Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 38)

3.1.1. Đặc điểm cơ bản thành phố Bắc Giang

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bản đồ địa giới hành chính thành phố Bắc Giang

Nguồn: Ủy ban Nhân dân thành phố Bắc Giang (2015)

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, ở vị trí trung lộ trên tuyến giao thông huyết mạch (đường bộ, đường sắt liên vận quốc tế) nối Thủ đô Hà Nội với thành phố Lạng Sơn và cửa khẩu quốc tế Đồng Đăng, ở vào vị trí đầu mối giao thông cấp liên vùng quan trọng: nằm cận kề vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có hệ thống đường bộ gồm các quốc lộ 1A cũ và mới, 31, 37, tỉnh lộ 398; Các tuyến đường sắt: Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Kép - Hạ Long, Hà Nội - Kép - Thái Nguyên chạy qua; Có tuyến đường sông nối thành phố với các trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch lớn như Phả Lại, Côn Sơn - Kiếp Bạc, Yên Tử, Hải Phòng; Tiếp cận thuận lợi với cảng hàng

không quốc tế Nội Bài, cảng nội địa Gia Lâm, cảng nước sâu Cái Lân, cảng Hải Phòng và các cửa khẩu quốc tế trên biên giới Lạng Sơn.

Thành phố Bắc Giang là trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, phía Bắc giáp huyện Tân Yên; Phía Đông giáp huyện Lạng Giang; Phía Nam giáp huyện Yên Dũng; Phía Tây giáp huyện Việt Yên; Diện tích tự nhiên 66,64 km2, gồm 16 đơn vị hành chính (10 phường, 6 xã).

3.1.1.2. Khí hậu

Đặc trưng khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 - 10, mùa khô từ tháng 11- 3. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23,20C - 23,80C. Độ ẩm trung bình từ 83 - 84%. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.400 - 1.730mm. Nhìn chung, các điều kiện tự nhiên của thành phố Bắc Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài (Ủy ban nhân dân thành phố Bắc Giang, 2014).

3.1.1.3. Diện tích, Dân số và lao động

a. Diện tích

Thành phố Bắc Giang có tổng diện tích đất tự nhiên là 19.093 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người năm 2014 khoảng 1.472,78 m2/người. Trong tổng diện tích tự nhiên của thành phố thì đất nông nghiệp chiếm 65,61%, đất phi nông nghiệp chiếm 33,57%, đất chưa sử dụng chiếm 0,82% (đồ thị 3.1).

65% 34%

1%

1 Đất nông nghiệp 2 Đất phi nông nghiệp 3 Đất chưa sử dụng

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai của thành phố Bắc Giang năm 2014

Thành phố Bắc Giang hiện có 12.526,93 ha đất nông nghiệp so với năm 2014 giảm 3,35 ha nguyên nhân do diện tích đất trồng cây hàng năm được chuyển mục đích sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng chủ yếu là sang đất có mục đích công cộng, đất chợ, diện tích đất này có quy mô phân bổ không đều cho các vùng và tiểu vùng. Đất sản xuất nông nghiệp có diện tích 9.725,35 ha chiếm 50,94% tổng diện tích, trong đó: Đất trồng cây hàng năm là 9.406,89 ha, được chia thành 3 nhóm là đất trồng lúa 9.192 ha, đất cỏ dùng vào chăn nuôi 22,08 ha, đất trồng cây hàng năm khác 192,47 ha; Đất trồng cây lâu năm có diện tích là 318,46 ha, gồm đất trồng cây ăn quả, đất trồng cây công nghiệp lâu năm và đất trồng cây lâu năm khác. Tổng diện tích đất lâm nghiệp của thành phố là 2.020,64 ha, chiếm 10,58% tổng diện tích. Nhìn chung, trong những năm qua thành phố Bắc Giang đã có rất nhiều cố gắng trong việc quản lý quỹ đất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao nguồn tài nguyên này, tuy nhiên thành phố vẫn còn 155,76 ha đất chưa sử dụng chiếm 0,82% tổng diện tích.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng và phân bổ đất đai trong 3 năm 2013-2015

Loại đất 2013 2014 2015 TĐPT BQ(%/năm) Số lượng (ha) Số lượng (ha) Số lượng (ha) Tổng DT tích đất tự nhiên 19093 19093 19093 100,0 1.Đất nông nghiệp 12575 12530 12526 99,8

