Báo cáo, quyếttoán ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách xã tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 95 - 98)

Theo Luật Ngân sách Nhà nước, ngân sách xã phải thực hiện cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không được vượt quá tổng số thu. Quán triệt nguyên tắc trên, công tác quản lý NS trên địa bàn huyện Gia Lâm trong thời gian qua đã thực hiện tương đối tốt việc cân đối thu chi NSX; biểu hiện qua quyết toán năm nào cũng có kết sư NS. Chi tiết bảng 4.15 và bảng 4.16

Bảng 4.15. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã tại huyện Gia Lâm Nội dung chi

Quyết toán Năm 2015 (tr.đ) Năm 2016 (tr.đ) Năm 2017 (tr.đ) Tổng số chi 177.857 196.399 275.481

I. Chi thường xuyên 137.735 148.496 190.613

II. Chi đầu tư phát triển 14.648 7.088 11.055 IV. Chi nộp ngân sách cấp trên 958 1.353 1.263

IV. Chi chuyển nguồn 24.516 39.462 72.550

Nguồn: Phòng Tài chính -Kế hoạch huyện Gia Lâm (2018) Hiện nay trong toàn huyện chưa có xã, thị trấn nào tự cân đối được thu chi NS, nguồn thu tại xã chỉ đáp ứng được một phần của nhiệm vụ chi thường xuyên; cân đối NS phụ thuộc nhiều vào nguồn bổ sung của NS cấp trên. Kế hoạch trong thời gian tới UBND huyện Gia Lâm dự kiến giao cho UBND xã Ninh Hiệp và UBND xã Bát Tràng tự cân đối nguồn thu, chi ngân sách tại địa phương.

Bảng 4.16. Tình hình cân đối thu - chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm giai đoạn 2015-2017

STT Nội dung Năm 2015

(tr.đ) Năm 2016 (tr.đ) Năm 2017 (tr.đ) 1 Tổng thu NSX 197.156 253.883 306.401 2 Tổng chi NSX 177.887 196.339 275.481 3 Kết dư NSX 19.269 57.544 30.920

Nguồn: Phòng Tài chính -Kế hoạch huyện Gia Lâm (2018) Sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo số quyết toán và HĐND xã phê chuẩn nghị quyết quyết toán NSX, UBND xã tiến hành công khai số liệu quyết toán tài chính, ngân sách của mình. Tuy nhiên công tác tổng hợp báo cáo tình hình công khai tài chính, quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện

đã được triển khai nhưng một số xã lập mẫu biểu còn chưa đúng so với quy định hiện hành của Nhà nước, công khai mang tính chất hình thức.

Để hạn chế sự trông chờ, ỷ lại vào NS cấp trên, đồng thời phát huy tính tự chủ của chính quyền cấp xã trong khai thác, phát triển nguồn thu thì phía huyện cần xem xét phân cấp mạnh hơn nữa cho NSX, phía xã cần tăng cường quản lý không chỉ mở rộng nguồn thu mà còn phải tiết kiệm chi một cách hiệu quả.

Hàng năm căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 6 năm 2015; Nghị định 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước.; Thông tư số 344/2016//TT-BTC ngày 30/12/2016 quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, thị trấn, thị trấn thay thế cho thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23 tháng 6 năm 2003 của Bộ Tài chính quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác ở xã, thị trấn, thị trấn. Hướng dẫn của sở Tài chính thành phố Hà Nội hàng năm phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Gia Lâm tổ chức hướng dẫn khóa sổ và lập báo cáo quyết toán năm cho các đơn vị trên địa bàn.

Hàng năm, cuối niên độ kế toán hết 31/12 hàng năm phòng Tài chính - KH huyện tổng hợp khoá sổ kế toán NSX báo cáo sở Tài chính theo quy định. Nhiệm vụ thu, chi NSX hàng năm được tổng hợp hoà chung vào thu chi ngân sách địa phương. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán đến hết 31/01 năm sau nhiệm vụ chi xây dựng cơ bản vẫn được tiếp tục thanh toán nhưng với điều kiện khối lượng hoàn thành của các công trình xây dựng cơ bản trước ngày 31/12 của năm ngân sách đó.

UBND các xã, thị trấn căn cứ số liệu thu, chi NSX phát sinh đến hết 31/01 tổng hợp quyết toán thu, chi NSX báo cáo Thường trực HĐND xã và gửi về phòng Tài chính-Kế hoạch huyện trước ngày 10/02. Phòng Tài chính - KH huyện tiến hành thẩm tra, tổng hợp quyết toán báo cáo sở Tài chính thành phố Hà Nội trước ngày 15/03 theo quy định.

