Yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 92 - 97)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt

4.2.2. Yếu tố ảnh hưởng đến hạn chế

4.2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội huyện Đà Bắc

Qua bảng 4.14 cho thấy trình độ phát triển kinh tế của huyện, Đà Bắc còn

nhiều khó khăn do xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, hạ tầng kinh tế thấp kém, trình độ dân trí hạn chế và không đồng đều, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư sơ với GDP còn hạn hẹp, số vốn được đầu tư rất hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư; hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn thấp. Nguồn vốn cho phát triển hạ

tầng KT - XH, hỗ trợ phát triển sản xuất còn hạn chế và đầu tư dàn trải, cơ

phương, và giữa các địa phương trong huyện còn nhiều hạn chế, điều này làm cho việc bố trí thiếu tập trung, thiếu đồng bộ, co kéo đáp ứng nhiều mục tiêu

đầu tư cùng lúc nên hiệu quảđầu tư còn nhiều hạn chế, còn thấp.

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, toàn huyện còn 43% hộ nghèo, giảm 3,97% so với năm 2016. Những yếu tố này ảnh hưởng rất nhiều đến hạn chế quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng

CSHT các xã ĐBKK trên địa bàn huyện.

Bảng 4.14. Một số chỉ tiêu thực hiện Phát triển KTXH huyện Đà Bắc

Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2016 2017 BQ

1. Tỷ trọng giá trị sản xuất % 100,00 100,00 100,00 100,00 - Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản % 43,70 41,40 40,50 41,87 - Công nghiệp - Xây dựng % 17,90 19,60 20,30 19,27 - Thương mại - Dịch vụ % 38,40 39,00 39,20 38,87

2. Thu nhập bình quân đầu người Tr. đồng 19,40 21,50 24,00 21,63

3. Tổng thu ngân sách nhà nước Tỷ đồng 20,25 21,00 20,89 20,71

4. Tổng thu ngân sách huyện Tỷ đồng 457,18 403,02 431,32 430,51

Nguồn: UBND huyện Đà Bắc (2015-2017)

4.2.2.2. Năng lực quản lý của cán bộ yếu

Trình độ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn quản lý, điều hành, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở một số xã còn hạn chế, do vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội. Trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong quản lý tổ chức điều hành các hoạt động thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Chương trình 135 còn yếu.

Công tác tổng kết báo cáo đánh giá chưa sâu sát cụ thể thiếu chiều sâu và trọng tâm, cơ bản các báo cáo tổng kết của cơ quan thường trực huyện và của tỉnh chỉ mới dừng lại ở khâu liệt kê là chủ yếu. Chưa nêu được mặt mạnh yếu, giải pháp chưa mang tính khả thi.

Còn để tồn tại tình trạng, giám sát không chặt chẽ do thiếu chuyên môn nghiệp vụ. Để đơn vị thi công rút ruột công trình dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Bảng 4.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân ở 3 xã đại điện về năng lực điều hành của cán bộ quản lý

Chỉ tiêu

Tổng số Cán bộ quản lý Cán bộ các tổ chức đoàn thể Hộ dân

SL (n=128) Tỷ lệ (%) SL (n=38) Tỷ lệ (%) SL (n=15) Tỷ lệ (%) SL (n=75) Tỷ lệ (%) 1. Sự phối hợp của các cấp các ngành Chặt chẽ 64 50,00 25 65,79 2 13,33 37 49,33 Chưa chặt chẽ 49 38,28 8 21,05 10 66,67 31 41,33 Còn chồng chéo 15 11,72 5 13,16 3 20,00 7 9,33 2. Trình độ cán bộ quản lý Tốt 11 8,59 9 23,68 0 0,00 2 2,67 Chưa tốt 79 61,72 22 57,89 15 100,00 42 56,00 Kém 38 29,69 7 18,42 0 0,00 31 41,33

3. Năng lực của nhà thầu, tư vấn quản lý

Tốt 58 45,31 30 78,95 13 86,67 15 20,00 Trung bình 62 48,44 8 21,05 2 13,33 52 69,33 Kém 8 6,25 0 0,00 0 0,00 8 10,67 4. Do cơ chế chính sách Ổn định 19 14,84 0 0,00 2 13,33 17 22,67 Chưa ổn định 109 85,16 38 100,00 13 86,67 58 77,33

5. Vai trò của người dân

Được phát huy 96 75,00 29 76,32 10 66,67 57 76,00

Chưa được phát duy 32 25,00 9 23,68 5 33,33 18 24,00

6. Chất lượng công tác kiểm tra giám sát

Tốt 52 40,63 28 73,68 12 80,00 12 16,00

4.2.2.3. Sự phân cấp và phối hợp các Sở ban ngành thiếu chặt chẽ

Cơ chế phân công, phân cấp của UBND tỉnh, sự phối hợp trong quản lý nhà nước chưa rõ ràng, chưa đề cao được trách nhiệm của từng ngành, phòng, ban, địa phương... nhất là về trách nhiệm của từng cá nhân. Phân cấp chưa phù hợp với năng lực của chủ thể quản lý. Tình trạng chồng chéo, thiếu sự phân cấp rõ ràng giữa chính quyền các cấp trong việc xây dựng và quản lý các dự án ở nông thôn. Công tác thanh tra, kiểm toán chưa thường xuyên, diện còn rất hẹp, chưa sâu, chất lượng còn hạn chế, báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra, chưa chỉ rõ trách nhiệm thuộc về ai, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm chưa triệt để và còn kéo dài sau thanh tra, kiểm tra.