1.1.Đất sản xuất nông nghiệp 9763 9728 9725 99,8 1.1.1.Đất trồng cây hàng năm 9444 9410 9406 99,8 1.1.2.Đất trồng cây lâu năm 318 318 318 100,0 1.2.Đất lâm nghiệp 2030 2021 2021 99,8 1.3.Đất nuôi trồng thủy sản 782 780 780 99,9 1.4.Đất nông nghiệp khác 0,6 0,6 0,6 100,0

2.Đất phi nông nghiệp 636 6407 6410 317,5

2.1.Đất ở 2066 2068 2068 100,0

2.2.Đất chuyên dùng 2965 2994 2998 100,6 2.3.Đất tôn giáo, tín ngưỡng 28 42 42 122,5 2.4.Đất nghĩa trang, nghĩa địa 130 130 130 100,0 2.5.Đất sông và mặt nước 1170 1170 1171 100,0 Đất phi nông nghiệp khác 1,3 1 1,3 100,0

Đất chưa sử dụng 155 155 155 100,0

b. Dân số và lao động

Tổng nhân khẩu của thành phố Bắc Giang năm 2014 là 129.639 người, so với năm 2013 giảm 0,32%, trong đó nam chiếm 49,66% nữ là 50,34. Số người trong độ tuổi lao động chiếm 62,15% trong đó lao động được đào tạo nghề chiếm 26%. Dân số của thành phố được phân bố trên các địa hình khác nhau và không đều giữa các xã, phường. Đây vừa là tiềm năng về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vừa là sức ép về việc làm và giải quyết các vấn đề xã hội.

Tổng lao động của thành phố năm 2015 là 131.205 người, bình quân 3 năm tăng 0,85%. Trong đó lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm so với năm 2014 giảm 8,84%, còn lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, XDCB và ngành thương mại dịch vụ có chiều hướng tăng lên qua các năm năm 2015 tăng 3,95%. Số lao động hàng năm của thành phố tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song thành phố phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

Bảng 3.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của thành phố BG năm 2013 - 2015

Loại đất Đơn vị 2013 2014 2015 TĐPT BQ (%/năm) Số lượng Số lượng Số lượng

I. Tổng số nhân khẩu người 130.532 132.729 129.639 99,7 1. Nhân khẩu NLN người 118.523 117.479 110.970 96,8 2. Nhân khẩu phi NLN người 12.009 15.250 18.669 124,7

II. Tổng số hộ hộ 34.162 35.856 35897 102,5 1. Hộ NLN- thủy sản hộ 30.722 31.769 31.345 101,0 2. Hộ phi NLN hộ 3.440 4.087 4.552 115,0

III. Tổng lao động 128.998 129.930 128.205 99,7 1. Lao động trong tuổi LĐ 74.529 73.207 68.905 96,2 2. Lao động ngoài tuổi LĐ 54.469 56.723 59.300 104,3

IV. Phân bổ lao động 71.968 70.016 68.437 97,5 1. Lao động NLN LĐ 28.543 22.125 20.170 84,1 2. Lao động CN – XD LĐ 26.435 35.218 36.608 117,7 3. Lao động TM – D/ụ LĐ 16.990 12.673 11659 82,8 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Bắc Giang (2015)

3.1.1.4. Cơ sở hạ tầng

- Trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ thực hiện mở rộng địa giới hành chính thành phố từ 32,2 km2 hiện nay lên khoảng 75 km2, dân số gần 17 vạn người; Phát triển đô thị thành phố về hướng Tây, Nam và Bắc, chủ yếu là về phía Nam và Tây Nam thành phố, theo 2 bờ sông Thương; Thành phố được tổ chức thành 3 phân khu chính: khu vực nội thành hiện tại là nơi đặt trung tâm hành chính của tỉnh và thành phố; Khu đô thị phía Nam Quốc lộ 1A mới và khu đô thị mới phía Tây. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng theo tiêu chuẩn đô thị hiện đại, bố trí hài hòa, hợp lý các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại, xây dựng trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bệnh viện, các công viên, cây xanh, mặt nước, trung tâm thể dục thể thao…

Đối với khu vực nông thôn, sẽ tập trung đầu tư xây dựng các chợ khu vực, kiên cố hóa trường lớp học, cứng hóa đường giao thông cơ sở, cấp nước sạch, hệ thống tiêu thoát nước, cứng hóa hệ thống kênh mương nội đồng… ở các khu vực nông thôn ngoại thành (mới mở rộng).

