Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 74 - 76)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,sử dụng đất của các

4.4.1. Giải pháp về chính sách

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, trong đó tập trung vào công tác tăng cường chế tài xử lý vi phạm pháp luật đủ mạnh để răn đe, phòng ngừa vi phạm, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước, giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội và Hội đồng nhân các cấp; xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai như chậm đưa đất vào sử dụng, để đất bị lấn, bị chiếm.

- Đổi mới công tác lập quy hoạch, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo hướng tiếp cận phương pháp tiên tiến; quan tâm đến vấn đề kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường, mục tiêu bảo đảm an ninh lượng thực, có tính đến tác động của biến đổi khí hậu; đặc biệt là việc dự báo, xem xét nguồn vốn thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tạo sự đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng; chú trọng phân tích không gian nhu cầu sử dụng đất; công khai và tham vấn các bên liên quan trong quá trình lập quy hoạch, đặc biệt là việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật đảm bảo hài hòa các lợi ích của Nhà nước, người sử dụng đất và nhà đầu tư; nghiên cứu áp dụng các cơ chế tài chính điều tiết phần giá trị gia tăng của đất không phải do chủ đầu tư mà do nhà nước xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc do quy hoạch tạo nên để phục vụ mục đích công; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để Nhà nước kiểm soát được tất cả các hoạt động giao dịch đất đai nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, hạn chế tối đa, tiến đến xóa bỏ tình trạng giao dịch “ngầm” về đất đai; điều chỉnh các mức nghĩa vụ tài chính trong đăng ký đất đai cho phù hợp, tiến tới xóa bỏ các phí không chính thức trong đăng ký đất đai.

- Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa các quy định, đồng thời thực hiện đầy đủ cơ chế lấy ý kiến của nhân dân về việc lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lập phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cũng như các phương án khác có liên quan tới lợi ích của người dân đảm bảo thực sự công khai minh bạch, khắc phục tình trạng “lợi ích nhóm” trong các hoạt động quản lý, sử dụng đất.

- Xây dựng nền hành chính thực sự công bằng, minh bạch, hiệu quả đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động quản lý nhà nước và các dịch vụ công về đất đai, thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp. Tổ chức tốt việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và các vấn đề xã hội liên quan đến đất đai; hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp và khiếu nại về đất đai theo hướng tăng cường đối thoại và pháp luật thừa nhận hòa giải tại cộng đồng, giải quyết dứt điểm các khiếu nại và tranh chấp về đất đai ngay từ cơ sở, không để xảy ra các điểm “nóng” và tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

- Thực hiện nghiêm túc việc áp dụng hình thức cho thuê đất đối với các dự

án theo quy định của Luật Đất đai, tuy nhiên cũng cần hướng dẫn cụ thể hơn đối với các dự án đầu tư phát triển KĐT mà trong đó bao gồm cả trường hợp xây nhà để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê và đầu tư nhà ở để cho thuê (ví dụ như các KĐT nghỉ dưỡng, du lịch vừa có nhà biệt thự, liền kề để bán, vừa có resort, khách sạn để cho thuê).

- Đẩy mạnh công tác đấu giá quyền SDĐ để thực hiện các dự án phát triển kinh tế; đồng thời tiếp tục nghiên cứu bổ sung quy định hình thức đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư để làm căn cứ giao đất, cho thuê đất (vì theo Nghị định số 30/2015/NĐ-CP ngày 17/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu thì kết quả lựa chọn chủ đầu tư dự án có SDĐ là căn cứ để lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất).

- Tạo cơ chế tự chủ theo định hướng cho các tổ chức kinh tế trong quá trình sử dụng đất. Đối với mục tiêu đề ra của dự án cần thực hiện tốt, tuy niên trong quá trình tổ chức sản xuất có một số phát sinh (do nhu cầu của thị trường, do sự phát triển tiến bộ của khoa học công nghệ...) vì vậy việc tổ chức sản xuất của danh nghiệp cũng phải thay đổi theo, dẫn đến việc sử dụng đất có thể bị thay đổi so với mục đích ban đầu. Chính vì thế, cần có hành lang, quy định pháp lý cụ thể để các tổ chức kinh tế hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Trong quá

trình sản xuất kinh doanh các tổ chức có khó khăn vướng mắc cần phải báo cáo lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phả nâng cao vai trò quản lý nhà nước, cùng với doanh nghiệp giải quyết những khó khăn trong quá trình hoạt động.

- Bên cạnh việc thẩm định điều kiện năng lực tài chính đảm bảo để thực hiện dự án như yêu cầu vốn pháp định, kỹ quỹ thì việc chứng minh và kiểm soát khả năng huy động vốn của doanh nghiệp là việc làm rất quan trọng để đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, song cũng cần nghiên cứu để có hướng dẫn xử lý đối với các trường hợp như trong quá trình triển khai dự án vì một lý do nào đó từ phía tổ chức tín dụng làm cho nhà đầu tư không thể tiếp cận nguồn vốn vay (mặc dù trước đó đã chấp thuận cho vay) cũng như cần có các quy định cụ thể để giám sát năng lực về trang thiết bị, nguồn nhân lực thực hiện dự án của nhà đầu tư.

- Đối với những tổ chức kinh tế hiện nay sử dụng đất mà chưa có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng chuyền sử dụng đất hợp pháp) cần tiến hành rà soát lại về tính pháp lý, sự phù hợp và quy mô sử dụng đất để hợp thức hóa hoặc thu hồi tránh lãng phí thất thoát cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức kinh tế trong quá trình hoạt động.

- Tăng thẩm quyền xử lý vi phạm đất đai của các tổ chức cho cập huyện, đồng thời giao trách nhiệm cho cơ quan ttaif nguyên, môi trường và người đúng đầu cơ quan nhà nước cấp huyện để xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất của các tổ chức kinh tế tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình (Trang 74 - 76)