Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 45)

3.2.1. Khung phân tích

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích tăng cường quản lý ngân sách xã, phường

Nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang” chúng tôi xây dựng khung phân tích dưới đây:

Các văn bản pháp quy nhà nước (Luật NSNN, luật kế toán, các văn bản chế độ tiêu chuẩn định mức)

Tăng cường quản lý sử dụng NS xã, phường Thực trạng quản lý ngân sách xã, phường

(16 xã, phường trên địa bàn)

Thu NSX Các nguồn thu

1. Hệ thống tổ chức quản lý. 2. Lập dự toán.

3. Tổ chức thu, chi NSX 4. Kế toán, quyết toán. 5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý

Chi NSX

Các khoản chi

Đánh giá quản lý NS xã, phườngKết quả, hạn chế, yếu tố ảnh hưởng, các vấn đề

Tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Theo khung phân tích này, nội dung phân tích chính là phân tích thực trạng quản lý thu chi NS xã, phường những năm qua.

Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, yếu tố ảnh hưởng và tìm ra các vấn đề cần tăng cường trong quản lý NS xã, phường.

Tìm giải pháp để tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

Các nội dung phân tích này đều dựa vào các văn bản pháp quy của Nhà nước.

3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp của tất cả 16 xã, phường của thành phố Bắc Giang. Tuy nhiên một số nội dung chuyên sâu, chúng tôi muốn phỏng vấn, xin ý kiến tham vấn của các cán bộ quản lý, cán bộ kế toán xã, phường. Cụ thể chúng tôi chọn 2 đối tượng chính là: Cán bộ lãnh đạo xã phụ trách tài chính, cán bộ kế toán xã.

Về số lượng xã, phường trên địa bàn (16): Chọn mỗi xã 02 người (01 cán bộ lãnh đạo, 01 kế toán) tổng số là 32 người.

Ngoài ra ở cấp thành phố chúng tôi chọn 14 người của 7 đơn vị tham gia quản lý NS xã, phường là: UBND thành phố Bắc Giang, phòng Tài chính - Kế hoạch, chi Cục Thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, chi Cục thuế thành phố Bắc Giang, phòng Giao dịch KBNN tỉnh Bắc Giang. Mỗi đơn vị này chúng tôi chọn 02 người (01 cán bộ lãnh đạo, 01 chuyên viên).

3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu

a. Dữ liệu thứ cấp

- Dữ liệu thứ cấp bao gồm: các báo cáo về tính hình cơ bản của thành phố, tình hình thu, chi ngân sách của các xã, phường trong thành phố; Các chủ trương chính sách của Nhà nước Việt Nam về sử dụng ngân sách nhà nước; Tình hình thực hiện ngân sách của các nước và một số địa phương của Việt Nam và các nghiên cứu trước đây có liên quan.

Các dữ liệu này có liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành: UBND thành phố Bắc Giang, phòng Tài chính - Kế hoạch, chi Cục thống kê, phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, chi Cục Thuế thành phố, phòng Giao dịch KBNN tỉnh Bắc Giang.

Các dữ liệu này được tìm, đọc, phân tích và trích dẫn đầy đủ.

b. Dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ kế toán về vấn đề sử dụng ngân sách như các khoản định mức thu, chi, khó khăn thuận lợi, các yếu tố ảnh hưởng....

Phương pháp thu thập chủ yếu là phỏng vấn theo phiếu điều tra cán bộ quản lý, cán bộ kế toán đã chọn ở trên theo phiếu câu hỏi bán cấu trúc được chuẩn bị sẵn. Ngoài ra chúng tôi còn thu thập các dữ liệu này thông qua các cuộc họp giao ban, hội nghị bàn về ngân sách và thảo luận nhóm với cán bộ quản lý thuộc địa bàn thành phố Bắc Giang.

3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp dữ liệu

- Xử lý dữ liệu: Các dữ liệu đã thu thập, được kiểm tra, hiệu chỉnh, mã hóa và nhập vào máy tính với sự trợ giúp phần mềm EXCEL.

