Hàng năm, trên cơ sở hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên và Quyết định giao dự toán thu, chi NS của UBND huyện, Bộ phận Tài chính - kế toán các xã, thị trấn tiến hành công tác xây dựng dự toán NSNN của địa phương mình trình UBND xã, báo cáo HĐND cấp xã để xem xét và gửi UBND huyện, Phòng TC-KH huyện. UBND huyện giao Phòng TC-KH huyện trực tiếp thẩm tra dự toán của các xã, thị trấn; tổng hợp và báo cáo UBND huyện. Trên cơ sở đó, UBND huyện quyết định giao các chỉ tiêu kế hoạch về NSNN cho các xã, thị trấn. Việc xây dựng dự toán NS cho năm sau được tiến hành từ tháng 7 của năm trước, dựa trên việc thực hiện 6 tháng đầu năm và ước thực hiện 6 tháng cuối năm của năm NS.
Khi nhận được quyết định chính thức giao dự toán thu, chi NSX của UBND huyện, bộ phận Tài chính cấp xã hoàn chỉnh dự toán thu, chi và cân đối thu chi NSX; lập phương án phân bổ NSX, trình UBND cấp xã để báo cáo HĐND cấp xã xem xét và quyết định phê chuẩn dự toán. Dự toán NSX sau khi được HĐND cấp xã phê duyệt, UBND cấp xã báo cáo UBND huyện và Phòng TC-KH huyện.
Trên cơ sở số liệu, tài liệu do Phòng TC-KH huyện cung cấp để đánh giá việc triển khai lập dự toán thu, chi NSX hàng năm.
Đối với dự toán chi NSX, căn cứ nhiệm định mức phân bổ dự toán từng thời kỳ NS mà các đơn vị xây dựng dự toán cho các nhiệm vụ chi thường xuyên, chi đầu tư XDCB từ nguồn đấu giá quyền sử dụng đất. Nhiệm vụ chi thường xuyên năm sau đều tăng hơn năm trước là do một số nhiệm vụ chi bổ sung như chênh lệch lương, phụ cấp, các chế độ mà UBND thành phố bổ sung, số liệu dự toán chi được thể hiện tại bảng 4.2 cụ thể như sau:
Bảng 4.2. Dự toán chi ngân sách trên địa bàn của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện huyện Gia Lâm
STT Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển
Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) 2016/ 2017/ Bình quân 2015 2016 Tổng 186.658 100,00 214.632 100,00 282.224 100,00 114,99 131,49 122,96
I Chi đầu tư XDCB 27.136 14,54 18.620 8,68 21.360 7,57 68,62 114,72 88,72
II Chi thường xuyên 157.674 84,47 193.887 90,33 258.070 91,44 122,97 133,10 127,93
1 Sự nghiệp giáo dục 2.914 1,56 5.931 2,76 3.570 1,26 203,53 60,19 110,69
2 Sự nghiệp văn hoá thông tin 5.939 3,18 8.956 4,17 5.734 2,03 150,80 64,02 98,26
3 Sự nghiệp phát thanh, truyền hình 2.080 1,11 5.098 2,38 2.971 1,05 245,10 58,28 119,51
4 Sự nghiệp môi trường 3.411 1,83 6.429 3,00 4.313 1,53 188,48 67,09 112,45
5 Sự nghiệp thể dục thể thao 1.535 0,82 4.553 2,12 4.104 1,45 296,61 90,14 163,51
6 Sự nghiệp kinh tế 15.117 8,10 18.135 8,45 20.964 7,43 119,96 115,60 117,76
7 Sự nghiệp đảm bảo xã hội 9.227 4,94 12.245 5,71 21.423 7,59 132,71 174,95 152,37
8 Chi công tác dân quân tự vệ 9.672 5,18 12.690 5,91 13.968 4,95 131,20 110,07 120,17
9 Chi công tác an ninh trật tự 13.511 7,24 16.529 7,70 17.697 6,27 122,34 107,07 114,45
10 Chi công tác dân số KKHGĐ 3.000 1,61 6.017 2,80 6.717 2,38 200,57 111,63 149,63
