Hoạtđộng giám sát, kiểm tra chingân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách xã tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 98 - 108)

Công tác thanh tra, kiểm tra NSX là một khâu quan trọng trong quá trình quản lý NSX, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời, chấn chỉnh ngay những sai phạm trong công tác quản lý, điều hành NSX, hướng việc thu, chi ngân sách đúng chế độ,

quy định hiện hành, đồng thời đảm bảo tính thiết thực, tiết kiệm có hiệu quả khi thực hiện chi ngân sách, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham ô, lãng phí, gây thất thoát tài sản, ngân sách của nhà nước.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra về tài chính NSX luôn được Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện, các cấp, các ngành quan tâm là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, hệ thống thanh tra, giám sát thu, chi tài chính NSX luôn được tổ chức chặt chẽ từ xã đến huyện, cụ thể:

Ở cấp huyện có phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, là cơ quan thường xuyên có sự kiểm tra, kiểm soát về chuyên môn nghiệp vụ đối với bộ phận kế toán các xã. Thực hiện chương trình công tác năm, Thanh tra huyện luôn thường xuyên có kế hoạch phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch huyện và các phòng chức năng khác thực hiện thanh tra, kiểm tra thu, chi tài chính NSX. Ngoài ra, Kho bạc nhà nước huyện Gia Lâm với chức năng của mình đã thực hiện kiểm soát toàn bộ các khoản thu chi của các xã một cách thường xuyên, qua đó hướng việc chi tiêu NSX đảm bảo đúng chính sách, chế độ, nâng cao hiệu quả chi ngân sách, đảm bảo các khoản chi chặt chẽ về mặt thủ tục.

Tại các xã, thị trấn có Ban thanh tra nhân dân, giám sát cộng đồng thực hiện giám sát các hoạt động thu, chi NSX. HĐND xã là cơ quan quyền lực cao nhất tại xã thực hiện việc xem xét quyết định dự toán năm và ra nghị quyết điều chỉnh dự toán khi cần thiết và phê chuẩn báo cáo quyết năm của bộ phận kế toán và UBND các xã, giám sát tình hình chấp hành dự toán thu, chi ngân sách, chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước đối với UBND cấp xã theo Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ.

Trong những năm qua, công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý ngân sách cấp xã tại các xã, thị trấn trên huyện Gia Lâm luôn được tiến hành lồng ghép với thanh tra, kiểm tra, kiểm toán ngân sách của toàn huyê ̣n. Giai đoa ̣n 2015-2017 chưa có chương trı̀nh thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đô ̣c lâ ̣p đối với các xã, thị trấn trên đi ̣a bàn huyê ̣n.

Kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý ngân sách cấp xã tại huyện Gia Lâm giai đoạn 2015 - 2017 đã phát hiê ̣n một số tồn tại, ha ̣n chế cần khắc phu ̣c sau:

- Việc lập dự toán thu, chi ngân sách số xã, thị trấn chưa đầy đủ nguồn thu, chưa chính xác các nhiệm vụ chi, dẫn đến việc trong quá trình điều hành quản lý

ngân sách cấp xã UBND huyện phải bổ sung dự toán cho các đơn vị trực thuộc. - Về các khoản chi đầu tư phát triển, còn tình trạng dự toán tính thừa khối lượng, không mua bảo hiểm công trình, thi công sai chủng loại, vật tư, thi công không đúng với bản vẽ, thiết kế; chi bổ sung phần dự toán tính thiếu đã nằm trong hồ sơ thiết kế trúng thầu nên không được tính bổ sung về kinh phí.

- Việc quản lý, sử dụng nguồn dự phòng ngân sách đối với khoản chi phát sinh ngoài dự toán còn chưa thực sự cần thiết, chưa đảm bảo đúng theo quy định tại Thông tư 59/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính.

- Về các khoản chi thường xuyên còn tồn tại một số cuộc họp, hội nghị chi tiền ăn cho đại biểu hưởng lương từ NSNN, tổ chức nhiều cuộc họp nhưng chưa lồng ghép là chưa tiết kiệm về thời gian và kinh phí

- Việc quản lý ngân sách thu chi của các xã trên địa bàn huyện còn lỏng lẻo, chưa chỉ đạo yêu cầu các đơn vị lập báo cáo tài chính đầy đủ theo quy định.

Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN: Về cơ bản các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí NSNN trên địa bàn huyện Gia Lâm chưa thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính kế toán theo Quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính V/v Ban hành Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN.

Công tác kiểm tra của các phòng chuyên môn: Hàng năm UBND huyện đã chỉ đạo phòng chuyên môn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn, trong đó tập trung vào việc kiểm tra để phòng ngừa vi phạm. Qua kiểm tra, hướng dẫn đã chỉ ra được ưu điểm, tồn tại, rút kinh nghiệm kịp thời. Đến thời điểm hiện nay công tác quản lý, sử dụng ngân sách xã đã đi dần vào nề nếp, việc quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm, hạn chế mức thấp nhất các lỗi về hạch toán, ghi sổ và chứng từ kế toán; việc cập nhật các nội dung phát sinh được thực hiện kịp thời, hệ thống lưu trữ, sao chép và quản lý qua phần mềm quản lý tài chính được sử dụng tương đối thành thạo.

Đối với công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tình hình sử dụng kinh phí trên địa bàn huyện giai đoạn 2015-2017. Số liệu bảng 4.18. kết quả thanh kiểm tra, kiểm toán trên địa bàn huyện thu hồi nộp NSNN

Cùng với việc thu hồi nộp NSNN tạo nguồn kinh phí để chi cho các hoạt động khác, giảm trừ khi thanh toán, quyết toán một số công trình xây dựng nâng

cao tính hiệu quả tiết kiệm của các dự án đầu tư, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức việc kiểm điểm, đánh giá, rút kinh nghiệm và xử lý những sai phạm thuộc về cá nhân, tổ chức tránh sai phạm về sau.

Bảng 4.18. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán giai đoạn 2015-2017

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Số đơn vị được thanh kiểm tra Đơn vị 5 7 10

2 Số đơn vị vi phạm Đơn vị 3 6 8

3 Tổng số kinh phí yêu cầu nộp trả NS Tr.đ 1.007 1.405 1.341 4 Tổng số kinh phí đã nộp trả trả NS Tr.đ 49 52 78 5 Tổng số kinh phí chưa thực hiện nộp

trả NS Tr.đ 958 1353 1.263

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2018) Có thể nói qua công tác thanh tra, kiểm tra sai phạm lớn chủ yếu ở công tác quản lý đầu tư XDCB xã mặc dù các sai phạm đó đã được xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, tuy nhiên UBND xã cần phải chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn trong công tác quản lý, sử dụng nguồn NSX đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí nguồn NSX đặc biệt là công tác quản lý nguồn vốn đầu tư và các công trình XDCB trên địa bàn.

* Đánh giá kết quả chi và công tác quyết toán chi ngân sách xã, thị trấn trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017:

1. Ưu điểm:

- Qua công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán ngân sách xã, thị trấn giai đoạn 2015- 2017, nhìn chung các đơn vị thực hiện công tác quản lý tài chính ngân sách đảm bảo quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn hiện hành từ lập, phân bổ dự toán ngân sách đến quyết toán ngân sách đảm bảo chi đúng nội dung, định mức, thực hiện tốt thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

- Hạch toán kế toán theo hệ thống tài khoản và chế độ kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Hệ thống sổ sách kế toán, biểu mẫu báo cáo quyết toán được các đơn vị mở đầy đủ. Hồ sơ chứng từ kế toán cơ bản được lập theo quy định của Luật ngân sách NN và các văn bản hiện hành.

- Thực hiện Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Thông tư số 71/2014/TTLT-

BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Liên bộ Tài chính - Nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, 100% các đơn vị đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bám sát dự toán giao và quy định hiện hành, cuối năm 100% đơn vị có chi tăng thu nhập cho cán bộ công viên chức từ nguồn kinh phí tiết kiệm giao khoán tự chủ.

