3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện ở huyện Gia Lâm, nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
- Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho công tác nghiên cứu được thu thập qua báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm của huyện và các xã đã được HĐND các cấp phê chuẩn; các báo cáo của xã, huyện về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, các văn bản pháp pháp luật, niên giám thống kê hàng năm...
- Các dữ liệu có liên quan đến quá trình nghiên cứu được công bố chính thức ở cấp huyện và cấp xã thông qua các cơ quan như: Phòng tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống kê huyện, Chi cục thuế huyện, Kho bạc Nhà nước huyện. Các dữ liệu này được thu thập, phân tích và trích dẫn đầy đủ.
- Thu thập qua sách, báo, tạp chí, và các Website liên quan đến đề tài nghiên cứu.
3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
STT Đơn vị điều tra Số lượng (người)
1 Phòng Tài chính kế hoạch 3
2 Kho bạc Nhà nước huyện 3
3 Thanh tra huyện 2
4 Phòng Nội vụ 3
5 Phòng Kinh tế 2
6 Chi cục thống kê 2
7 Chi cục thuế huyện 3
8 Công ty BHXH 2 9 Chủ tịch HĐND xã, thị trấn 6 10 Cán bộ xã, thị trấn: 3 người x 6 đơn vị 18 11 Chủ tịch các xã, thị trấn 6 12 Kế toán xã, thị trấn 6 13 Thủ quỹ xã, thị trấn 6 Cộng 62
- Các dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu này chủ yếu là lấy ý kiến của các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn ở cả cấp huyện và cấp xã về quản lý ngân sách xã. Cụ thể:
+ Ở cấp huyện khảo sát 20 người: Trưởng phòng, phó trưởng phòng, cán bộ phụ trách xã của Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên của Kho bạc Nhà nước huyện; cán bộ phòng thanh tra, cán bộ phòng thống kê.
+ Ở xã khảo sát trên 06 xã, thị trấn của huyện, mỗi đơn vị 07 người: Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, kế toán ngân sách xã, thủ quỹ, cán bộ ban ngành trong xã, thị trấn. Số liệu được thu thập tại 6 xã, thị trấn đại diện cho các tiểu vùng của huyện Gia Lâm bao gồm:
- Các xã, thị trấn có tốc độ phát triển kinh tế phát triển mạnh như: Thị trấn Trâu Quỳ, xã Ninh Hiệp,
- Các xã có tốc độ phát triển kinh tế trung bình trong huyện như: xã Dương Xá, xã Phú Thị.
- Các xã có tốc độ phát triển kinh tế chưa cao trong huyện như: xã Văn Đức, xã Dương Hà.
3.2.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin
- Xử lý dữ liệu: Các dữ liệu đã thu thập, được kiểm tra, hiệu chỉnh, mã hóa và nhập vào máy tính với sự trợ giúp phần mềm EXCEL.
- Sử dụng các công cụ máy tính tiến hành sắp xếp phân tổ theo các nôi dung nghiên cứu.
- Các kết quả tổng hợp được trình bày trên bảng, sơ đồ, đồ thị...
- Phân tích thống kê mô tả: Sử dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả như số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để phân tích mức độ thu, chi NS xã, phường, cơ cấu nguồn thu, cơ cấu chi NSX.
- Phương pháp so sánh: Trên cơ sở các chỉ tiêu thống kê mô tả như số tuyệt đôi, số tương đối và số bình quân về thu, chi NSX, chúng tôi so sánh mức độ thực hiện thu, chi NS với kế hoạch so sánh các xã, phường, so sánh giữa các năm để hiểu rõ hơn mức độ thực hiện thu, chi NS xã, phường của huyện Gia Lâm.
3.3.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
a. Chỉ tiêu về thu ngân sách xã
+ Các khoản thu ngân sách xã được hưởng một trăm phần trăm (100%) + Các khoản thu ngân sách xã được hưởng theo tỷ lệ phân chia.
+ Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: thu bổ sung cân đối, thu bổ sung có mục tiêu
+ Các khoản thu bổ sung từ ngân sách cấp trên: Thu bổ sung cân đối, thu bổ sung có mục tiêu, thu chuyển nguồn ngân sách, thu kết dư ngân sách
b. Chỉ tiêu về chi ngân sách xã
+ Chỉ tiêu về lập dự toán chi ngân sách: căn cứ chi, định mức chi...
+ Chỉ tiêu về chấp hành dự toán chi ngân sách: chi đầu tư XDCB, chi thường xuyên, chi nộp ngân sách cấp trên, chi chuyển nguồn ngân sách
+ Chỉ tiêu về đánh giá kết quả chi ngân sách: tỷ lệ thực hiện so với dự toán - Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý và sử dụng ngân sách xã
+ Mức độ hoàn thành kế hoạch thu, chi ngân sách xã
+ Chỉ tiêu về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chi ngân sách: tần suất của các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát; chất lượng của các cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát...
