Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ngân sách xã, phường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 31 - 33)

a. Sự phát triển kinh tế - xã hội xã, phường

Khi kinh tế phát triển - xã hội phát triển tạo ra của cải vật chất cho xã hội, ở đây thể hiện là tổng sản phẩm xã hội tăng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng chuyển dịch theo và đời sống của nhân dân được cải thiện.

Bởi, "thu ngân sách nhà nước là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà nước". Khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ có doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và lợi nhuận cao nguồn thu thuế cho NSNN cũng tăng. Nhưng khi nền kinh tế phát triển chậm, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đình trệ, hàng tồn kho nhiều thì doanh thu của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thấp, tình trạng lỗ trong sản xuất kinh doanh diễn ra phổ biến thì việc huy động nguồn thu vào NSNN từ thuế, phí gặp nhiều khó khăn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tăng, giảm thu nhập thuần túy bằng những con đường và cách thức khác nhau. Nếu các yếu tố không có sự biến động lớn, thì việc tăng khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tỷ lệ thuận với việc tăng thu nhập thuần túy ở từng cơ sở sản xuất tại địa phương đó. Nếu các yếu tố khác không có sự biến động lớn thì khi tăng mức độ hao phí lao động xã hội cần thiết thì tất yếu sẽ làm giảm lượng thu nhập thuần túy. Như vậy, cần có biện pháp giảm hao phí lao động xã hội điều này cần thiết phải cải tiến kỹ thuật, máy móc, đổi mới công nghệ tổ chức quản lý sản xuất tốt.

Như vậy, việc tăng hay giảm nguồn thu ngân sách bằng việc tăng hay giảm mức giá cần thiết phải được cân nhắc, tính toán một cách cụ thể song trong thực tế mỗi địa phương để sử dụng cách này để tăng nguồn thu nhưng thực chất nó không làm tăng nguồn thu cho ngân sách mà có kết quả ngược lại.

b. Trình độ của cán bộ quản lý ngân sách xã, phường

phường phải có trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng máy tính nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN nói chung, NSX nói riêng và hiểu rõ NSX được hình thành từ đâu? Tại sao NSX phải được quản lý đầy đủ, toàn diện và trọn vẹn ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (từ Lập dự toán ngân sách - Chấp hành ngân sách - Quyết toán ngân sách).

c. Nhận thức của các đối tượng nộp thuế, phí

Một trong những khó khăn tiếp theo của công tác quản lý ngân sách xã đó là nhận thức của đối tượng nộp thuế, phí.

Chúng tôi thấy rằng nguồn thu ngân sách xã chủ yếu từ các đối tượng chịu thuế địa phương, đối tượng nộp nhận thức không đúng, mang tính chất cực đoan của một số cá nhân vì lợi nhuận mà có tình vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thuế kiểm tra không thường xuyên được do đó vài trường hợp trốn thoát là khó tránh. Một người trốn thuế gây ra phản ứng dây truyền, làm xuất hiện càng nhiều đối tượng vi phạm tinh vi hơn gây khó khăn cho người quản lý ngân sách xã.

Như vậy, chúng tôi thấy rằng nhận thức của đối tượng chịu thuế và phí khó có thể thay đổi một sớm một chiều do vậy ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý ngân sách xã.

d. Các chính sách có liên quan đến quản lý sử dụng ngân sách xã, phường

Chúng tôi cho rằng, các chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng đến quản lý, sử dụng NSX cụ thể luật NSNN là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước. Luật NSNN do Nhà nước ban hành nhưng không xuất phát từ tư duy chủ quan mà từ những nhu cầu khách quan của xã hội. Luật NSNN phải có quyền lực mới có thể phát huy tác dụng trên thực tế của chính bộ máy Nhà nước để hoạt động có hiệu quả dựa trên những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật: quy định thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước, quy định nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ trong các cơ quan đó…

Luật NSNN là phương tiện để Nhà nước quản lý kinh tế - xã hội: Có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của Nhà nước một cách nhanh nhất, đồng bộ và có hiệu quả nhất, trên quy mô rộng lớn nhất. Do tính chất phức tạp và phạm vi rộng lớn của chức năng quản lý kinh tế, Nhà nước không thể trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế cụ thể mà thực hiện quản lý mang tầm vĩ mô và mang tính hành chính - kinh tế, trong việc quản lý này không thể thiếu

pháp luật. Chỉ có trên cơ sở một hệ thống pháp luật đồng bộ và đủ mạnh Nhà nước mới phát huy được hiệu lực quản lý kinh tế - xã hội.

Luật NSNN góp phần tạo dựng những quan hệ mới không chỉ phản ánh mà còn định hướng cho sự phát triển của các quan hệ xã hội dựa trên cơ sở của các kết quả và dự báo.

Luật NSNN có tác động trở lại một cách mạnh mẽ đối với kinh tế có thể là tích cực hoặc tiêu cực: khi pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế thì pháp luật có nội dung tiến bộ và có tác dụng tích cực. Ngược lại sẽ kìm hãm sự phát triển của kinh tế, xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 31 - 33)