- Công tác quản lý tài sản công, công cụ dụng cụ đã dần được các đơn vị đưa vào theo dõi hạch toán theo quy định của Luật Quản lý sử dụng tài sản công và các văn bản hướng dẫn hiện hành

- Thực hiện chế độ công khai dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách, công khai tài chính đối với việc phân bổ, quản lý sử dụng vốn đầu tư XDCB, công khai việc quản lý, sử dụng tài sản theo quy định

- Nhìn chung, cán bộ kế toán các xã, thị trấn kịp thời cập nhật các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên sổ sách, chứng từ kế toán phục vụ cho công tác hạch toán kế toán theo quy định.

100% các xã đã thực hiện quản lý NSX trên hệ thống phần mềm kế toán theo quy định.

2. Tồn tại hạn chế:

2.1. Chế độ báo cáo và thời gian gửi báo cáo quyết toán

Cơ bản đơn vị chấp hành chế độ báo cáo đảm bảo chất lượng và thời gian quy định, tuy nhiên một số đơn vị nộp báo cáo chậm: Xã Kim Lan, xã Phú Thị, xã Lệ Chi, xã Dương Xá, xã Ninh Hiệp, xã Đa Tốn

- Chưa hạch toán tài sản cố định, CCDC trên hệ thống phần mềm kế toán Xã Lệ Chi, xã Ninh Hiệp, xã Dương Quang, xã Trung Mầu.

- Trích nộp thừa các khoản đóng góp theo quy định: BHXH, BHYT, KPCĐ: 771 triệu đồng : Xã Yên Thường, xã Phù Đổng, xã Đình Xuyên, xã Đặng Xá, xã Dương Hà

- Sử dụng nguồn KP thực hiện CCTL chưa đúng, đã chi nhiệm vụ thường xuyên: 8.223 triệu đồng:

- Không thực hiện quản lý thu chi qua Kho bạc NN các khoản thu:

+ Còn để chi tạm ứng kéo dài nhiều năm chưa thực hiện thu hồi: 676 triệu đồng: Xã Bát Tràng, xã Ninh Hiệp.

+ Không giải trình được các khoản thu hộ đang theo dõi từ nhiều năm trên tài khoản thu chi hộ: 557 triệu đồng. Xã Cổ Bi, xã Bát Tràng, Xã Ninh Hiệp

Bảng 4.19. Tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương sử dụng chi thường xuyên năm 2015-2017

STT Tên đơn vị Số tiền (tr.đ)

A Các xã, thị trấn 8.223

1 Xã Đặng Xá 144

2 Xã Ninh Hiệp 7.747

3 Thị trấn Yên Viên 332

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2018)

2.5. Về đầu tư XDCB: 15 xã thanh toán thừa so với giá trị quyết toán đối với 30 dự án hoàn thành đã phê duyệt: 4.148 triệu đồng.

Bảng 4.20. Tổng hợp phải thu hồi giá trị thanh toán thừa đối với các dự án đã phê duyệt trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2015-2017

STT Dự án Số tiền phải thu nộp

ngân sách (tr.đ) Tổng cộng 4.133 1 Xã Phú Thị 442 2 Xã Kim Sơn 589 3 Xã Ninh Hiệp 88 4 Xã Dương Quang 765 5 Xã Yên Thường 295 6 Xã Lệ Chi 332 7 Xã Yên Viên 171 8 Xã Đặng Xá 242 9 Xã Đình Xuyên 242 10 Xã Dương Hà 236 11 Xã Kiêu Kỵ 175 12 Xã Cổ Bi 140 13 Xã Kim Lan 141 14 Xã Dương Xá 135 15 Xã Phù Đổng 140

Bảng 4.21. Các khoản phải thu hồi giá trị thanh toán thừa đối với các dự án đã phê duyệt trên địa bàn huyện Gia Lâm năm 2015-2017

Stt Dự án thu nộp ngân Số tiền phải

sách (tr.đ)

Tổng cộng 4.133

1 Xã Phú Thị 442

- Cải tạo, nâng cấp đường liên thôn Phú Thị - Trân Tảo 169 - Cải tạo, nâng cấp đường ngõ đình thôn Tô Khê, xã Phú Thị 3 - Cải tạo, nâng cấp đài tưởng niệm liệt sỹ xã Phú Thị 8 - Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phú Thị, huyện

