuế nợ ở dưới mức 30 ngày cao thì mức tuân thủ càng tốt.
* Các chỉ tiêu đánh giá nghĩa vụ cung cấp thông tin
- Số thuế truy thu bình quân (triệu đồng): Là số thuế truy thu bình quân qua hoạt động kiểm tra, thanh tra. Số thuế truy thu càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt. Chỉ tiêu được tính theo phương pháp tính bình quân số học giản đơn.
- Tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh (%): là tỷ lệ so sánh giữa số hồ sơ khai thuế phải điều chỉnh số liệu với tổng số hồ sơ khai thuế đã nộp trong năm. Tỷ lệ điều chỉnh càng thấp thì tính tuân thủ càng tốt.
Tỷ lệ hồ sơ phải điều chỉnh =
Tổng số hồ sơ khai thuế nộp Số hồ sơ phải điều
chỉnh
100 X
Cơ cấu nợ theo thời gian
Số khoản nợ, số thuế nợ trong một khoảng thời gian qui định Tổng số NNT nợ thuế
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Cục thuế tỉnh Phú Thọ, Huyện uỷ - HĐND - UBND huyện Thanh Sơn, cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của Ban lãnh đạo Chi cục và toàn thể cán bộ, công chức, người lao động, Chi cục thuế huyện Thanh Sơn đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu NSNN được giao, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội và cân đối thu chi NSNN trên địa bàn huyện. Sau khi Luật thuế GTGT có hiệu lực và đi vào thực hiện, Chi cục thuế huyện Thanh Sơn đã tiến hành tổ chức thực hiện Luật thuế GTGT, qua đó đã đem lại những kết quả khả quan.
Bảng 4.1. Kết quả thực hiện dự toán thu thuế được giao
Năm Dự toán giao (Triệu đồng) Thực hiện (Triệu đồng) So sánh (%) Thực hiện/ Dự toán Năm sau/ Năm trước 2016 73.300 105.877 144,44 121,18 2017 80.800 124.657 154,28 117,74 2018 85.400 148.850 174,29 119,41
Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016 - 2018) Số liệu Bảng 4.1 cho thấy từ năm 2016 đến năm 2018, Chi cục thuế huyện Thanh Sơn luôn hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách của Cục thuế tỉnh Phú Thọ giao cho, mức thu năm sau đều cao hơn năm trước. Cụ thể mức thực hiện kế hoạch dự toán thu ngân sách của Chi cục thuế huyện đã tăng từ 144,44% năm 2016 lên 154,28% năm 2017 và đạt 174,29% năm 2018. Mức thu ngân sách năm 2016 tăng 21,18% so với năm 2015; năm 2017 tăng 17,74% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 19,41% so với năm 2017.
Chi cục thuế huyện Thanh Sơn đã được Cục thuế tỉnh Phú Thọ đánh giá là đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách trong nhiều năm qua.
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện các sắc thuế, phí của DN ngoài quốc doanh giai đoạn 2016-2018 TT Sắc thuế 2016 2017 2018 Dự toán (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/DT (%) Dự toán (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/DT (%) Dự toán (Tr.đ) Thực hiện (Tr.đ) TH/DT (%) 1 GTGT 26.800 27.590 102,94 27.000 26.612 98,56 27.500 28.864 104,96 2 TNDN 650 707 108,76 750 776 103,46 780 1.159 145,59 3 Môn bài 310 337 108,70 428 448 104,67 450 504 112,00 4 Tài nguyên 7.000 7.587 108,36 8.000 10.227 127,83 10.500 13.085 124,6 5 Phí BV Môi trường 3.000 3.188 106,26 3.300 4.192 127,03 4.200 4.532 107,9 6 Tiền cấp quyền KTKS 800 1.255 156,87 1.300 1.868 143,69 2.000 4.008 200,40 7 Thu khác 500 639 127,80 650 802 123,38 800 1.388 173,5 Cộng 39.060 41.303 105,74 41.428 44.925 108,44 46.230 53.540 115,8
Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016 - 2018)
Đối với viê ̣c thực hiện các khoản thu thuế, phí của DNNQD, kết quả được thể hiện ta ̣i bảng 4.2.
Từ bảng trên ta thấy: Tình hình thực hiện dự toán thu đối với Doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Thanh Sơn đều tăng trưởng; Các chỉ tiêu thu thuế, phí đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao, năm sau tăng hơn so với cùng kỳ năm trước, chỉ duy nhất 1 chỉ tiêu thu thuế GTGT năm 2017 không hoàn thành dự toán thu được giao.
