Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phụ nữ dân tộcthiểu số trong phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 25 - 27)

triển kinh tế hộ

2.1.4.1. Các yếu tố khách quan

Điều kiện tự nhiên

Đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số huyện Thuận Châu nói riêng luôn sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Với điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi cao, dốc nên gây nhiều khó khăn trong việc đi lại, hệ thống đường giao thông dốc, quanh co gây nhiều khó khăn đối với việc vận chuyển hàng hóa, thông thương và giao lưu. Đặc biệt là đối với phụ nữ, là phái yếu nên việc đi lại, vận chuyển, giao lưu học hỏi lại càng khó khăn hơn. Đặc biệt là vào mùa mưa, với nhiều đoạn sạc lở, lũ lụt, đường trơn, dính bùn do hệ thống đường bê tông chưa thông (Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016).

Chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước

Đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước về tăng cường sự tham gia của phụ nữ có ảnh hưởng rất lớn đến vai trò của họ trong xây dựng và phát triển kinh tế. Khi Hiến pháp, pháp luật bảo vệ quyền lợi người phụ nữ, các chính sách đều đi theo hướng khuyến khích thúc đẩy bình đẳng giới thì người phụ nữ có cơ hội tạo được một chỗ đứng nhất định trong xã hội. Bên cạnh đó, các chính sách của Nhà nước tạo cơ chế rộng mở về quyền sở hữu đất đai, vay vốn, tạo

việc làm, kế hoạch hóa gia đình... cho phụ nữ thì họ có cơ hội được đóng góp sức mình cho các công cuộc chung của đất nước. Do ở Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại một số tư tưởng trọng nam – khinh nữ, trong khi đó bản thân thể chất người phụ nữ lại chân yếu tay mềm, không được khỏe mạnh như nam giới, nên họ gặp hạn chế trong việc thể hiện bản thân. Đặc biệt, phụ nữ nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số tại huyện Thuận Châu nói riêng, họ là những người lao động nhiều hơn trong trong phát triển kinh tế hộ gia đình nhưng lại không có tiếng nói, không được coi trọng như nam giới. Nếu các cơ chế chính sách cho người phụ nữ mở rộng, họ sẽ thể hiện vai trò của mình thì sự tham gia của họ sẽ tốt hơn trên mọi phương diện của đời sống, kinh tế và xã hội (Hà Thị Thanh Vân, 2016).

Quan niệm về giới và những phong tục lạc hậu ở Việt Nam và một số

nước Đông Á.

Phụ nữ thì trước hết phải lo việc gia đình, dù làm bất cứ việc gì thì nội trợ vẫn là công việc của họ, đây là quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều năm nay. Sự tồn tại của những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã làm hạn chế đi khả năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và gia đình. Vì vậy mà nhiều chị em phụ nữ trở nên không mạnh dạn, không năng động bằng nam giới, và gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp xã hội. Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế (Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016).

2.1.4.2. Các yếu tố chủ quan

Trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật của phụ nữ dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.

Ở miền núi, phương tiện thông tin, sách báo đến với người dân còn rất hạn chế, do vậy mà việc phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận và nắm bắt các thông tin kỹ thuật về nông nghiệp, nông thôn còn gặp nhhiều khó khăn. Ngoài thời gian lao động người phụ nữ có ít thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hóa tinh thần, nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ chủ yếu dành phần lớn thời gian cho công việc gia đình. Do vậy, phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật chuyên môn và sự hiểu biết xã hội. Phụ nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặp không ít khó khăn trong việc nắm bắt kiến thức pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thị trường, khó khăn trong tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Do vậy, hiệu quả công việc và năng suất lao động còn thấp (Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016).

Yếu tố sức khỏe

Với vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và xã hội, phụ nữ còn phải sinh con, đẻ cái, chăm sóc gia đình, cùng với đó là điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khỏe họ bị giảm sút. Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà còn làm cho vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trong sản xuất tạo thu nhập trở nên thấp hơn (Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016).

Khả năng tiếp cận với thông tin

Do phụ nữ luôn phải đảm nhiệm một khối lượng công việc lớn trong gia đình nên họ ít có cơ hội được giao tiếp rộng rãi, tham gia hoạt động cộng đồng xã hội để nắm bắt và hiểu biết thông tin thì càng hiếm hơn. Đặc biệt là đối với phụ nữ dân tộc thiểu số, họ sống ở những vùng núi cao, xa xôi, hẻo lánh thì việc biết đến ngôn ngữ, chữ viết còn khó, chưa kể đến các hình thức báo chí, thông tin trong một xã hội văn minh, hiện đại bên ngoài họ (Nguyễn Thị Giáng Hương, 2016).

Đó là những quan niệm lệch lạc về giới, ngay cả phụ nữ cũng có những cái nhìn không đúng về vấn đề này. Họ cho rằng công việc nội trợ, chăm sóc gia đình, con cái… là việc của phụ nữ. Họ tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ. Vậy nên, toàn bộ mọi công việc gia đình, sản xuất càng đè nặng lên đôi vay của phụ nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần (Vương Thị Vân, 2009).

Có thể khẳng định rằng, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của nhân loại, song có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ của họ trong cuộc sống. Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động không tốt khiến cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số bị lâm vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và bất bình đẳng. Vì vậy mà cần phải tiến tới quyền bình đẳng đối với nữ trên toàn thế giới, bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức lao động xã hội, để xây dựng một nên văn minh nhân loại hiện đại (Vương Thị Vân, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của phụ nữ các dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện thuận châu tỉnh sơn la (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)