- Sử dụng các công cụ máy tính tiến hành sắp xếp phân tổ theo các nôi dung nghiên cứu.

- Các kết quả tổng hợp được trình bày trên bảng, sơ đồ, đồ thị...

3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

- Phân tích thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để phân tích mức độ thu, chi NS xã, phường, cơ cấu nguồn thu, cơ cấu chi NSX.

- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê mô tả như số tuyệt đôi, số tương đối và số bình quân về thu, chi NSX, chúng tôi so sánh mức độ thực hiện thu, chi NS với kế hoạch so sánh các xã, phường, so sánh giữa các năm để hiểu rõ hơn mức độ thực hiện thu, chi NS xã, phường của thành phố Bắc Giang.

- Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức).

Từ những thực trạng quản lý ngân sách của thành phố trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, và nguy cơ có thể tác động đến

hoạt động quản lý ngân sách nhằm tìm ra các giải pháp tốt hơn. Nội dung phương pháp này được mô tả như sau:

Ma trận phân tích SWOT

SWOT S: Điểm mạnh nhất W: Điểm yếu nhất O: Cơ hội lớn nhất SO: Kết hợp điểm

mạnh với cơ hội tìm giải pháp phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội.

WO: Kết hợp điểm yếu với cơ hội tìm giải pháp tận dụng cơ hội để khắc phúc điểm yếu. T: Thách thức lớn nhất ST: Kết hợp điểm mạnh với thách thức tìm giải pháp phát huy điểm mạnh để vượt qua thử thách. WT: Kết hợp điểm yếu với thách thức tìm giải pháp khắc phục điểm yếu để đối phó thử thách

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a) Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu ngân sách xã (1) Mức thu và tổng số thu ngân sách hàng năm (2) Cơ cấu nguồn thu ngân sách xã

b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi ngân sách xã (1) Mức chi và tổng số chi ngân sách hàng năm (2) Cơ cấu khoản chi ngân sách xã

c) Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý và sử dụng ngân sách xã. (1) Mức độ hoàn thành kế hoạch thu chi ngân sách xã

(2) Tốc độ tăng giảm thu, chi ngân sách xã (3) Số khoản thu chi ngân sách không quyết toán (4) Số vụ vi phạm thu chi ngân sách xã

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ, PHƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC GIANG

4.1.1. Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang địa bàn thành phố Bắc Giang

* Lập dự toán thu, chi ngân sách xã, phường a. Căn cứ lập dự toán

Trong những năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách 2010-2015 Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh về cơ chế điều hành ngân sách thể hiện qua các văn bản:

Nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 về việc ban hành quy định phân cấp ngân sách cấp chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 và Nghị quyết số 29/201/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung khoản 6 điều 14 quy định phân cấp ngân sách cấp chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo nghị quyết số 30/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND tỉnh.

HĐND tỉnh quyết định phân chia nguồn thu giữa các cấp thuộc ngân sách địa phương trên cơ sở quy định của Trung ương. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể, việc quyết định tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa ba cấp ngân sách địa phương còn mang tính chủ quan.

* Các khoản thu ngân sách xã, phường được hưởng 100% bao gồm

Các khoản phí, lệ phí; Thu từ sử dụng quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác; Các khoản đóng góp tự nguyện cho xã; Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho xã theo quy định của pháp luật cụ thể của các tổ chức và có ở thành phố Bắc Giang; Thu kết dư ngân sách xã; Thu chuyển nguồn từ năm trước sang; Bổ sung từ ngân sách cấp trên; Các khoản phạt, thu khác theo quy định của pháp luật.

* Khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách xã:

Thuế môn bài thu từ các hộ kinh doanh nhỏ; Thuế giá trị gia tăng từ các cá nhân sản xuất, kinh doanh; Thuế thu nhập cá nhân; Lệ phí trước bạ nhà đất; Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Thu tiền sử dụng đất.

