Kết quả thảo luận với các cán bộ quản lý các xã, phường, phòng Tài chính thành phố Bắc Giang, Phòng Giao dịch KBNN Bắc Giang về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý NSX ở bảng 4.17 chúng tôi thấy như sau:
Bảng 4.17. Điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang
S: Điểm mạnh
- Phân cấp quản lý rõ ràng
- Hệ thống tổ chức quản lý đầy đủ, phù hợp
- Thu chi NSX chủ động theo dự toán - Tăng thu qua các năm
- Phát huy vai trò HĐND xã
W: Điểm yếu
- Chưa thu hết nguồn, phí và lệ phí kinh doanh các thể
- Chưa kiểm soát hết các phí và lệ phí - Trách nhiệm cán bộ xã về các khoản thu theo tỷ lệ chưa đầy đủ và rõ ràng. - Lập dự toán chưa sát
- Chi vượt dự toán
- Quy trình chi XDCB chưa phù hợp
O: Cơ hội
- Có sửa đổi và bổ xung luật ngân sách và luật kế toán
- Nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh
- Công nghệ thông tin phát triển
T: Thách thức
- Khối lượng hóa đơn, chứng từ ngày càng nhiều
- Chế độ chính sách đồng bộ
a. Điểm mạnh (Ưu điểm)
Toàn thành phố đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ thu, chi NSX, phường đã cơ bản đáp ứng nhu cầu chi về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở cơ sở. So với những năm trước đây, việc điều hành thu chi NSX đã chủ động hơn, khắc phục được tình trạng thu chi tự do. Cơ bản các xã đã thực hiện theo dự toán được HĐND xã phê duyệt từ đầu năm, nhiều xã đã lập dự toán quý, dự toán tháng để
thực hiện… Qua đó tăng cườnghiệu lực quản lý của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể ở cấp xã.
Các ban ngành ở xã, phường đã có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ thu chi NSX của ngành mình. Từ đó tích cực chủ động trong việc đôn đốc tăng thu, thực hiện chi tiêu tiết kiệm theo dự toán được duyệt.
Việc điều hành NSX, phường đã được Kho bạc Nhà nước kiểm soát ngày càng chặt chẽ hơn, khắc phục được tình trạng điều hành theo "cảm tính " của các xã trước đây.
Việc bổ sung dự toán từ nguồn tăng thu NSX đã cơ bản được thực hiện theo đúng các quy định của luật NSNN. Vai trò của HĐND xã đã được thể hiện đúng theo luật. Mọi khoản tăng thu đều được báo cáo và trình HĐND xã phê duyệt bổ sung dự toán chi.
Việc điều hành chi NSX đã thực hiện tương đối tốt nguyên tắc "Tiền nào
việc ấy”, các khoản thu cân đối chi thường xuyên đã được bố trí để chi thường
xuyên, các khoản thu dân đóng góp, thu tiền sử dụng đất đã đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng.
Việc bổ sung nguồn kinh phí hỗ trợ NSX theo kế hoạch đã được cấp tỉnh, thành phố thực hiện kịp thời phù hợp với điều kiện thực tế ở cấp xã. Nguồn bổ sung cân đối chi thường xuyên đã được cấp và phân bổ vào tháng đầu năm.
Về cơ cấu bộ máy quản lý ngân sách xã, phường của thành phố Bắc Giang được bố trí tương đối phù hợp ở các cấp quản lý. Cụ thể:
- Ở thành phố: Có tổ quản lý NSX thuộc Phòng Tài chính - Kế hoạch: Gồm 1 tổ trưởng do phó trưởng phòng Tài chính kiêm và từ 1- 2 chuyên viên.
- Ở xã có ban Tài chính xã: Gồm Trưởng ban, cán bộ kế toán, thủ quỹ. Trình độ cán bộ kế toán NSX tại các xã, phường đã cơ bản đáp ứng đước yêu cầu quản lý, số cán bộ kế toán ngân sách xã có trình độ trung cấp trở lên đã đạt 100%, nhiều người có trình độ đại học, thạc sỹ.
Nhìn chung hoạt động của bộ máy quản lý NSX, phường ở thành phố Bắc Giang trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ cả về số lượng và chất lượng, hiệu quả công tác cao, đáp ứng được yêu cầu về quản lý tài chính NSX
trong tình hình mới, góp phần quan trọng vào việc xây dựng NSX trở thành một cấp ngân sách hoàn chỉnh trong hệ thống NSNN thống nhất.
b. Điểm yếu (Hạn chế)
Về thu NSX vẫn còn hiện tượng thất thu, bỏ sót nguồn thu, đặc biệt là các khoản thu thu phí lệ phí, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ ...
Việc áp dụng hình thức khoán thu đối với một số khoản: Lệ phí chợ, lệ phí đò, lệ phí bến bãi.... tuy đã có tiến bộ và đạt được những kết quả tốt nhưng các xã chưa kiểm soát chặt chẽ các đối tượng nhận khoán, còn để xảy ra hiện tượng tự đặt ra các mức thu không theo quy định, thu không dùng biên lai, gây nhiều thắc mắc...
