Quan điểm, định hướng quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 97 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng

4.3.1. Quan điểm, định hướng quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các

tầng các xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 huyện Đà Bắc, tỉnh

Hòa Bình

4.3.1.1. Bối cảnh phát triển Kinh tế - Xã hội huyện Đà Bắc

Định hướng phát triển KT – XH huyện Đà Bắc, giai đoạn 2015 - 2020,

huyện Đà Bắc có những thuận lợi cơ bản là: Tình hình chính trị xã hội ổn định; Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong huyện có truyền thống đoàn kết thống nhất, cùng với nguồn lao động dồi dào, tài nguyên khoáng sản phong phú, lợi thế kinh tế rừng sẽ tiếp tục được phát huy hiệu quả mạnh mẽ hơn; Đề án Giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ cho cả giai đoạn 2009-2020 sẽ giúp cho việc giảm nghèo nhanh và bền vững, tạo đà cho kinh tế phát triển.

Tạo ra sức phát triển mới về kinh tế - xã hội và tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; hỗ trợ phát triển nông- lâm nghiệp bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về rừng và đất đai, tài nguyên, khoáng sản

và lao động của địa phương cho mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển rộng rãi các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả; tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển xây dựng nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, dạy nghề giải quyết việc làm đảm bảo an sinh xã hội, làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân; tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ trong phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh.

Mục tiêu cụ thể

(1) Tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân giai đoạn 2011 - 2015 là

11,4%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng 12%/năm.

(2) Cơ cấu GTSX đến năm 2020: Công nghiệp - Xây dựng: 20%; Thương mại- Dịch vụ 41%; Nông lâm nghiệp, thuỷ sản khoảng 39%.

(3)Thu nhập bình quân đầu người đạt 31 triệu đồng vào năm 2020.

(4)Thu ngân sách nhà nước đạt 34 tỷ đồng vào năm 2020

(5) Tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới năm 2020 là 50%.

(6) Khoảng 50% số trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó: mầm non 11 trường (đạt 52,4%); tiểu học 14 trường, đạt 50%; trung học cơ sở 10 trường, đạt 43,5% và 2 trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia (thêm trường PTTH Mường Chiềng).

(7)Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%

(8) 50-55% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã. Thực hiện chỉ tiêu 7,5 bác sỹ và 21 giường bệnh trên 1 vạn dân.

(9) Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 28% vào năm 2020 (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015).

(10) Về xây dựng CSHT - KTXH

Về giao thông: Đến năm 2020 ưu tiên hoàn thành các danh mục đường ô tô

về đến trung tâm xã đảm bảo lưu thông bốn mùa và xây dựng hoàn thành bến xe

đường huyện và 70% danh mục các tuyến đường xã. Xây dựng hoàn chỉnh bến xe ở các xã xa trung tâm huyện để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân.

Tiếp tục kiên cố hóa hoàn chỉnh mạng lưới giao thông đến trung tâm xã và làng bản bằng nguồn vốn Chương trình 135. Phát động phong trào bê tông hóa đường giao thông nông thôn bằng vốn dân góp, nhà nước hỗ trợ.

Về thuỷ lợi, nước sinh hoạt: Điều tra khảo sát các nguồn nước tưới để đầu

tư xây dựng bổ sung mới một số công trình thuỷ lợi và kiêm cấp nước sinh hoạt, nhất là đảm bảo sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung ở một số các xã. Một số công trình đập thuỷ lợi do xuống cấp nên cần tập trung sửa chữa, nâng cấp để đảm bảo chủ động tưới tiêu, phòng tránh lũ lụt bất thường xảy ra, đảm bảo an ninh lương thực cộng đồng. Nâng cấp và xây dựng mới kênh mương ở thôn bản để đảm bảo nâng cao hiệu suất tưới tiêu của các hồ, đập thuỷ lợi.

Về cấp điện và năng lượng: Hoàn thiện hệ thống cấp điện đến với các thôn

bản xa xôi, nghiên cứu cấp điện dạng năng lượng pin mặt trời, đẩy nhanh xây dựng mới thuỷ điện vừa và nhỏ

Các công trình hạ tầng xã hội:Tiếp tục đầu tư xây dựng nhà văn hoá hoặc

bưu điện văn hóa xã, thư viện, tủ sách pháp luật, sân vận động tại trung tâm

huyện lỵ và các điểm vui chơi giải trí ở các thị trấn, thị tứ theo quy hoạch. Tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cấp các trạm phát lại truyền hình vùng lõm, các trạm truyền thanh, các tổng đài tự động, phủ sóng truyền hình ở các thôn bản xa trung

tâm xã hoặc nơi chưa có điện lưới, ở vùng xa xôi, hẻo lánh, dân cư không tập trung. Đối với những vùng nếu xây dựng các trạm phát lại truyền hình hiệu quả không cao thì hỗ trợ trang bị chảo thu sóng vệ tinh cho hộ gia đình.

4.3.1.2. Quan điểm quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Đà Bắc

Để xây dựng được một cơ chế quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng CSHT

các xã ĐBKK hiệu quả, tích cực, vững chắc, cân đối, việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý cần củng cố kỷ luật tài chính, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tiền của nhà nước, tăng cường đào tạo, phân cấp quản lý cho cấp xã đồng thời phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng cấp quản lý nguồn vốn, phải quán triệt nguyên tắc nguồn vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng CSHT các xã ĐBKK phải được quản lý tập trung, thống nhất.

Phối hợp với các sở ban ngành kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách thuộc phạm vi quản lý của ngành; tăng cường phối hợp với các ngành tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách, pháp luật của đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số để tự giác tham gia thực hiện, phát huy nội lực, giảm nghèo bền vững.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc quản lý nguồn vốn, tạo hoạt động đồng bộ giữa các phòng chuyên môn, bộ phận trong cơ quan, giữa cấp tỉnh và cấp huyện, chuyển biến mạnh mẽ trong việc tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, chính sách trên địa bàn. Cải cách hành chính, thủ tục hành chính, tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ công chức để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Chỉ đạo toàn ngành tập trung bám sát cơ sở, từ khâu lập kế hoạch, xây dựng kế hoạch, chủ động kiểm tra tình hình thực hiện các dự án triển khai tại các địa phương, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm chủ trương chính sách của Đảng, quy định của nhà nước về thực hành tiết kiệm, tham nhũng,

gây thất thoát nguồn vốn .

Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Báo, Đài phát thanh và truyền hình, các sở ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội các cấp trong công tác tuyên truyền vận động thực hiện các chính sách dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)