Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chingân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách xã tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

2.1.4.1. Các văn bản pháp lý về quản lý chi ngân sách xã

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình (Bộ Tài chính, 2003a).

Pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực nhà nước: pháp luật do nhà nước ban hành nhưng không xuất phát từ tư duy chủ quan mà từ những nhu cầu khách quan của xã hội. Pháp luật phải có quyền lực nhà nước mới có thể phát huy tác dụng trên thực tế và nhu cầu pháp luật còn là nhu cầu tự thân của chính bộ máy nhà nước để hoạt động có hiệu quả dựa trên những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật: quy định thẩm quyền của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, quy định nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ trong cơ quan đó… (Nguyễn Thị Minh, 2008).

2.1.4.2. Nhận thức của lãnh đạo xã

Để tham gia chỉ đạo điều hành và quản lý chi NSX, Lãnh đạo các xã, phường phải nắm vững các yêu cầu và nguyên tắc quản lý NSNN nói chung, NSX nói riêng và hiểu rõ NSX được hình thành từ đâu? Tại sao NSX phải được quản lý đầy đủ, toàn diện và trọn vẹn ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách.

Với chi tiêu NSX, kinh phí của NSX được chi cho các sự nghiệp quan trọng của địa phương như sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hoá, sự nghiệp giáo dục-đào tạo, sự nghiệp khoa học, sự nghiệp môi trường, chi quốc phòng, an ninh… về hình thức là chi tiêu dùng nhưng thực chất là đảm bảo cho một xã hội trong tương lai có sự phát triển; ngân sách nhà nước có vai trò đối với xã hội rất lớn. Tại các địa phương, chi NSX là quá trình phân phối lại các nguồn tài chính đã được tập trung vào NSX và đưa chúng đến mục đích sử dụng. Vì vậy chi NSX không chỉ là định hướng chung chung, mà phải được tính toán phân bổ theo từng chỉ tiêu, mục tiêu, từng hoạt động đảm bảo thực hiện được các vấn đề lớn (Nguyễn Thị Minh, 2008).

Việc hoạch định bố trí, xây dựng cơ cấu các khoản chi ngân sách luôn phải phù hợp với bối cảnh lịch sử và mục tiêu phát triển. Chi vào đâu? Chi bao nhiêu? Chi như thế nào? Chi nhằm mục đích gì? Đó là những vấn đề phải có sự chỉ đạo của Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương.

Quản lý các khoản chi là hướng tới mục tiêu đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả, các cơ quan thẩm quyền và chuyên môn của địa phương phải luôn coi tiết kiệm và hiệu quả là tiêu thức cơ bản khi xác lập các biện pháp quản lý, từ đó quản lý chặt chẽ từ các đối tượng sử dụng NSX, đối tượng thụ hưởng NSX, quản lý có hiệu quả các khâu xây dựng dự toán, xây dựng tiêu chuẩn, định mức, chấp hành và quyết toán NSX, thường xuyên phân tích đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó đổi mới cơ cấu chi, biện pháp quản lý chi (Nguyễn Thị Minh, 2008).

Gắn mục tiêu quản lý các khoản chi với nội dung quản lý các mục tiêu của chính quyền địa phương (phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng…) (Nguyễn Thị Minh, 2008).

2.1.4.3. Sự phát triển kinh tế xã hội

Trong những năm qua, cùng với sự chuyển đổi của cả nước trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội như đổi mới cơ chế quản lý, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển sản xuất hướng về xuất khẩu, kinh tế Gia Lâm đã có những chuyển biến rõ rệt, thị trường hàng hoá dịch vụ đa dạng, phong phú, sản xuất hàng hoá phát triển, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Bởi thu ngân sách nhà nước là việc nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhằm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước. Khi kinh tế - xã hội phát triển sẽ có các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh cá thể tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh gặp nhiều thuận lợi và lợi nhuận cao nguồn thu thuế cho NSNN cũng tăng. Nhưng khi nền kinh tế phát triển chậm, lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đình trệ, hàng tồn kho nhiều thì doanh thu của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thấp, tình trạng lỗ trong sản xuất kinh doanh diễn ra khá phổ biến thì việc huy động nguồn thu vào NSNN từ thuế, phí gặp nhiều khó khăn từ đó có sự khó khăn trong chi ngân sách xã (Tô Thiện Hiền, 2012).

Khi kinh tế phát triển - xã hội phát triển tạo ra của cải vật chất cho xã hội, ở đây thể hiện là tổng sản phẩm xã hội tăng lên, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động cũng dịch chuyển theo. Kinh tế xã hội phát triển kéo theo các ngành nghề phát triển, sản xuất công thương nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển làm nâng cao đời

sống vật chất tinh thần của nhân dân từ đó làm tăng nguồn thu cho ngân sách (Tô Thiện Hiền, 2012).

Như vậy, sự phát triển kinh tế- xã hội phát triển ảnh hưởng đến tốc độ tăng thu, chi NSNN nói chung và NSX nói riêng, mặt khác chi tiêu công cũng là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

2.1.4.4. Trình độ của cán bộ quản lý chi ngân sách xã

Để tổ chức quản lý NSX, chính quyền các cấp đều xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy tham mưu giúp việc, phù hợp với thẩm quyền, chức năng và nhiệm vụ đã được chính phủ quy định.

Trình độ cán bộ là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả thực thi công vụ. Tổ chức bộ máy cồng kềnh với đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự trì trệ, lạc hậu trong tổ chức điều hành, thực thi chức năng nhiệm vụ, cản trở lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi chính quyền địa phương. Các chính sách đều do con người triển khai, thực hiện chính sách đó nếu bộ máy nhà nước cồng kềnh một số chức năng bị chồng chéo, trùng lắp; con người đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ thấp chưa qua đào tạo sẽ không nhận thức được đúng đắn và đầy đủ trong các tình huống xảy ra cho nên dẫn đến những sai lầm trong quá trình thực thi công vụ của mình, điều đó dẫn đến nhà nước phải gánh chịu hậu quả. Vì vậy các địa phương cần quan tâm hơn nữa đến trang bị nguồn nhân lực, đào tạo nguồn năng lực có hiệu quả và nghiên cứu sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý NSX đảm bảo tinh gọn và hiệu quả (Tô Thiện Hiền, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách xã tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)