Đặc điểm nông sinh học cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định các gen alen đặc thù liên quan đến sự phát triển bộ rễ của các giống lúa việt nam (Trang 76 - 81)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Đặc điểm của bộ sƣu tập giống lúa

4.1.2. Đặc điểm nông sinh học cơ bản

4.1.2.1. Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trƣởng của cây lúa (TGST) đƣợc tính từ khi gieo mạ đến khi lúa chín 85%. Nhiệt độ thấp sẽ làm thời gian sinh trƣởng kéo dài, và ngƣợc lại, nhiệt độ cao sẽ là rút ngắn thời gian sinh trƣởng của cây lúa. Ở Miền Bắc nƣớc ta, trong một năm thƣờng có hai vụ lúa (vụ xuân và vụ mùa). Vụ xuân, thời gian

sinh trƣởng của cây lúa biến động phụ thuộc vào điều kiện nhiệt độ khơng khí và trà lúa. Cịn vụ mùa, có nhiệt độ cao, phù hợp cho sự tích ơn và sinh trƣởng của cây lúa, vì vậy thời gian sinh trƣởng của cây lúa trong vụ mùa ổn định hơn. Tuy nhiên, do đặc điểm hầu hết các giống lúa Việt Nam trong tập đoàn giống nghiên cứu là các giống địa phƣơng, chƣa đƣợc cải tiến nên TGST thƣờng ở mức trung đến dài ngày. Đặc biệt có một số giống lúa có phản ứng quang chu kỳ nên thời gian trỗ rất muộn (có thể vào tháng 10, 11). Một vài giống đến tháng 12 vẫn chƣa thấy trỗ bơng, có do điều kiện thí nghiệm khơng cho phép nên hiện nay nhóm nghiên cứu cũng chƣa có cơ sở đầy đủ để xác định ngun nhân khơng ra hoa, có thể là giống có phản ứng với ánh sáng ngày dài hoặc giống yêu cầu tổng tích ơn cao mà điều kiện ở Miền Bắc Việt Nam không thể đáp ứng đƣợc.

Bảng 4.1. Phân nhóm mẫu giống theo thời gian sinh trƣởng

Phân nhóm Tiêu chuẩn Số mẫu giống Tỷ lệ (%)

Nhóm cực ngắn ngày ≤ 105 22 8,15 Nhóm ngắn ngày 105 - 115 87 32,22 Nhóm trung ngày 116 - 135 86 31,85 Nhóm dài ngày 136-165 40 14,82 Nhóm cực dài ngày >165 35 12,96 Tổng 270 100,00

Vì phần lớn các mẫu giống lúa Việt Nam đƣợc lựa chọn là các giống địa phƣơng (giống cũ) do đó chúng tơi chỉ tiến hành thí nghiệm vào vụ mùa để đảm bảo thu đƣợc số lƣợng mẫu giống lớn nhất. Kết quả đánh giá thời gian sinh trƣởng của 270 mẫu giống lúa cho thấy: thời gian sinh trƣởng của các mẫu giống biến động trong khoảng từ 94 đến 186 ngày trong vụ thí nghiệm. Theo thang đánh giá chuẩn của IRRI, 270 mẫu giống lúa này đƣợc chia làm 5 nhóm TGST khác nhau: 22 mẫu giống có thời gian sinh trƣởng ngắn hơn 105 ngày thuộc nhóm cực ngắn ngày (8,15%), 87 mẫu giống có thời gian sinh trƣởng từ 105 đến 115 ngày thuộc nhóm ngắn ngày (32,22%), 86 mẫu giống có thời gian sinh trƣởng từ 116 đến 135 ngày thuộc nhóm trung ngày (31,85%), 40 mẫu giống có thời gian sinh trƣởng từ 135 đến 165 ngày thuộc nhóm dài ngày (14,82%), và 35 mẫu giống có thời gian sinh trƣởng trên 165 ngày đƣợc xếp vào nhóm cực dài ngày (12,96%) (Bảng 4.1).

4.1.2.2. Khả năng đẻ nhánh và số nhánh hữu hiệu

Khả năng đẻ nhánh liên quan đến số nhánh hữu hiệu và số bông trên cây lúa, cũng là một trong những yếu tố cấu thành năng suất lúa. Khả năng đẻ nhánh của các mẫu giống lúa đã đƣợc chúng tôi đánh giá và ghi nhận ở Bảng 4.2 theo thang đánh giá chuẩn của IRRI, trong đó trên 70% các mẫu giống nghiên cứu có khả năng đẻ nhánh ở mức trung bình (10-19 nhánh) và tốt (20 -25 nhánh).

