Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm của địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình
3.1.2. Điều kiện về kinh tế-xã hội
3.1.2.1. Dân số và lao động
Dân số huyện qua ba năm có xu hướngtăng lên năm 2017 dân số tăng lên
54.234 người cao hơn năm 2016 là 456 người và tăng so với 2015 là 907 người. Là một huyện vùng cao, núi đá, sản xuất nông nghiệp có vai trò chủ đạo, thương mại dịch vụ chưa phát triển mạnh, chưa hình thành các khu công nghiệp, nhà máy xí nghiệp nên lao động của xã chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp. Qua bảng 3.2 dễ dàng nhận thấy lao động nông nghiệp luôn chiếm tỷ lệ rất cao 83,2% năm 2014 với 41.973 lao động trong đó chỉ có 8.477 lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp, thành phần này chủ yếu là các cán bộ nhà nước, những tư thương và những người làm tiểu thủ công nghiệp. Tổng lao động của huyện qua các năm đều tăng năm 2014 là 50.450 lao động đến năm 2015 là 50.879 lao động và năm 2016 là 51.408 lao động.
Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Đà Bắc
Chỉ tiêu Số lượngNăm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)
(n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ I. Tổng số nhân khẩu (người) 53.106 100,00 53.557 100,00 54.013 100,00 100,85 100,85 100,85
Phân theo giới tính
+ Nam 26.287 49,50 26.404 49,30 26.682 49,40 100,45 101,05 100,75 + Nữ 26.819 50,50 27.153 50,70 27.331 50,60 101,25 100,66 100,95 Phân theo vùng + Thành thị 5.139 9,68 5.184 9,68 5.228 9,68 100,88 100,85 100,86 + Nông thôn 47.967 90,32 48.373 90,32 48.785 90,32 100,85 100,85 100,85 II. Tổng lao động (LĐ) 50.450 100,00 50.879 100,00 51.408 100,00 100,85 101,04 100,95 1. LĐ nông nghiệp 41.973 83,20 42.329 83,20 42.688 83,04 100,85 100,85 100,85 2.Lao động phi NN 8.477 16,80 8.550 16,80 8.720 16,96 100,86 101,99 101,42 III. Tổng số hộ 13.728 100,00 13.805 100,00 13.850 100,00 100,56 100,33 100,44 IV. Một số chỉ tiêu BQ - BQ lao động/hộ 3,67 - 3,69 - 3,71 - 100,54 100,54 100,54 - BQ nhân khẩu/hộ 3,87 - 3,88 - 3,9 - 100,26 100,52 100,39
3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng
a) Hệ thống đường giao thông
Đường tỉnh lộ 433 là trục đường giao thông chính, huyết mạch của huyện nối liền từ thành phố Hòa Bình đến điểm cuối cùng tại xã Đồng Nghê với chiều
dài 92 Km.
Ngoài ra còn có 04 tuyến đường liên xã với chiều dài khoảng 60 Km
Chất lượng giao đường giao thông ở đây khá thấp Mặt đường được rải nhựa, bê tông tuy nhiên chất lượng đường đã xuống cấp, mặt đường nhỏ hẹp cần được đầu tư nâng cấp, sửa chữa mở rộng để phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội. Đến nay trên địa bàn huyện Đà Bắcvẫn còn 02/20 xã chưa có đường cứng hóa đến trung tâm xã.
Với hệ thống giao thông như trên, đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại của nhân dân trong huyện nói chung và vận chuyển nông, lâm sản nói riêng, góp phần thúc đẩy sản xuất nông - lâm nghiệp phát triển.
b) Thuỷ lợi
Nhìn chung hệ thống thủy lợi các xã cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và dân sinh. Tổng số km kênh mương hiện có của huyện là 300 km kênh mương chính, trong đó số km kênh mương đã được cứng hóa là 216 km đạt 72%. Hết năm 2016 19/19 xã trong toàn huyện đạt tiêu chí về thủy lợi của Chương trình Nông thôn mới. Như vậy tuy địa bàn còn khó khăn hiểm trở nhưng chính quyền địa phương đã quan tâm nhằm tạo điều kiện cho bà con nông dân phát triển nông nghiệp.
c) Hệ thống điện, nước và thông tin liên lạc
- Hệ thống điện : Hiện nay trên địa bàn huyện đã có 20/20 xã và 158/163
thôn bản có điện lưới quốc gia.
Hệ thống điện hiện tại chỉ tạm đủ phục vụ nhu cầu thiết yếu về sinh hoạt. Trong tương lai, để phục vụ cho sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thì
hệ thống điện cần phải được đầu tư hơn nữa.
- Hệ thống nước sinh hoạt: Hiện nay các hộ dân vùng cao chủ yếu sử dụng
nước sinh hoạt theo hình thức nước tự chảy quy mô nhỏ lấy nước từ các khe, mạch đùn có xử lý lắng lọc đơn giản. Theo thống kê số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 4.752 hộ.
- Thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc huyện Đà Bắc trong những năm qua đã có bước phát triển đáng kể. Đến nay đã có 20/20 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa xã. Hoạt động của hệ thống bưu điện đã hình thành mạng lưới thông tin từ Trung ương đến cơ sở trong đó đáng kể nhất là sự xuất hiện của mạng lưới internet của các điểm bưu điện cấp xã. Hiện nay mạng viễn thông của Viettell đã phủ sóng hầu như toàn bộ các vùng dân cư trên địa bàn huyện.
d) Y tế - Giáo dục
- Y tế: Trong những năm qua ngành y tế từng bước được chú trọng bồi
dưỡng nguồn lực con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tuy nhiên trên toàn
huyện hiện chỉ có 01/20 xã có trạm y tế xã đạt chuẩn.
- Giáo dục: Ngành giáo dục của huyện luôn được sự quan tâm chỉ đạo của
cấp ủy đảng, chính quyền và sự lỗ lực cố gắng của toàn ngành giáo dục. Vì vậy sự nghiệp giáo dục tiếp tục được củng cố và phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, 100% số xã có đủ 3 cấp học là mầm non, tiểu học và THCS.
Theo số liệu thống kê năm 2016 toàn huyện vẫn còn 19/20 xã, thị trấn vẫn còn thiếu phòng học tiểu học, lớp học thôn bản.