Kết luận 10

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 115 - 117)

Nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang” chúng tôi có các kết luận sau:

1. Ngân sách xã là một cấp của hệ thống NSNN của nước ta, một bộ phận quan trọng không thể thiếu của của bộ máy chính quyền cấp xã. NSX cung cấp các nguồn lực về tài chính cho bộ máy chính quyền hoạt động và thực hiện các chức năng nhiệm vụ của mình. Tăng cường quản lý ngân sách xã là một trong những vấn đề rất cần thiết góp phần kiện toàn bộ máy quản lý vào việc sử dụng NSNN có hiệu quả, đúng mục đích. Tăng cường quản lý ngân sách xã, phường gồm các nội dung hoàn thiện: về hệ thống tổ chức, văn bản pháp qui, tăng cường khai thác nguồn thu; Cách lập dự toán thu chi; tổ chức thực hiện thu, chi; Giám sát kiểm tra, thanh tra. Từ đó sẽ làm tốt hơn trong công tác quản lý và điều hành NSX.

2. Trong những năm qua, quản lý ngân sách xã, phường của thành phố Bắc Giang là tương đối tốt, đã đảm bảo được nguồn tài chính cho chính quyền các xã, phường hoạt động và thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, công tác quản lý thu luôn hoàn thành kế hoạch, đặc biệt tận dụng triệt để thu một số sắc thuế, phí lệ phí tăng cao. Quản lý NSX trên địa bàn thành phố Bắc Giang qua 3 năm từ 2013 đến 2015. Qua nghiên cứu cho thấy, tổng thu NSX theo dự toán qua 3 năm > 60 tỷ đồng, thu chủ yếu qua KBNN. Các khoản thu NSX theo dự toán có xu hướng giảm dần bình quân giảm 1,8% là do thu tiền sử dụng đất giảm, thu NSX thu theo dự toán chủ yếu từ nguồn bổ xung ngân sách cấp trên chiếm 46,79-> 62,55%, sở dĩ như vậy là vì trên cơ sở cấp thẩm quyền giao dự toán thu đều căn cứ vào số thu của năm trước, trên cơ sở ước thực hiện đảm bảo tăng từ 16 -> 18%.

Tổng chi ngân sách xã, phường bằng dự toán tổng thu NSX theo nguyên tắc cân đối thu, chi. Tuy nhiên một số khoản chi dự toán qua 3 năm có xu hướng tăng như chi thường xuyên cho quân sự, chi QLNN, đoàn thể bình quân tăng 8,7%/năm. Chi cho sự nghiệp văn hóa, thông tin tuyên truyền mặc dù số lượng chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng qua 3 năm tăng khá nhanh từ 31,7 đến 36,6%/năm, chi thường xuyên là những khoản chi quan trọng nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của bộ máy chính quyền cấp xã và thực hiện các chức năng về quản lý

Nhà nước, các hoạt động sự nghiệp, văn hoá xã hội, thể dục thể thao và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn xã.

Các xã, phường cũng đã lỗ lực, tuy chưa nhiều cho đầu tư phát triển, tập trung chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc UBND xã quản lý: Kiến thiết địa chính, nhà văn hóa, trạm xá xã, trụ sở. Nguồn chi này chỉ tập trung lấy ở tiền sử dụng đất và trợ cấp có mục tiêu và một phần đóng góp của dân.

Đối với thu chi NSX, phường này đảm bảo điều kiện vật chất cho chính quyền xã thực hiện được chức năng nhiệm vụ của mình trong việc duy trì bộ máy quản lý Nhà nước, góp phần phát triển KT-XH, đảm bảo góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.

3. Quản lý ngân sách xã, phường của thành phố Bắc Giang vẫn còn nhiều những tồn tại cần khắc phục, trong quá trình thực hiện ngân sách xã vẫn còn bộc lộ những bất cập, những hạn chế và yếu kém, đó cũng là những tồn tại chung của ngân sách xã trong toàn quốc hiện nay, Công tác lập dự toán chưa được coi trọng, chất lượng dự toán ngân sách xã chưa cao; Quản lý ngân sách xã còn lỏng lẻo, việc chấp hành thu, chi ngân sách xã còn sai phạm, còn tình trạng tự thu tự chi, thu để ngoài NS, không sử dụng đúng chứng từ thu, vẫn còn tình trạng lãng phí NSNN; Cán bộ quản lý ngân sách xã còn hạn chế về năng lực, trình độ. NSX vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và các cơ quan chức năng; Việc thanh tra kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng chưa được thường xuyên, chặt chẽ.

4. Để tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang, cần áp dụng đồng bộ 07 giải pháp sau: Tăng cường vai trò của Đảng và Chính quyền các cấp; Hoàn thiện cơ chế phân cấp; Xây dựng hệ thống định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp; Hoàn thiện quy trình quản lý ngân sách đối với cấp xã; Phát triển các nguồn thu; Tăng cường phối hợp các cơ quan cùng quản lý ngân sách xã; Đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 115 - 117)