Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 58 - 59)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện nho quan

4.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của huyện

Nho Quan

4.2.3.1. Kết quả đạt được

- Trong những năm qua được sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp (huyện và xã) và các phòng ban chuyên môn của huyện, UBND các xã, thị trấn đã có nhiều cố gắng nhằm thực hiện tốt các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai; công tác quản lý, sử dụng đất đai của huyện đã từng bước được ổn định đi vào nề nếp và đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường đã căn cứ vào các Thông tư, Nghị định, Quyết định, công văn chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, tỉnh và huyện về công tác quản lý đất đai để chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn và các đơn vị sử dụng đất trên địa bàn của huyện thực hiện đúng pháp luật về công tác quản lý Nhà nước về đất đai.

- Công tác đo đạc bản đồ địa chính; công tác lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; công tác giao đất; thu hồi đất; cho thuê đất; đăng ký lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ; công tác thanh kiểm tra, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách về đất đai và giải quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại được thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai.

- Tình hình sử dụng đất nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực; vấn đề tự chuyển đổi cây trồng đã giảm; trong sản xuất nông nghiệp đã tăng cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trồng trọt chăn nuôi được tăng cường, năng xuất sản lượng cây trồng và vật nuôi ngày càng tăng.

- Việc sử dụng đất cho các mục đích phi nông nghiệp, bao gồm cả đất ở nông thôn và đô thị ngày càng hợp lý hơn, đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất đai cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương mại và nhu cầu về đất ở của nhân dân trong huyện; đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn và xây dựng xã nông thôn mới.

4.2.3.2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên, trong công tác quản lý sử dụng đất đai của huyện còn tồn tại một số bất cập sau:

- Việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chất lượng chưa cao, tính khả thi thấp, nhiều xã quy hoạch vừa được duyệt đã xin được điều chỉnh. Công tác tổ chức thực hiện quy hoạch kế hoạch đã được phê duyệt chưa được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo sát sao và đúng mức.

- Vẫn còn một số trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích sử dụng đất, không theo quy hoạch, sử dụng đất phân tán làm cho hiệu quả sử dụng đất không được cao.

- Trong quá trình sử dụng đất còn thiếu các giải pháp đồng bộ trong sản xuất, nông nghiệp như; chưa giải quyết tốt khai thác, sử dụng với cải tạo đất; chưa gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chưa gắn giữa mục đích sử dụng đất và bảo vệ môi trường sinh thái... đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất. Quỹ đất nông nghiệp ngày một giảm, nhất là quỹ đất lúa 2 vụ có năng xuất cao do chuyển sang sử dụng vào các mục đích khác, đây là mẫu thuẫn lớn trong việc phát triển hạ tầng, phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và việc giữ an ninh lương thực, cần có kế hoạch cụ thể, không sử dụng gây lãng phí nguồn tài nguyên đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)