11 Chi quản lý Nhà nước, Đảng, Đoàn thể 89.686 48,05 92.704 43,19 154.358 54,69 103,37 166,51 131,19
12 Chi khác 1.582 0,85 4.600 2,14 2.251 0,80 290,77 48,93 119,28
III Chi dự phòng 1.848 0,99 2.125 0,99 2.794 0,99 114,99 131,48 122,96
Nguồn: Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Gia Lâm (2018)
57
* Nhận xét:
- Dự toán chi thường xuyên: dự toán chi thường xuyên ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm tăng nhanh trong giai đoạn 2015–2017. Cụ thể: năm 2015 dự toán giao 157.674 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,47% tổng dự toán; năm 2016 dự toán giao 193.887 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90,33% tổng dự toán tăng 22,97% so với năm 2015; năm 2017 dự toán giao 258.070 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,44% tổng dự toán tăng 27,93% so với năm 2016, nguyên nhân chính trong việc tăng dự toán chi thường xuyên vì giai đoạn này là do có sự thay đổi về mức lương cơ bản từ 1.210.000 đồng lên 1.300.000 đồng.
Dự toán các khoản chi thường xuyên của ngân sách chủ yếu tăng ở các lĩnh vực trong
- Năm 2016 so với năm 2015: Sự nghiệp giáo dục tăng 103,53%, Sự nghiệp văn hóa thông tin tăng: 50,8%, Sự nghiệp môi trường tăng: 88,48%, Sự nghiệp thể thao tăng: 96,61%
- Năm 2017 so với năm 2016: Sự nghiệp thể thao tăng 63,51%
Nguyên nhân là do văn bản nhà nước không quy định cụ thể định mức chi từng sự nghiệp và các khoản chi thường xuyên khác của xã, một phần là do UBND huyện Gia Lâm đã điều chỉnh các nhiệm vụ chi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, và giai đoạn này UBND huyện Gia Lâm đang tập trung cho công tác nông thôn mới trên địa bàn huyện
Dự toán chi ngân sách nhà nước đã giao cho các xã trên địa bàn huyện được thể hiện ở Bảng số liệu 4.3.
1. Ưu điểm:
Nhìn chung các xã, thị trấn cơ bản thực hiện đúng quy trình xây dựng và giao các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo hướng dẫn của Thành phố tại Công văn số 8359/UBND-KH&ĐT ngày 19/10/2012. Giao các chỉ tiêu bám sát chỉ tiêu huyện giao và đảm bảo thời gian quy định. Một số xã, thị trấn giao cao hơn, giao thêm chỉ tiêu so với huyện giao, theo giải trình của xã, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khả năng hoàn thành trong các năm 2015 - 2017
Bảng 4.3. Dự toán chi ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm
ĐVT: Nghìn đồng
STT Nội dung
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Dự toán (tr.đ) Tỷ lệ (%) Dự toán (tr.đ) Tỷ lệ (%) Dự toán (tr.đ) Tỷ lệ (%) Tổng 186.658 100,00 214.632 100,00 282.224 100,00 1 UBND Văn Đức 10.396 5,57 10.987 5,12 14.697 5,21 2 UBND Phú Thị 10.597 5,68 8.971 4,18 12.013 4,26 3 UBND Phù Đổng 8.475 4,54 9.414 4,39 12.456 4,41 4 UBND Đa Tốn 8.468 4,54 14.932 6,96 17.974 6,37 5 UBND Bát Tràng 7.339 3,93 8.613 4,01 11.655 4,13 6 UBND TT Trâu Quỳ 8.219 4,40 9.995 4,66 13.037 4,62