Gia Lâm 262

2 Xã Kim Sơn 589

- Kiên cố kênh tưới cấp III xã Kim Sơn (giai đoạn I) 38 - Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Kim Sơn, huyện

Gia Lâm 61

- Xây dựng Nhà văn hóa thôn Ngổ Ba, xã Kim Sơn, huyện Gia

Lâm 133

-

Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 phục vụ công tác cấp lại GCN QSD đất sau dồn điền đổi thửa tại 5 thôn xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội

123

-

Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 phục vụ công tác cấp lại GCN QSD đất sau dồn điền đổi thửa tại thôn Giao Tự, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội

234

3 Xã Ninh Hiệp 88

- Xây dựng trường MN Ninh Hiệp, giai đoạn 1: XD 8 nhóm lớp

học và các hạng mục phụ trợ 87

- Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Ninh Hiệp, huyện

Gia Lâm 1

4 Xã Dương Quang 765

- Đào đắp hệ thống kênh mương nội đồng thôn Tự Môn và thôn

Lam Cầu 58

- Đào đắp hệ thống kênh mương nội đồng Khu Nam Yên Mỹ 89

-

Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 phục vụ công tác cấp lại GCN QSD đất sau dồn điền đổi thửa tại 9 thôn xã Dương Quang, huyện Gia Lâm, Hà Nội

Stt Dự án

Số tiền phải thu nộp ngân

sách (tr.đ)

5 Xã Yên Thường 295

- Nâng cấp Đài phát thanh xã Yên Thường 7

- CT, NC tuyến đường vào khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung

thôn Đỗ Xá 229

- Cải tạo nâng cấp đường liên thôn xã Yên Thường 9 - Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Yên Thường,

huyện Gia Lâm 5

-

Tu bổ, tôn tạo Đình Yên Thường, xã Yên Thường, huyện Gia

Lâm 45

6 Xã Lệ Chi 332

-

Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Lệ Chi, huyện

Gia Lâm 151

-

Đo đạc, lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 phục vụ công tác cấp lại GCN QSD đất sau dồn điền đổi thửa tại 5 thôn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội

181

7 Xã Yên Viên 171

-

Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Yên Viên, huyện

Gia Lâm 171

8 Xã Đặng Xá 242

- Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đặng Xá, huyện

Gia Lâm 242

9 Xã Đình Xuyên 242

- Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Đình Xuyên,

huyện Gia Lâm 242

10 Xã Dương Hà 236

- Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dương Hà, huyện

Gia Lâm 236

11 Xã Kiêu Kỵ 175

- Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Kiêu Kỵ, huyện

Gia Lâm 175

12 Xã Cổ Bi 140

- Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Cổ Bi, huyện Gia

Lâm 140

Stt Dự án

Số tiền phải thu nộp ngân

sách (tr.đ)

- Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Kim Lan, huyện

Gia Lâm 141

14 Xã Dương Xá 135

- Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Dương Xá, huyện

Gia Lâm 135

15 Xã Phù Đổng 140

-

Đồ án: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới xã Phù Đổng, huyện

Gia Lâm 140

Nguồn: UBND huyện Gia Lâm (2018

2.6. Quản lý tài sản công, công cụ dụng cụ

- Một số đơn vị hạch toán và theo dõi công cụ dụng cụ chưa đầy đủ, số tiền: 27 triệu đồng; chưa hạch toán theo dõi CCDC: xã Dương Xá.

- Chưa đăng ký kê khai quyền quản lý sử dụng tài sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định: Xã Yên Thường, xã Phù Đổng, xã Đình Xuyên, xã Đặng Xá, xã Dương Hà

- Việc đối chiếu số liệu và tổng hợp các nội dung chi bổ sung đã giao cho xã nhưng xã chưa kịp rút dự toán và thực hiện chi, đặc biệt các khoản chi tạm ứng thanh toán vốn đầu tư XDCB còn chậm làm ảnh hưởng đến việc tổng hợp đối chiếu số liệu chuyển nguồn và tổng hợp quyết toán ngân sách toàn huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách xã tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 98 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)