3.1.1.5. Phát triển các ngành kinh tế

Thành phố Bắc Giang luôn duy trì tốc độ tăng trưởng khá; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Quy hoạch phát triển hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố giai đoạn 2007 - 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt. Mục tiêu đặt ra là xây dựng thành phố Bắc Giang phát triển nhanh, có trọng tâm và bền vững, phấn đấu đưa nhịp độ tăng trưởng đạt 19,6%/năm giai đoạn 2006 - 2010; Khoảng 17,4%/năm giai đoạn 2011 - 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Thương mại - Dịch vụ - Công nghiệp và Xây dựng - Nông nghiệp - Thủy sản; Đời sống của người dân được nâng cao; Kết cấu hạ tầng đô thị từng bước đồng bộ theo hướng hiện đại .

3.1.2. Đặc điểm các xã, phường của thành phố Bắc Giang

3.1.2.1. Đặc điểm chung

Từ bảng 3.3 dưới đây cho thấy thành phố Bắc Giang gồm 10 phường và 6 xã đóng trên địa bàn, có 916 Doanh nghiệp các loại, trong đó có 10 Doanh nghiệp nước ngoài. Số hộ gia đình có kinh doanh dịch vụ các loại là 9.505 hộ, ngoài ra có các tổ chức kinh tế khác. Đây là các đơn vị có trách nhiệm đóng góp nguồn thu cho thành phố Bắc Giang. Đối tượng được chi thường xuyên chủ yếu số lượng cán bộ xã năm 2015 có đến 1.560 người.

Bảng 3.3. Số lượng xã, phường, các Doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trên địa bàn thành phố Bắc Giang 2015

TT Diễn giải Đơn vị tính Số lượng

1 Số lượng Xã phường 16 1.1 - Phường Đơn vị 10 1.2 - Xã Đơn vị 06 2 Số lượng cán bộ 1.560 2.1 Cán bộ lãnh đạo Người 80 2.2 Công chức Người 272

2.3 Cán bộ hợp đồng kiêm nhiệm Người 1.208

3 Số lượng các Doanh nghiệp Đơn vị 916

Trong đó: DN nước ngoài 10

4 Số hộ gia đình kinh doanh dịch vụ Hộ 9.505

5 Số lượng các tổ chức kinh tế khác Đơn vị 10 Nguồn: Phòng Kinh tế thành phố Bắc Giang (2015)

3.1.2.2. Hệ thống tổ chức quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang

a. Bộ máy quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Sơ đồ 3.1. Hệ thống tổ chức quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Từ kết quả thảo luận cán bộ quản lý NSX, phường của thành phố Bắc Giang, theo chúng tôi bộ máy quản lý NS cấp xã, phường trên địa bàn thành phố

HĐND – UBND thành phố Bắc Giang

Phòng Tài chính KH

thành phố BG Phòng Giao dịch KBNN tỉnh BG Chi cục Thuế thành phố BG

Trưởng ban tài chính Xã Kế toán NSX Thủ quỹ HĐND –UBND các Xã, phường (16 xã, phường)

Bắc Giang theo sơ đồ trên, các đơn vị tham gia quản lý ngân sách cấp xã, phường trên địa bàn có các cơ quan và các bộ phận liên quan.

b. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng đơn vị

* HĐND – UBND các cấp là cơ quan ra quyết định thu chi ngân sách. * Phòng Tài chính Kế hoạch thành phố Bắc Giang:là đơn vị trực tiếp quản lý Thu chi ngân sách xã, phường toàn thành phố.

Bộ phận quản lý ngân sách xã: Giúp Trưởng phòng trong việc quản lý ngân

sách xã với nhiệm vụ được giao, lập và giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm, tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách định kỳ. Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo quyết toán năm đối với các các xã, phường trong thành phố Bắc Giang.

* Chi cục Thuế thành phố Bắc Giang

Tổ chức thu thuế, phí và lệ phí. Đôn đốc các đối tượng nộp thuế nộp đầy đủ, kịp thời mọi khoản thuế và thu khác vào Kho bạc Nhà nước.

