Đặc điểm điều kiện tự nhiên huyện Thanh Ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thanh Ba là huyện miền núi tây bắc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Ba có 27 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lỵ (Thanh Ba) và 26 xã. Diện tích toàn huyện 195,0343 km². Dân số 119.347 (1/2017), gồm các dân tộc: Dao, Kinh, Cao Lan.

Huyện có từ lâu đời, vốn thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây, được cắt về tỉnh Hưng Hóa năm 1891. Thời kỳ 1903-1968, thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ 1968-1996, thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Theo Quyết định số 178-CP ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Thanh Ba sáp nhập với 2 huyện Đoan Hùng và Hạ Hòa thành huyện Sông Lô. Huyện Sông Lô được chia thành 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Hòa theo Quyết định số 377-CP ngày 22 tháng 12 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ. Ngày 7 tháng 10 năm 1995, huyện Thanh Hòa được tách ra thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa. Từ ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Thanh Ba lại thuộc tỉnh Phú Thọ.

3.1.1.2. Các điều kiện sinh thái tự nhiên của huyện Thanh Ba

Thanh Ba là một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Phú Thọ, nằm giữa hai con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, với diện tích tự nhiên là 19.503,41 ha với tổng số dân là 119.347 người (thời điểm 31/10/2016). Về ranh giới: Phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà và Đoan Hùng, phía Nam giáp Thị xã Phú Thọ, phía Đông giáp huyện Phù Ninh, phía Tây giáp huyện Cẩm Khê và Tam Nông. Kể từ khi tái lập đến nay Thanh Ba đã thực sự có những bước phát triển vượt bậc. Từ một vùng đất chỉ với sản xuất nông nghiệp là chính, hiện tại huyện đã hình thành một cụm công nghiệp gồm công nghiệp sản xuất rượu, bia, cồn, xi măng... Kinh tế phát triển với tốc độ khá, chính trị, xã hội ổn định. Diện mạo làng quê đã thay đổi, có sự bứt phá toàn diện.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ

Thanh Ba là huyện giàu tiềm năng đất đai có khả năng phát triển và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, chất lượng đất tốt, nguồn nước phong phú, khí hậu thuận lợi để tạo điều kiện cho cây lúa, rau màu và cây nông nghiệp phát triển. Đặc điểm địa hình đồi gò xen kẽ, thung lũng, chạy dài dọc theo sông Hồng nên huyện có điều kiện phát triển trồng cây trên đất bãi như ngô, dâu tằm, chuối, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên mặt nước. Tất cả đã góp phần tạo cho vùng đất Thanh Ba một vẻ đẹp hấp dẫn để phát triển du lịch sinh thái. Vùng đồi, núi rất phù hợp trồng cây công nghiệp, cay nguyên liệu, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi đại gia súc với quy mô lớn. Đặc biệt chất đất vùng này thuận lợi hco phát triển cây chè và một số loại cây khác trên địa bàn.

Về khoáng sản: Có than đá, đá vôi, vật liệu chịu lửa nằm ở núi Thắm (xã Võ Lao), xã Ninh Dân, Vũ Yển và một số địa phương khác trong huyện.

Khu công nghiệp có khả năng phát triển mạnh như: Công ty Cổ phần xi măng Sông Thao, Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ, Công ty Liên doanh chè Phú Bền, các doanh nghiệp tư nhân,…Một số ngành nghề kháccũng có xu hướng phát triển tốt như: khai thác khoáng sản (đá vôi, than, vật liệu chịu lửa), chế biến khoáng sản (sản xuất xi măng, gốm, sứ, gạch ngói,…), chế biến nông sản (chè, rượu, bia,…), chế biến thủy sản và thực phẩm.

+ Về địa giới hành chính, huyện Thanh Ba gồm 27 đơn vị (26 xã, 1 thị trấn)

+ Về phân vùng kinh tế, toàn huyện được phân chia thành 3 tiểu vùng kinh tế:

* Tiểu vùng 1 gồm 4 xã đồng bằng ven sông Hồng: Lương Lỗ, Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn và Thanh Hà. Là vùng đồng bằng ven sông Thao có mật độ dân sinh sống cao, có diện tích đất nông nghiệp hàng năm 1.430 ha; đất lâm nghiệp 17 ha, chất đất tốt, rất thuận lợi cho sản xuất cây lương thực và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm.

* Tiểu vùng 2 gồm 10 xã vùng chiêm trũng: Sơn Cương, Chí Tiên, Hoàng Cương, Vũ Yển, Mạn Lạn, Thanh Xá, Phương Lĩnh, Hanh Cù, Yển Khê, Yên Nội với tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 3.260; lâm nghiệp 793 ha. Do vừa mang đậm sắc thái của vùng trung du, vừa có thế mạnh của vùng đồng bằng sông Thao thích hợp với việc trồng cây ăn quả; mặt nước phù hợp với việc nuôi,

thả cá và những vật nuôi khác. Tuy nhiên, do giao thông đường bộ chưa thuận lợi, lại thường xuyên bị ngập úng vào mùa mưa nên hiện tại việc sản xuất lúa, rau màu, thuỷ sản còn gặp nhiều khó khăn.

* Tiểu vùng 3 gồm 13 xã thuộc vùng kinh tế đồi rừng: Khải Xuân, Đông Thành, Ninh Dân, Võ lao, Đông Lĩnh, Vân Lĩnh, Thanh Vân, Năng Yên, Quảng Nạp, Đồng Xuân, Đại An, Thái Ninh. Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp lên đến gần 5.300 ha; diện tích đất lâm nghiệp gần 3.800 ha. Là vùng trọng điểm phát triển cây chè của huyện. Bên cạnh đó, cây lúa, cây ngô cũng được canh tác với diện tích khá nhưng năng suất, sản lượng không cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)