Trách nhiệm của UBND các xã đối với một số khoản thuế trên địa bàn là chưa cao (Đặc biệt là đối với một số khoản thuế không liên quan đến việc điều tiết cho xã hoặc tỷ lệ điều tiết cho xã thấp).
Về chi NSX, phường còn tình trạng điều hành chi vượt quá dự toán (do phân bổ dự toán chi không sát với thực tế) và khả năng NSX, phường dẫn đến các khoản nợ chi thường xuyên thậm trí có một số xã nợ chi thường xuyên đến hàng trăm triệu đồng, vay ngân sách cấp trên để chi thường xuyên.
Việc kiểm soát chi theo dự toán là tương đối chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã do đặc thù riêng nhiều khoản thu và nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất không lường hết ngay từ đầu năm. Do vậy nếu không điều chỉnh bổ sung dự toán kịp thời, dễ gây ra tình trạng ách tắc trong khâu kiểm soát chi tại Kho bạc Nhà nước.
Trong việc chi XDCB, việc quy định trình tự thủ tục chi XDCB phải đảm bảo theo đúng các quy định của Nhà nước về quản lý XDCB, đây là một quy định chặt chẽ, tuy nhiên đối với cấp xã nhiều công trình XDCB gắn với dân do dân góp, dân tự làm, việc bắt buộc phải tuân theo trình tự XDCB là khó thực hiện và chưa phù hợp đối với các công trình dân tự làm.
Mặc dù công tác tổ chức bộ máy quản lý NSX, phường đã được củng cố và tăng cường song việc phân công quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên trong Ban tài chính xã cũng như chức năng, nhiệm vụ của Ban tài chính xã cũng chưa được quy định rõ ràng, cụ thể, chi tiết, làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và hiệu lực quản lý Nhà nước ở cơ sở.
c. Cơ hội
Trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào thành phố Bắc Giang.
Luật ngân sách nhà nước, luật kế toán có sửa đổi, bổ sung. Công nghệ thông tin phát triển mạnh. Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực được mở rộng.
d. Thách thức
Khối lượng hóa đơn, chứng từ, sổ sách nhiều. Chế độ chính sách chưa đồng bộ.
- Quy chế dân chủ và công khai tài chính chưa được thực hiện đầy đủ công tác kiểm tra, kiểm soát còn chưa được thực hiện thường xuyên liên tục và cương quyết, cũng là nguyên nhân gây dẫn đến những tồn tại trên.
- Trình độ đội ngũ cán bộ xã nói chung, cán bộ quản lý tài chính NSX nói riêng trong mấy năm nay đã được củng cố và tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý tài chính ngân sách xã, phường theo luật ngân sách nhà nước.
- Một nguyên nhân nữa là: Chế độ Nhà nước quy định về kiểm soát chi NSX đòi hỏi phải đủ các điều kiện: có trong dự toán được duyệt, được chủ tài khoản chuẩn chi và đảm bảo đúng chế độ, định mức chi tiêu do Nhà nước quy định. Sở dĩ dẫn tới những vấn đề trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Về chủ quan: Do việc giao dự toán không phù hợp với điều kiện cụ thể của xã; Trình độ, năng lực của cán bộ xã trong công tác lập dự toán và người xét duyệt dự toán NSX, phường không sát thực tế.
+ Về khách quan: Một số các quy định về tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSX chưa đầy đủ, chưa phù hợp, mặt khác khả năng tài chính ngân sách xã, phường còn hạn hẹp, không đáp ứng được yêu cầu chi, nhất là chi cho đầu tư phát triển.
Phân tích kết hợp điểm mạnh, điểm yếu với cơ hội và thách thức thì các giải pháp cần nghiên cứu để tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang là rất cần thiết (Bảng 4.18) dưới đây.
Bảng 4.18. Ma trận SWOT trong quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang SWORT S (1) Phân tích cấp quản lý rõ ràng (2) Vai trò HĐND xã (3) Tăng nguồn thu NSX
W (1) Chưa kiểm soát phí,lệ phí (2) Lập dự toán chưa sát
(3) Qui trình chi XDCB chưa phù hợp O (1) Luật NS sửa đổi
(2) Nhiều DN, hộ KD (3) Công nghệ thông tin
SO (1) S1O1 Hoàn thiện cơ chế phân cấp (2) Phát triển nguồn thu WO (1) Qui trình cần hoàn thiện phần mềm trên máy tính
T (1) Khối lượng hóa đơn chứng từ nhiều (2) Nhiều chế độ chính sách chưa đồng bộ ST (1) Phát huy vai trò HĐND trong cải cách chính sách (2) Chủ động điều hành NSX WT (1) Nâng cao trách nhiệm cán bộ (2) Kiểm soát chặt trẽ nguồn thu