Số thu thuế GTGT so với tổng số thu chiếm tỷ trọng đáng kể, mă ̣c dù chưa đạt được như kỳ vọng nhưng cũng đã đóng góp số thu khá lớn vào Ngân sách nhà nước. Năm 2016 số thu thuế GTGT là 27.590 triệu đồng chiếm 66,8% tổng số thu thuế, phí thu được. Năm 2017 chỉ tiêu này đạt 26.612 triệu đồng chiểm 59,2% tổng số thu thuế, phí thu được. Năm 2018 số thu về thuế GTGT đạt 28.864 triệu đồng chiếm 53,9% tổng số thu thuế, phí thu được.
Như vậy, so với tổng thu thuế, phí, lệ phí của DNNQD thì tỷ trọng thuế GTGT nộp giảm qua các năm, năm 2016 là 66,8%; năm 2017 là 59,2%; và năm 2018 giảm còn 53,9%.
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN
4.2.1. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế
Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách thuế đã được Chi cục thuế huyện Thanh Sơn chú trọng, đầu tư có chiều sâu. Từ năm 2007, cơ chế “một cửa” trên địa bàn huyện bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế được triển khai. Theo đó, người nộp thuế chỉ phải đến một nơi để thực hiện toàn bộ các thủ tục hành chính thuế từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả, thời gian giải quyết đúng hạn theo giấy hẹn, bên cạnh việc triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”.
Chi cục thuế đã thường xuyên đẩy mạnh tuyên truyền thuế dưới nhiều hình thức theo hướng mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả: Hàng tháng Chi cục thuế đều phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình huyện xây dựng một chuyên mục “Phổ biến chính sách pháp luật thuế”. Hỗ trợ kịp thời các vướng mắc của người nộp thuế qua điện thoại, giải đáp các chính sách thuế kịp thời. Thường xuyên cập nhật các nội dung chính sách thuế mới, đăng tải công khai các
văn bản trả lời chính sách thuế, các hướng của Chi cục thuế lên Trang thông tin điện tử của Chi cục thuế.
Hàng tháng mỗi cán bộ ở bộ phận Tuyên truyền hỗ trợ đều có ít nhất một bài viết tuyên truyền chính sách thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi cục thuế huyện Thanh Sơn cũng thường xuyên tăng cường tập huấn các chính sách thuế mới cho người nộp thuế.
Chi cục thuế đã bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm, hoạt bát, công tác lâu năm trong ngành, nắm rõ được đặc điểm của từng vùng, tâm lý của người nộp thuế vào bộ phận thông tin tuyên truyền.
Bảng 4.3. Kết quả công tác tuyên truyền của Chi cục thuế trên địa bàn huyện Thanh Sơn
ĐVT: Tin bài Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 2017/ 2016 2018/ 2017 Bình quân
1. Phối hợp thực hiện chuyên mục
truyền hình thuế 6 8 11 133,33 137,50 135,40 2. Phối hợp Ban Tuyên giáo
huyện ủy chuyên mục thuế 4 5 8 125,00 160,00 141,42 3. Tuyên truyền trên loa phát thanh 65 78 86 120,00 110,26 115,03
Nguồn: Chi cục thuế huyện Thanh Sơn (2016 -2018) Các thủ tục hành chính được công khai, minh bạch trên địa bàn là phòng làm việc của bộ phận “một cửa” và hành lang tầng một của Cơ quan thuế, tạo thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực thi pháp luật thuế. Chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế được tuyên truyền tới mọi người dân trên địa bàn huyện Thanh Sơn thông qua các phương tiện truyền thông như tạp chí, tờ rơi, đài phát thanh, truyền hình. Người nộp thuế điển hình thực hiện tốt nghĩa vụ thuế được biểu dương kịp thời trên địa bàn các Hội nghị tuyên dương người nộp thuế thực hiện tốt chính sách, pháp luật thuế; người nộp thuế có nợ thuế chây ỳ được công khai thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Qua bảng 4.3 cho thấy từ năm 2016 - 2018, Chi cục thuế đã phối hợp với Đài phát thanh - truyền hình huyện và các bản tin sinh hoạt Chi bộ hàng tháng của
huyện thực hiện tuyên truyền các chuyên mục về thuế và bài viết tăng dần theo các năm, số tin, bài năm sau luôn cao hơn so với năm trước, nội dung chuyên mục là bản tin thuế hàng tháng đã được xây dựng chương trình theo từng chủ đề do Đội Tuyên truyền – Nghiệp vụ - Kế toán thuế của Chi cục thuế lên kế hoạch.
Bảng 4.4. Chỉ số đánh giá hoạt động tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế
Chỉ tiêu ĐVT 2016 2017 2018
1. Giải đáp vướng mắc bằng văn bản
- Số văn bản hỏi Văn bản 6 6 8
- Số văn bản đã trả lời đúng hạn Văn bản 6 6 8 - Tỷ lệ văn bản trả lời đúng hạn % 100 100 100
2. Giải đáp vướng mắc bằng hình thức điện thoại