II. LÀM VĂN (14.0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm)
4. Điểm gặp gỡ và khác biệt * Điểm gặp gỡ:
* Điểm gặp gỡ:
- Hai tác phẩm, dù ra đời trong hai thời điểm khác nhau (Chuyện
người con gái Nam Xương ra đời vào thế kỷ 16, Tức nước vỡ bờ
ra đời năm 1939) nhưng cả hai đều lấy nhân vật người phụ nữ làm trung tâm của câu chuyện để phản ánh, dù cùng chung số phận bị chà đạp, bị đẩy đến bước đường cùng nhưng ở họ vẫn sáng ngời những phẩm chất cao đẹp. Đó cũng chính là giá trị nhân văn, nhân đạo cao cả mà tác phẩm mang lại cho bạn đọc.
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện đợc đáo, đẩy mâu thuẫn truyện lên cao, cùng với những chi tiết giàu ý nghĩa, nhà văn đã mang đến cho người đọc những bài học có ý nghĩa trong cuộc sống
về hạnh phúc, về sự tranh đấu để bảo vệ bản thân, gia đình.
* Điểm khác biệt:
- Chuyện người con gái Nam Xương tḥc thể loại trùn kì – mợt thể loại văn học trung đại. Truyện sử dụng nhiều điển tích, điển cố, câu văn biền ngẫu. Vũ Nương mang đầy đủ vẻ đẹp, phẩm chất của người phụ nữ truyền thống Việt Nam, nhưng số phận cuộc đời lại bi thảm, oan khuất, bị xã hội phong kiến nam quyền đẩy đến bước đường cùng, phải tìm đến cái chết để minh oan cho mình.
-Đoạn trích Tức nước vỡ bờ thuộc thể loại tiểu thuyết hiện đại Việt Nam. Truyện thành cơng trong nghệ thuật xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật. Hình ảnh chị Dậu là tiểu biểu cho những người phụ nữ nông dân Việt Nam rất mực dịu dàng, biết nhẫn nhịn, nhưng có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ. Nghèo địi, khốn khổ, lại bị xã hợi thực dân phong kiến đẩy đến bước đường cùng, chị đã dũng cảm chống trả lại bọn tay sai để bảo vệ gia đình mình.
=> Cùng chọn hình ảnh người phụ nữ để thể hiện nhưng mỗi tác giả lại có những khám phá riêng, đợc đáo. Đó là do: bản chất của văn học là phải không ngừng sáng tạo; do sự khác biệt của thời đại; quan điểm sáng tác, cá tính sáng tạo của hai tác giả. Sự tương đồng góp phần làm nên chất nhân bản, nhân văn của tác phẩm văn học và sự khác biệt làm nên vẻ đẹp phong phú, đa dạng cho tác phẩm.