7 UBND Đông Dư 6.815 3,65 7.910 3,69 10.952 3,88 8 UBND Đặng Xá 10.372 5,56 9.448 4,40 12.490 4,43 9 UBND Cổ Bi 9.985 5,35 8.578 4,00 11.620 4,12 10 UBND Kiêu Kỵ 8.866 4,75 10.706 4,99 13.748 4,87 11 UBND Ninh Hiệp 6.801 3,64 12.518 5,83 15.560 5,51 12 UBND Lệ Chi 8.226 4,41 10.007 4,66 13.049 4,62 13 UBND Kim Lan 7.037 3,77 8.396 3,91 11.438 4,05 14 UBND Đình
Xuyên 8.378 4,49 9.366 4,36 12.408 4,40 15 UBND Kim Sơn 8.568 4,59 10.180 4,74 13.222 4,68 16 UBND Dương Hà 7.709 4,13 8.096 3,77 11.138 3,95 17 UBND Dương Xá 8.707 4,66 9.684 4,51 12.726 4,51 18 UBND Yên Viên 7.351 3,94 8.500 3,96 11.542 4,09 19 UBND Trung Mầu 9.228 4,94 8.270 3,85 11.312 4,01 20 UBND Dương Quang 9.386 5,03 11.412 5,32 14.454 5,12 21 UBND TT Yên Viên 7.302 3,91 8.811 4,11 11.853 4,20 22 UBND Yên Thường 8.433 4,52 9.838 4,58 12.880 4,56 Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Gia Lâm (2018) Việc phân bổ và giao dự toán chi ngân sách các xã, thị trấn cơ bản đã bám
sát dự toán huyện giao qua các năm và đảm bảo các nội dung chi, chế độ, định mức quy định tại Nghị quyết số 13/2017/NQ-HĐND ngày 05/12/2017 của HĐND Thành phố Hà Nội và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Các đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý, sử dụng tài sản cơ bản sát với thực tế, đã xây dựng phương án chi tiết kiệm, hiệu quả, nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức, người lao động.
2. Tồn tại hạn chế:
Qua tìm hiểu công tác lập dự toán tại các xã trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn năm 2015-2017, tôi nhận thấy công tác lập dư toán của ngân sách xã gửi lên cơ quan cấp trên để tổng hợp thực sự chưa được chú trọng, còn mang tính hình thức, chưa sát với thực tế. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do thời gian lập, phân bổ dự toán ngắn, thời điểm lập dự toán NS là thời điểm cuối năm các đơn vị còn nhiều việc chồng chéo như: Tổng hợp báo cáo phục vụ kỳ hợp HĐND xã, thị trấn, hoàn thành nhiệm vụ chi trong năm tài chính, xây dựng dự toán cho năm sau... Bên canh đó năng lực của một số cán bộ chuyên môn ở các đơn vị, chủ đầu tư, phòng, ban, nghành, UBND các xã, thị trấn liên quan đến việc lập, phân bổ dự toán có mặt còn hạn chế về mặt lĩnh vực công nghệ thông tin, chưa hiểu rõ các quy định, chưa hiểu sâu, chưa nắm rõ thực tế về nhận biết các khoản chi, xây dựng, tính toán sự biến động, các thay đổi của khoản chi... Dẫn đến công tác lập dự toán giai đoạn 2015-2017 có những tồn tại hạn chế cụ thể như sau:
- Xã Đa Tốn giao dự toán kinh phí hoạt động cho các ban, ngành, đoàn thể chưa đảm bảo so với định mức quy định tại Quyết định số 30/2013/QĐ- UBND của UBND Thành phố Hà Nội.
- Xã Bát Tràng chưa lập biểu dự toán thu chi mục lục ngân sách, xã Dương Quang chưa cập nhật biểu dự toán thu chi mục lục ngân sách mới theo Thông tư 324/2016/TT-BTC.
- Xã Kim Sơn chưa xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, xã Kim Lan đã xây dựng quy chế nhưng còn sơ sài, không đảm bảo yêu cầu.