Bên cạnh việc đánh giá khả năng đẻ nhánh của các mẫu giống ở giai đoạn đẻ nhánh cực đại, chúng tôi cũng tiến hành đánh giá số nhánh hữu hiệu của các mẫu giống lúa trong tập đoàn. Kết quả đánh giá cho thấy, số nhánh hữu hiệu thấp nhất là 7 nhánh/khóm; số nhánh hữu hiệu cao nhất là 35 nhánh/khóm (Nipponbare); phần lớn các mẫu giống trong tập đồn nghiên cứu có số nhánh hữu hiệu trong khoảng từ 10 đến 25 nhánh. Kết quả đƣợc trình bày cụ thể hơn ở Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Phân nhóm mẫu giống theo số nhánh hữu hiệu Số nhánh

hữu hiệu/khóm

Đánh giá theo thang chuẩn

của IRRI Số mẫu Tỷ lệ (%)

< 5 Rất thấp 0 0,00 5-10 Thấp 46 20,18 11-15 Trung bình 110 48,25 16 - 20 Trung bình 62 27,19 21- 25 Tốt 7 3,07 26 - 30 Rất tốt 1 0,44 31 - 35 Rất tốt 1 0,44 36 - 40 Rất tốt 1 0,44 Tổng 228 100

4.1.2.3. Chiều cao cây

Chiều cao cây là một chỉ tiêu hình thái quan trọng đặc trƣng cho giống đồng thời cũng phản ánh ảnh hƣởng của điều kiện môi trƣờng đến quá trình sinh trƣởng phát triển của giống. Theo dõi chiều cao cây của các mẫu giống trong tập đoàn tại thời điểm cây đạt chiều cao tối đa (giai đoạn chín) chúng tơi nhận thấy: tập đoàn các mẫu giống nghiên cứu có phổ chiều cao cây biến động rất lớn, giống thấp nhất cho chiều cao cây chỉ là 63 cm trong khi giống có chiều cao cây cao

nhất đạt tới 216 cm; chiều cao cây trung bình đạt 160,7 cm. Sử dụng biểu đồ histogram để hình ảnh hóa tần suất phân bố của các mẫu giống ở các mức chiều cao cây khác nhau, kết quả đƣợc thể hiện ở Hình 4.2. Qua hình 4.2 có thể thấy trên hầu hết các mẫu giống trong tập đồn có chiều cao cây trung bình từ 150 cm (tần số 0,72), đặc biệt nhiều mẫu giống có chiều cao cây trên 2,0 m (tần số 0,2). Kết quả này có thể là do các mẫu giống đƣợc nghiên cứu trong tập đoàn hầu hết là các giống lúa bản địa, chƣa đƣợc cải tiến để thích nghi với điều kiện thâm canh cao.

Hình 4.2. Biểu đồ tần số phân bố mẫu giống lúa theo chiều cao cây

4.1.2.4. Đặc điểm về hạt của các mẫu giống

Tiến hành thí nghiệm quan sát đặc điểm về hình dạng và tính chất nội nhũ của hạt thu đƣợc từ các mẫu giống lúa Việt Nam (Hình 4.3) cho thấy phần lớn các mẫu giống đƣợc chọn là lúa tẻ (NG), chiếm 60,28%. Số lƣợng lúa nếp ít hơn, chỉ bằng một nửa số lúa tẻ (33,18%). Ngồi ra cịn có một số mẫu giống chƣa xác định đƣợc tính chất nội nhũ (u, chiếm 6,54%), có thể phải cần những phân tích tinh vi hơn để xác định chính xác chủng loại và thành phần nội nhũ của chúng. Cũng có thể đây là các

giống trung gian giữa hai dạng lúa nếp, lúa tẻ nên phản ứng diễn ra tƣơng đối khơng đặc trƣng nhƣ trong từng nhóm riêng biệt. Số liệu đƣợc trình bày qua đồ thị Hình 4.3.

Trong đó: NG = lúa tẻ; G = lúa nếp; u = khơng xác định.

Hình 4.3. Tỷ lệ và số lƣợng các mẫu giống chia theo tính chất nội nhũ

Về hình dạng hạt, sau khi đo và tính tốn tỷ lệ chiều dài hạt/ chiều rộng hạt chúng tơi thu đƣợc kết quả trình bày ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3. Đặc điểm hình dạng hạt của các mẫu giống lúa Việt Nam trong bộ sƣu tập giống nghiên cứu

STT Nhóm Tiêu chuẩn Số lƣợng Tỷ lệ (%) 1 A L/W > 3,0 60 28,04 2 B 2,5 < L/W ≤ 3,0 85 39,72 3 C L/W ≤ 2,5 64 29,90 4 na Thiếu dữ liệu 5 2,33 Tổng 214 100

Theo kết quả trình bày trong Bảng 4.3, trong bộ sƣu tập 214 mẫu giống lúa Việt Nam đƣợc cung cấp bởi Trung tâm tài nguyên Thực vật, số mẫu giống có dạng hạt bầu chiếm 39,72%, nhiều nhất trong các nhóm, tiếp đến là các giống thuộc nhóm C có dạng hạt khá trịn, chiếm 29,90%. Nhóm hạt dài (A) chiếm tỷ lệ ít hơn (28,04%). Tuy nhiên khơng có sự chênh lệch q lớn giữa các nhóm về số lƣợng mẫu giống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xác định các gen alen đặc thù liên quan đến sự phát triển bộ rễ của các giống lúa việt nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)