+ Chỉ tiêu về các kiến nghị xử lý của công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát: kiến nghi thu hồi, kiến nghị xử lý hành chính, kiến nghị giảm cấp phát...
+ Chỉ tiêu về kết quả thực hiện các kiến nghị của thanh tra, kiểm tra, giám sát: thực hiện nghiêm túc, chưa nghiêm túc; không thực hiện.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TẠI HUYỆN GIA LÂM NHÀ NƯỚC CẤP XÃ TẠI HUYỆN GIA LÂM
4.1.1. Tổ chức bô ̣ máy quản lý ngân sách xã huyện Gia Lâm
Bộ máy quản lý NSX là một hệ thống các tổ chức, cơ quan có mối liên hệ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi NSX.
Để bộ máy quản lý NSX thực sự hoạt động có hiệu quả thì giữa các cơ quan, tổ chức tham giam vào bộ máy quản lý phải làm đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và phối hợp nhịp nhàng trong quá trình tác nghiệp.
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm
Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2017) UBND huyện
Gia Lâm Sở Tài chính Hà Nội
Phòng QLNSX sở Tài chính Các khoản thu, chi NSX Quản lý hộ cá thể Quản lý các DN trên địa bàn
Chi cục Thuế huyện Gia Lâm
KBNN Gia
Lâm huyện Gia Lâm Phòng TC-KH
Ban Tài chính xã, Thị trấn Đội thuế xã, Thị trấn Đội quản lý hành chính Đội kiểm tra
Nhìn vào sơ đồ ta thấy các ngành thuế, KBNN và Tài chính đều là các ngành dọc nhưng lại có liên quan với nhau, hỗ trợ nhau để quản lý nguồn thu - chi NSX tại các xã, thị trấn phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương.
Chức năng và nhiệm vụ
Bộ máy quản lý NSX các cấp có nhiệm vụ tham mưu giúp UBND và HĐND cấp mình quản lý tài chính, NSX trên các mặt chủ yếu sau:
- Tham mưu giúp UBND cùng cấp xây dựng kế hoạch dài hạn trung hạn và đối với việc phát triển NSX trên địa bàn và khu vực, địa phương mình
- Hướng dẫn các đơn vị thuộc cấp mình xây dựng dự toán thu, chi NSX hằng năm báo cáo UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định.
- Tham mưu đề xuất những biện pháp nhằm triển khai thực hiện hiệu quả dự toán thu chi NSX hằng năm.
- Tham mưu ban hành các chế độ thu, chi NSX các tiêu chuẩn định mức phân bổ NSX đảm bảo công bằng tích cực.
- Tham mưu giúp UBND các cấp các biện pháp khai thác nguồn thu, chi tiêu tiết kiệm hiệu quả. Quản lý tài sản công, bảo đảm cho các hoạt động tài chính ngân sách xã trên địa bàn lành mạnh và theo đúng quy định của nhà nước.
- Tổ chức công tác kế toán và quyết toán NSX theo quy định đảm bảo đúng các quy định của luật NSNN đảm bảo rõ ràng, công khai minh bạch.
- Thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên nhằm uốn nắn những sai phạm xảy ra trong quá trình quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ báo cáo định kỳ và công khai tài chính theo quy định.
4.1.2. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách xã ở huyện Gia Lâm
a. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã
* Thời kỳ ổn định ngân sách 2011-2015 và kéo dài năm 2016 được thực hiện theo Nghị quyết số 15/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của Hội đồng nhân dân Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015. Trên cơ sở đó, UBND thành phố ban hành Quyết định số 55/2010/QĐ- UBND ngày 15/12/2010 về việc ban hành quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm
vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015;
1. Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp, không có khả năng thu hồi vốn, trong phạm vi ngân sách của xã, thị trấn, gồm:
1.1. Đầu tư các dự án trên địa bàn từ nguồn tăng thu ngân sách xã, thị trấn (nếu có); đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách xã, thị trấn. 1.2. Đầu tư các dự án trên địa bàn từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (đối với các xã thực hiện chương trình Nông thôn mới).
2. Chi thường xuyên
2.1. Các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin; truyền thanh; thể dục thể thao; giáo dục, đảm bảo xã hội:
- Hỗ trợ các hoạt động giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Thành phố;
- Nhà truyền thống, thư viện, nhà văn hóa, đài truyền thanh và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao;
- Công tác đảm bảo xã hội theo phân cấp của Thành phố
+ Chi về công tác xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội: Ma túy, mại dâm và các hoạt động xã hội khác do xã, thị trấn quản lý;
+ Thăm hỏi gia đình chính sách, các hoạt động tình nghĩa nhân các ngày truyền thống, lễ, tết; trợ cấp xã hội cho người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật không nơi nương tựa và thực hiện các chính sách xã hội khác đối với các đối tượng do xã, thị trấn quản lý (không thuộc đối tượng chính sách, hưởng trợ cấp thường xuyên do Phòng lao động - Thương binh và Xã hội quận, huyện cấp).