- 04 xã: Dương Xá, Đa Tốn, Dương Quang, Kim Lan chưa xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản; 06 xã: Bát Tràng, Đình Xuyên, Dương Hà, Phù Đổng, Trung Mầu, Thị trấn Yên Viên đã xây dựng quy chế nhưng còn sơ sài, không đảm bảo yêu cầu.
- 18 xã, thị trấn: Thị trấn Trâu Quỳ, Dương Xá, Đặng Xá, Đa Tốn, Đông Dư, Phú Thị, Dương Quang, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Kim Sơn, Kiêu Kỵ, Lệ Chi, Trung Mầu, Thị trấn Yên Viên, Yên Viên, Yên Thường, Ninh Hiệp thiếu biểu giao chi tiết dự toán chi ngân sách cho các ban, ngành, đoàn thể khi phân bổ trình HĐND và giao dự toán.
- 22 xã, thị trấn trừ xã Kim Lan chưa phân bổ nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương
Bảng 4.4. Bảng tổng hợp tồn tại hạn chế trong công tác lập dự toán tại các xã, thị trấn giai đoạn 2015 - 2017
TT Nội dung Số
lượng Tên xã, thị trấn
1 Không phân giao chi tiết dự toán cho các ban, ngành, đoàn thể của xã 18
Thị trấn Trâu Quỳ, Dương Xá, Đặng Xá, Đa Tốn, Đông Dư, Phú Thị, Dương Quang, Bát Tràng, Kim Lan, Văn Đức, Kim Sơn, Kiêu Kỵ, Lệ Chi, Trung Mầu, Thị trấn Yên Viên, Yên Viên, Yên Thường, Ninh Hiệp
2 Đơn vị chưa xây dựng Quy chế quản lý
sử dụng tài sản 04
Dương Xá, Đa Tốn, Dương Quang, Kim Lan
3
Đơn vị xây dựng Quy chế quản lý sử dụng tài sản còn sơ sài, không đảm bảo yêu cầu
06
Bát Tràng, Đình Xuyên, Dương Hà, Phù Đổng, Trung Mầu, Thị trấn Yên Viên
4 Đơn vị chưa xây dựng Quy chế chi tiêu
nội bộ 01 Kim Sơn
5 Đơn vị xây dựng Quy chế chi tiêu nội
chưa đảm bảo yêu cầu 01 Kim Lan
6 Đơn vị chưa lập biểu dự toán thu chi
mục lục ngân sách 01 Bát Tràng
7
Biểu dự toán thu chi ngân sách chưa theo mục lục ngân sách mới theo Thông tư 324/2016/TT-BTC.
01 Dương Quang
8
Phân bổ cho các ngành, đoàn thể chưa đảm bảo định mức theo Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố
01 Đa Tốn
3. Kiến nghị đề xuất
- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác giao Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách, tuân thủ quy định của Nhà nước và Thành phố về lập, xây dựng, phân bổ giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội và giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước.
- Rà soát, kiểm tra Nghị quyết và Quyết định phân bổ, giao Kế hoạch kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách của các xã, thị trấn kèm theo đầy đủ biểu mẫu và chấn chỉnh, khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế nêu trên.
- Điều chỉnh dự toán ngân sách đảm bảo bố trí đầy đủ kinh phí hoạt động cho các ban, ngành, đoàn thể xã, thị trấn thiếu so với định mức quy định tại Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND của UBND Thành phố; bố trí kinh phí thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở; kinh phí hỗ trợ đối với cán bộ, nhân viên kiêm nhiệm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện dịch vụ công mức độ 3 theo quy định; phân bổ nguồn kinh phí thực hiện CCTL
- Đề nghị Phòng Tài chính - Kế hoạch tiếp tục tăng cường hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; kiểm tra, rà soát việc thực hiện các nội dung theo kết luận, kiến nghị đối với các xã, thị trấn.