UBND xã, phường HĐND xã, phường UBND thành phố (phòng Tài chính - KH) Các ban ngành, đoàn thể

* Định mức phân bổ dự toán chi ngân sách xã, phường

Theo Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 quy định dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011 đến 2015 của cấp chính quyền địa phương tỉnh Bắc Giang như sau:

- Chi quản lý nhà nước được tính 37 triệu đồng/biên chế. Bao gồm: Tiền lương, phụ cấp, BHXH, BHYT của cán bộ chuyên trách và công chức xã trong định biên; Chi các hoạt động của HĐND, UBND xã, Đảng ủy xã, chi hoạt động của các Đoàn thể và hoạt động an ninh quốc phòng. Lương, phụ cấp theo Nghị định số 28/2010/NÐ-CP ngày 25/3/2010 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung là 730.000 đồng.

- Số biên chế của từng xã, thị trấn theo loại xã: Số cán bộ tính theo Nghị định 121/2203/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ (Xã loại I được tính 23 biên chế, Xã loại II được tính 21 biên chế, Xã loại III được tính 19 biên chế).

b. Qui trình lập dự toán (1) (6) (7) (8) (5) (9) (2) (3) (4) (10)

Từ kết quả khảo sát các bước lập dự toán thu, chi NSX, phường theo chúng tôi, qui trình xây dựng dự toán NSX, phường được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Phòng Tài chính- Kế hoạch thành phố hướng dẫn và giao số liệu kiểm tra dự toán ngân sách cho các xã, phường.

Bước 2: UBND xã tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự toán NSX và giao số liệu kiểm tra cho các ban ngành, đoàn thể (lập và tổng hợp dự toán NSX)

Bước 3: Các ban ngành, đoàn thể phối hợp với kế toán xã lập dự toán NSX, phường.

Bước 4: UBND xã làm việc với các ban ngành, đoàn thể về dự toán ngân sách; Kế toán xã tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán NSX, phường.

Bước 5: UBND xã trình thường trực HĐND xã xem xét cho ý kiến về dự toán NSX.

Bước 6: Căn cứ vào ý kiến của thường trực HĐND xã, UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán ngân sách và gửi phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố.

Bước 7: Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tổ chức làm việc về dự toán ngân sách với các xã đối với năm đầu của thời kỳ ổn định hoặc khi UBND xã có yêu cầu ở những năm tiếp theo của thời kỳ ổn định ngân sách; Tổng hợp và hoàn chỉnh dự toán ngân sách thành phố báo cáo UBND thành phố.

Bước 8: UBND thành phố giao dự toán ngân sách chính thức cho các xã. Bước 9: UBND xã hoàn chỉnh lại dự toán NSX gửi đại biểu HĐND xã trước phiên họp của HĐND xã về dự toán ngân sách; HĐND xã thảo luận và quyết định dự toán ngân sách.

Bước 10: UBND xã giao dự toán cho ban, ngành, đoàn thể, đồng gửi phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố, Kho bạc Nhà nước trước ngày 31/12/năm báo cáo; Thực hiện công khai dự toán NSX theo quy định.

c. Kết quả lập dự toán thu, chi ngân sách xã, phường

Hàng năm căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình, UBND các xã, phường xây dựng dự toán thu NSX trình thường trực HĐND xã, phường cho ý kiến và gửi phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố tổng hợp thành dự toán NSX, phường trên địa bàn thành phố. Sau khi có Quyết định của UBND tỉnh giao dự toán, UBND thành phố báo cáo HĐND thành phố chính thức giao dự toán thu cho các xã, phường triển khai thực hiện. Số liệu dự toán

được cấp thẩm quyền giao thu, chi NSX, phường từ năm 2013 đến hết năm 2015 cho các xã, theo chỉ tiêu kinh tế được thể hiện thông qua các bảng cụ thể như sau:

Về dự toán thu ngân sách xã theo các khoản thu:

Bảng 4.1. Dự toán thu NS xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Diễn giải Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPT

BQ (%/năm) Số lượng (Tr.đ) Tỷ lệ % Số lượng (Tr.đ) Tỷ lệ % Số lượng (Tr.đ) Tỷ lệ % Tổng thu NSX 63.057 100 61.322 100 60.789 100 98,2 1.Thu NSX đã qua KBNN 63.057 100 61.322 100 60.789 100 98,2 1.1.Các khoản thu 100% 5.710 9,06 5.545 9,04 5.700 9,38 99,9 Trong đó: Phí, lệ phí 3.050 4,84 3.475 5,67 3.700 6,09 110,1 - Đất công ích và công sản 860 1,36 770 1,26 1.000 1,65 107,8 - Khoản huy động đóng góp 800 1,27 600 0,98 500 0,82 79,1 - Thu khác tại xã (gồm phạt) 1.000 1,59 700 1,14 500 0,82 70,7 1.2.Thu theo tỷ lệ % 27.842 44,15 23.467 38,27 17.063 28,07 78,3 - Thuế môn bài hộ HD 1.796 2,85 1.889 3,08 1.786 2,94 99,7 - Thuế GTGT 4.411 7,00 5.056 8,25 3.976 6,54 94,9 - Thuế TNCN 4.249 6,74 4.996 8,15 4.456 7,33 102,4 - Lệ phí trước bạ nhà đất 3.283 5,21 2.944 4,80 2.984 4,91 95,3 - Thuế sử dụng đất phi No 2.353 3,73 3.282 5,35 3.461 5,69 121,3 - Thu tiền sử dụng đất 11.750 18,63 5.300 8,64 400 0,66 18,5 1.3.Thu BS NS cấp trên 29.505 46,79 32.310 52,69 38.026 62,55 113,5 Thu cân đối từ NS cấp trên 29.505 46,79 32.310 52,69 36.826 60,58 111,7 Thu M/tiêu từ NS cấp trên 0 0,00 0 0,00 1.200 1,97 0,00 Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố BG (2015)

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy, tổng thu ngân sách xã, phường theo dự toán đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, phản ánh cho thấy qua 3 năm > 60 tỷ đồng, thu chủ yếu qua Kho bạc Nhà nước. Các khoản thu ngân sách xã, phường theo dự toán có xu hướng giảm dần bình quân giảm 1,8% là do thu tiền sử dụng đất giảm. Tổng thu NSX thu theo dự toán chủ yếu từ nguồn bổ xung ngân sách cấp trên chiếm 46,79-> 62,55%.

Dự toán thu NSX, phường theo các đơn vị của thành phố, bảng 4.2 cho thấy các xã, phường có dự toán thu NSX, phường không chênh lệch nhiều lắm, khoảng từ 3 -> 4 tỷ đồng/năm dự toán thu NSX, phường một số xã, phường có xu hướng tăng như Trần Phú, Ngô Quyền, Trần Nguyên Hãn, Thọ Xương, Song Mai, Đồng Sơn, Dĩnh Trì (tăng bình quân 8,2%/năm) sở dĩ như vậy là vì trên cơ sở cấp thẩm quyền giao dự toán thu đều căn cứ vào số thu của năm trước, trên cơ sở ước thực hiện đảm bảo tăng từ 16 -> 18%.

Bảng 4.2. Dự toán thu ngân sách xã của các xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 TĐPT BQ (%/ năm) Số lượng (Tr.đ) Tỷ lệ % Số lượng (Tr.đ) Tỷ lệ % Số lượng (Tr.đ) Tỷ lệ % Tổng thu NSX 63.057 100 61.322 100 60.789 100 98,2 1.Trần Phú 3.108 4,93 3.421 5,58 3.682 6,06 108,8 2.Lê Lợi 3.131 4,97 3.488 5,69 3.601 5,92 107,2 3.Hoàng Văn Thụ 3.403 5,40 3.541 5,77 3.808 6,26 105,8 4.Ngô Quyền 3.105 4,92 3.323 5,42 3.658 6,02 108,5 5.Trần Nguyên Hãn 3.625 5,75 3.975 6,48 4.279 7,04 108,6 6.Thọ Xương 3.710 5,88 3.982 6,49 4.327 7,12 108,0 7.Mỹ Độ 2.545 4,04 2.784 4,54 2.853 4,69 105,9 8.Đa Mai 3.302 5,24 3.235 5,28 3.689 6,07 105,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 45)