Cơ chế quản lý nguồn vốn liên tục thay đổi do những quy định có tính chất

pháp lý cao nhất vẫn tạo ra nhiều khe hở và bất cập dẫn đến tình trạng thất thoát nguồn vốn. Thiếu những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, nên triển khai các thủ tục cơ bản còn lúng túng mất nhiều thời gian trong khâu thủ tục

hành chính.

Việc điều hành ban chỉ đạo còn kiêm nhiệm chưa thường xuyên, không chặt chẽ làm hiệu quả sử dụng vốn thấp. Đây là chương trình đầu tiên phân cấp khá mạnh và triệt để cho cấp cơ sở do vậy có mặt được tiếp cận thực hiện tốt nhưng cũng có mặt còn hạn chế. Chúng ta hiểu rằng nếu có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực quản lý yếu kém, có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác quản lý không đạt như mong muốn. Các biểu hiện hạn chế trong nhân tố con người đối với quản lý đầu tư CSHT như quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác, chất lượng công trình quy hoạch thấp, quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểm xây dựng cho dự án đầu tư, nên quyết định thiếu chính xác. Vì thế nên không ít dự án khi xây dựng chưa có quy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyển địa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp. Hiện tượng khá phổ biến khác là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, quyết định phê duyệt báo cáo KTKT-DTTK

thiếu chính xác dẫn đến phải bổ sung, điều chỉnh. Việc bố trí công trình hằng năm dàn trải, phân tán đưa vào kế hoạch đâu tư qua lớn. Các công trình có khối lượng thực hiện quá lớn nhưng lại bố trí kế hoạch năm sau thấp dẫn đến kéo dài thời gian thực hiện dự án.

4.2.2.4. Chưa phát huy vai trò của người dân

Vai trò của người dân và cộng đồng chưa được coi trọng: Nguyên tắc chỉ đạo thực hiện của Nhà nước là “Trước hết phải dựa vào phát huy nội lực của từng hộ gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng, đồng thời có sự giúp đỡ tích cực của Nhà nước” Mục đích đặt ra là khẳng định vai trò trách nhiệm của người dân đối với công trình mà họ được hưởng lợi, đồng thời tạo cơ hội cho người dân tham gia công đóng góp công sức vật lực để thực hiện chương trình. Thực tế người dân tham gia nhưng còn ở mức độ thấp, nhiều nơi chỉ mang tính hình thức. Hiện tượng huyện làm thay xã do tâm lý sợ xã không làm được, xã làm thay dân nhưng không đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho dân là khá phổ biến.

Sự tham gia của dân ở đây chỉ dừng ở mức tham gia lập kế hoạch và đóng góp đất đai, tài sản trên đất. Trong khi đó Nhà nước khuyến khích đóng góp ngày công lao động, thành lập tổ đội dự thầu thi công. Trong 3 năm chúng tôi nghiên cứu thì chưa có bất kỳ công trình nào do các tổ chức đoàn thể hay cộng đồng thi công.

4.2.2.5. Cơ chế chính sách sách chưa ổn định

- Cơ chế chính sách trong thực hiện dự án có sự thay đổi, địa phương gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, cụ thể là: Năm 2016 do có sự phân định lại theo Quyết định số 50/2016/QĐ-TTg ngày 03/11/2016 nên các địa phương có lúng túng trong công tác thực hiện.

- Trong các năm thực hiện Chương trình, liên tiếp các Luật mới, Nghị định, thông tư mới được ban hành và có hiệu lực như: Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6

năm 2014;Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014;Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày

26/6/2014 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày

18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Những quy định mới này đòi hỏi cácchủ đầu tư phải liên tục thay đổi, liên tục tìm hiểu để thực hiện đầu tư được thực hiện đúng theo quy trình.

- Một số Quyết định, Thông tư hướng dẫn chậm ban hành gây chậm chễ trong qua trình thực hiện thủ tục đầu tư, điển hình như: Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND

ngày 29/6/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành quy định và phê duyệt dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình.

- Văn bản của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng thường xuyên thay đổi, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ một số nơi còn hạn chế, Chương trình không bố trí kinh phí cho tập huấn nâng cao năng lực. Cơ chế quản lý các dự án đầu tư nói chung và cơ chế quản lý các dự án đầu tư CSHT các xã ĐBKK nói riêng là các

quy định của Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý đầu tư và xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thức đẩy nhanh hoạt động đầu tư và xây dựng, tiết kiệm, hiệu quả trong việc quản lý vốn đầu tư cho xây dựng hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn đầu tư hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 trên địa bàn huyện đà bắc, tỉnh hòa bình (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)