* Phòng Giao dịch KBNN tỉnh Bắc Giang

- Quản lý quỹ ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

* Ban Tài chính các xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang (gồm 16 xã, phường)

- Chủ tịch UBND xã: Là người phụ trách chung mọi hoạt động về, chấp hành và quyết toán thu chi NSX hàng năm.

- Kế toán NSX: Là người được giao nhiệm vụ thu, chi NS của xã; Chấp hành ngân sách xã; Thực hiện tổng hợp báo cáo thu, chi ngân sách theo quy định.

- Thủ quỹ: Là người được giao nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của xã.

c. Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách xã, phường

Những năm gần đây, công tác phân công, tổ chức cán bộ làm quản lý ngân sách nói chung, quản lý ngân sách xã, phường nói riêng luôn được Thành ủy, UBND thành phố Bắc Giang và các cấp, các ngành quan tâm, đảm bảo ưu tiên tuyển dụng những người có đủ năng lực chuyên môn, vững và hiểu biết công tác kế toán, quản lý ngân sách. Đội ngũ cán bộ quản lý NSX luôn được kiện toàn, luân chuyển phù hợp và được tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo vận hành được hoạt động của bộ máy, cung cấp đủ nguồn lực cho hoạt động của hệ thống chính quyền cấp xã. Trong số các cán bộ quản lý NSX hiện nay của

thành phố Bắc Giang hầu hết trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ làm ngân sách xã, phường hiện nay như sau:

Bảng 3.1. Số lượng cán bộ quản lý NSX, phường của thành phố BG đến 2015

Trình độ Chức danh Số lượng (Người) Trình độ nghiệp vụ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp - Lãnh đạo cấp thành phố 7 3 4 0 0 - Chuyên viên cấp T/phố 7 2 5 0 0

- Trưởng ban tài chính xã, phường 16 1 12 0 3

- Kế toán ngân sách xã, phường 32 2 23 1 6

Nguồn: Phòng Nội vụ thành phố Bắc Giang (2015)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Khung phân tích 3.2.1. Khung phân tích

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích tăng cường quản lý ngân sách xã, phường

Nghiên cứu đề tài “Tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang” chúng tôi xây dựng khung phân tích dưới đây:

Các văn bản pháp quy nhà nước (Luật NSNN, luật kế toán, các văn bản chế độ tiêu chuẩn định mức)

Tăng cường quản lý sử dụng NS xã, phường Thực trạng quản lý ngân sách xã, phường

(16 xã, phường trên địa bàn)

Thu NSX Các nguồn thu

1. Hệ thống tổ chức quản lý. 2. Lập dự toán.

3. Tổ chức thu, chi NSX 4. Kế toán, quyết toán. 5. Thanh tra, kiểm tra, xử lý

Chi NSX

Các khoản chi

Đánh giá quản lý NS xã, phườngKết quả, hạn chế, yếu tố ảnh hưởng, các vấn đề

Tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang

Theo khung phân tích này, nội dung phân tích chính là phân tích thực trạng quản lý thu chi NS xã, phường những năm qua.

Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế, yếu tố ảnh hưởng và tìm ra các vấn đề cần tăng cường trong quản lý NS xã, phường.

Tìm giải pháp để tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố Bắc Giang.

Các nội dung phân tích này đều dựa vào các văn bản pháp quy của Nhà nước.

3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng dữ liệu thứ cấp của tất cả 16 xã, phường của thành phố Bắc Giang. Tuy nhiên một số nội dung chuyên sâu, chúng tôi muốn phỏng vấn, xin ý kiến tham vấn của các cán bộ quản lý, cán bộ kế toán xã, phường. Cụ thể chúng tôi chọn 2 đối tượng chính là: Cán bộ lãnh đạo xã phụ trách tài chính, cán bộ kế toán xã.

Về số lượng xã, phường trên địa bàn (16): Chọn mỗi xã 02 người (01 cán bộ lãnh đạo, 01 kế toán) tổng số là 32 người.

Ngoài ra ở cấp thành phố chúng tôi chọn 14 người của 7 đơn vị tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý ngân sách xã, phường trên địa bàn thành phố bắc giang (Trang 38)