3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Hiện nay huyện Thuận Châu có 29 xã, thị trấn. Đề tài được tiến hành trên địa bàn huyện Thuận Châu với điểm điều tra là 3 xã Long Hẹ, Phỏng Lái và Co Mạ. Ba xã này mang những nét đặc trưng của huyện về tình hình phát triển kinh tế xã hội và có đủ các thành phần dân tộc của huyện.
- Xã Long Hẹ nằm ở phía Tây của huyện với diện tích tự nhiên 116,14 km2, dân số 3.575 người; Gồm 3 dân tộc: Thái, Mông, Kháng trong đó dân tộc Thái là 197 người (chiếm 5,5%), dân tộc Mông là 2.676 người (chiếm 74,85%), dân tộc Kháng là 702 người (chiếm 19,64%). Toàn xã có khoảng 95% dân số sống bằng sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng ngô, lúa và trồng các loại cây ăn quả như Sơn Tra, Bưởi, Cam và Chanh Leo). Hiện tại xã đang là nơi thí điểm trồng cây Sơn Tra của huyện với tổng diện tích khoảng 100 ha, trong đó lực lượng lao động chính trong việc trồng và chăm sóc chủ yếu là phụ nữ.
- Xã Co Mạ nằm ở phía Tây Nam của huyện. Diện tích tự nhiên 147,15 km2, dân số 5.626 người, gồm 3 dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú trong đó dân tộc Mông là 3.793 người (chiếm 67,42%), dân tộc Thái là 1.440 người (chiếm 25,6%), dân tộc Khơ Mú là 393 người (chiếm 6,98%). Đây là xã có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong các xã vùng cao của huyện, khoảng 85% dân số làm nông nghiệp, 15% dân số làm tiểu thhur công nghiệp và buôn bán. Xã có nhiều điểm tổ chức phiên chợ vùng cao như: Chợ trung tâm xã, chợ phiên Noong Vai, chợ phiên Po Mậu... đã góp phần tạo nneen một thị trường mua bán sôi động, là thị trường đầu ra cho nhiều sản phẩm nông nghiệp và tiểu thuur công nghiệp của nhân dân trong xã.
- Xã Phổng Lái nằm ở phía Bắc - Tây Bắc của huyện. Diện tích tự nhiên
92,10 km2, dân số 7.206 người, gồm 3 dân tộc chính sinh sống: Kinh, Thái,
4.022 người (chiếm 55,82%), dân tộc Mông là 1.984 người (chiếm 27,53%). Đây là một trong những xã điểm của huyện Thuận Châu về xây dựng nông thôn mới, có phong trào phụ nữ tham gia làm kinh tế phát triển khá mạnh, Đảng bộ xã luôn là một trong những Đảng bộ trong sạch vững mạnh và đi đầu trong toàn huyện. Xã có khoảng 70% dân số sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trồng chè, Cà phê, Chanh leo và Sa Nhân đỏ), 30% còn lại chủ yếu là làm buôn bán kinh doanh và sản xuất tiểu thủ công nghiệp do nằm trên trục đường Quốc lộ 6 đi qua nên rất thuận lợi cho buôn bán, thông thương.
3.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra
Trên cơ sở điểm nghiên cứu chúng tôi tiến hành điều tra 150 phụ nữ của 150 hộ thuộc 3 xã Long Hẹ, Co Mạ và Phổng Lái.
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp phân tầng: Dựa theo danh sách hộ, tiến hành phân tổ theo tiêu thức là người dân tộc thiểu số gồm Mông, Thái, Kháng, Khơ Mú sau đó chọn ngẫu nhiên theo danh sách phân tổ và đảm bảo đủ 150 phụ nữ thuộc 3 xã. Trong đó có đầy đủ hộ dân tộc Mông, hộ dân tộc Thái và hộ dân tộc Kháng.
Để tăng độ tin cậy và tính khách quan của đề tài chúng tôi tiến hành phỏng vấn thêm 2 cán bộ huyện, 3 cán bộ xã, 7 cán bộ thôn đại diện cho 7 thôn thông qua các câu hỏi mở về các nội dung nghiên cứu.