- Biểu cân đối quyết toán ngân sách - Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã - Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã - Quyết toán chi đầu tư xây dựng cơ bản

- Bảng cân đối tài khoản kế toán

- Thuyết minh tình hình tài chính ngân sách xã.

Ngoài ra để phục vụ yêu cầu quản lý ngân sách xã của UBND thành phố sau khi số liệu đã được chỉnh lý kế toán ngân sách xã lập thêm các báo cáo sau:

Báo cáo nội dung tài khoản tiền gửi NSX; Báo cáo tình hình XDCB; Báo cáo thình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Báo cáo tình hình thu, chi từ nguồn đóng góp, vượt thu; Biểu tổng hợp chi chuyển nguồn; Báo cáo tình hình thu, chi tiền sử dụng đất.

Kết quả điều tra, khảo sát Chủ tịch UBND xã và Kế toán NSX về tình hình kế toán và quyết toán NSX tại các xã, thị trấn được tổng hợp theo bảng 4.17, Tổng hợp kết quả điều tra về công tác kế toán vàq uyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm:

Bảng 4.17. Tổng hợp kết quả điều tra công tác kế toán và quyết toán ngân sách xã trên địa bàn huyện Gia Lâm

STT Nội dung điều tra

Trả lời Phù hợp (người) Tỷ lệ (%) Chưa phù hợp (người) Tỷ lệ (%) Không biết (người) Tỷ lệ (%) 1

Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX như hiện nay phù hợp chưa? (n = 62)

55 89 2 3 5 8

2

Sử dụng phần mềm kế toán NSX như hiện nay phù hợp chưa? (n=6)

6 100 0 0

3

UBND xã tiến hành công khai quyết toán NSX đúng thời gian, hình thức, nội dung theo đúng quy định chưa? (n=62)

47 76 12 19 3 5

4

Công tác thẩm định quyết toán NSX của phòng Tài chính- KH có chặt chẽ không? (n=62)

58 94 2 3 3 5

5 Hệ thống mục lục NSNN

cần bổ sung, sửa đổi? (n=12) 10 83 0 0 2 17 Nguồn: Kết quả điều tra (2018)

1. Nhóm chỉ tiêu: Thời gian chỉnh lý quyết toán NSX như hiện nay phù hợp chưa?; UBND xã tiến hành công khai quyết toán NSX đúng thời gian, hình thức, nội dung theo đúng quy định chưa? Công tác thẩm định quyết toán NSX của phòng Tài chính- KH có chặt chẽ không? (n=62) điều tra:

+ Cán bộ các phòng, ban: 20 người

+ Cán bộ xã: 36 người (Chủ tịch HĐND: 6 người; Chủ tịch UBND: 6 người; Cán bộ xã thị trấn:18 người, Kế toán: 6 người, Thủ quỹ: 6 người)

2. Nhóm chỉ tiêu: Sử dụng phần mềm kế toán NSX như hiện nay phù hợp chưa? (n=6) điều tra:

+ Công chức kế toán: 6 người

3. Nhóm chỉ tiêu: Hệ thống mục lục NSNN cần bổ sung, sửa đổi? (n=12) điều tra:

+ Chủ tịch UBND xã, thị trấn: 6 người + Công chức kế toán: 6 người

- Có 55/62 bằng 89% ý kiến cho rằng thời gian chỉnh lý quyết toán NSX chưa phù hợp với tình hình thực tế vì thời gian chỉnh lý quyết toán đến hết ngày 31/01 năm sau

- Có 6/6 bằng 100% ý kiến của 6 đồng chí kế toán xa, thị trấn cho rằng việc sử dụng phần mềm kế toán hiện nay phù hợp vì hiện nay trên địa bàn huyện Gia lâm đang triển khai đồng bộ các xã, thị trấn dùng phần mềm Misa Bambo 2017, giao diện phần mềm kế toán dễ nhìn, dễ thao tác, phần mềm hỗ trợ khá nhiều trong việc định khoản, mẫu biểu, sổ sách đúng theo quy định.

- Có 47/62 bằng 76% ý kiến cho rằng thực hiện công khai quyết toán chưa kịp thời, chưa đúng nội dung, hình thức theo quy định.

- Có 12/12 bằng 100% ý kiến cho rằng mục lục ngân sách nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế.

- Thời gian tổng hợp, gửi báo cáo quyết toán NSX năm của các đơn vị cơ bản đảm bảo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý chi ngân sách xã tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)