+ Công tác xã hội khác như: trợ cấp cứu đói, hỏa hoạn, thiên tai, mất mùa, tai nạn, quản lý nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ, …
- Chi sự nghiệp văn hóa, xã hội khác. 2.2. Chi sự nghiệp kinh tế gồm:
trình thoát nước công cộng (được thỏa thuận chuyên ngành), trong các khu dân cư do xã, thị trấn quản lý).
- Hỗ trợ công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và các nhiệm vụ khác về quản lý Nông - lâm - ngư nghiệp do xã, thị trấn quản lý;
- Duy tu, cải tạo sửa chữa hệ thống kênh mương thủy lợi theo phân cấp của Thành phố;
- Quản lý đất đai, lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác phân cấp cho xã, thị trấn.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế khác.
2.3. Các hoạt động về môi trường theo phân cấp của Thành phố, bao gồm: - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã, thị trấn;
- Phối hợp kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn quản lý;
- Hỗ trợ hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải thông thường trên địa bàn do xã, thị trấn quản lý;
2.4. Sửa chữa, cải tạo các công trình phúc lợi, các công trình hạ tầng cơ sở do xã, thị trấn quản lý như: nhà văn hóa, thư viện, đài tưởng niệm, cơ sở thể dục thể thao, …
2.5. Chi cho công tác dân quân, tự vệ và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, thị trấn:
- Huấn luyện dân quân tự vệ; đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về; tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ và các hoạt động khác;
- Tuyên truyền, vận động và tổ chức phong trào quần chúng bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn (ngoài phần sử dụng quỹ bảo trợ an ninh); hỗ trợ các chiến dịch giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội; hỗ trợ công tác phòng cháy chữa cháy; hỗ trợ sơ kết, tổng kết phong trào quần chúng bảo vệ an ninh và các hoạt động khác về đảm bảo an ninh trật tự.
2.6. Hoạt động của Hội đồng nhân dân, cơ quan quản lý Nhà nước ở xã, thị trấn:
- Hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, thị trấn; - Phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách ở xã, thị trấn, ở thôn và tổ dân phố theo quy định của Nhà nước và Thành phố;
- Hỗ trợ hoạt động các khu dân cư. 2.7. Hoạt động của Đảng ủy xã, thị trấn;
2.8. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc (kể cả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân) và các tổ chức chính trị - xã hội xã, thị trấn: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Cựu chiến binh; Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân;
2.9. Hỗ trợ hoạt động Hội Người cao tuổi, Hội Chữ thập đỏ, Ban công tác Mặt trận và các tổ chức xã hội khác của xã, thị trấn theo quy định của pháp luật; hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, hoạt động hòa giải.
2.10. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật; 3. Chi chuyển nguồn từ ngân sách xã, thị trấn năm trước sang ngân sách năm sau.
(Quyết định: 55/QĐ-UBND ngày 15/12/2010 của UBND thành phố Hà Nội) * Thời kỳ ổn định ngân sách 2017 – 2021 thực hiện theo Nghị quyết số 13/2016/NQ-HĐND ngày 05/12/2016 của Hội đồng nhân dân Thành phố về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách; tỷ lệ phần trăm phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách và định mức phân bổ dự toán chi ngân sách thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020
1. Chi đầu tư phát triển
Chi đầu tư xây dựng, cải tạo các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp của quận, huyện, thị xã (nếu có) và trong phạm vi ngân sách của xã, phường, thị trấn, gồm:
1.1. Đầu tư các công trình trên địa bàn theo phân cấp từ nguồn tăng thu, kết dư ngân sách xã, phường, thị trấn, nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách xã, phường, thị trấn.
1.2. Đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp các công trình trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo phân cấp của cấp huyện từ nguồn thu đấu giá quyền sử dụng đất được cấp lại, tiền đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất và các nguồn khác theo quy định của pháp luật mới.
1.3. Đầu tư các công trình trên địa bàn theo phân cấp từ nguồn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên.
2. Chi thường xuyên
2.1. Chi cho công tác dân quân, tự vệ và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật và của Thành phố:
- Chi thực hiện các chính sách chế độ đối với lực lượng công an viên, công an xã, ban bảo vệ dân phố theo Pháp lệnh Công an xã và lực lượng dân quân tự vệ theo Luật Dân quân tự vệ.
- Huấn luyện dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên và bảo đảm hoạt động sẵn sàng chiến đấu của dân quân tự vệ; đăng ký, tổ chức thanh niên đi làm nghĩa vụ quân sự, tiếp đón quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về; tổ chức hội nghị tập huấn, kỷ niệm ngày truyền thống dân quân tự vệ và